Vấn đề giới trong Islam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 26 - 33)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Vấn đề giới và nữ quyề nở các quốc gia vùng Vịnh

1.2.1 Vấn đề giới trong Islam

Ở khu vực vùng Vịnh, Islam giáo là tôn giáo lớn nhất, có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt đời sống xã hội các quốc gia vùng Vịnh. Bất kỳ nghiên

3

cứu nào về khu vực không thể không xem xét đến các ảnh hưởng của tôn giáo này.

Để hiểu về địa vị của người phụ nữ trong cộng đồng tín đồ Islam giáo cần phải so sánh với thời kỳ trước khi Islam giáo ra đời trong khu vực. Ở thời kỳ này, địa vị người phụ nữ vô cùng thấp, họ chỉ được coi như tài sản hoặc nô lệ mà người đàn ông sở hữu. Thậm chí, sau này, Kinh Qur‘an cho rằng ở thời kỳ tiền Islam, người cha có quyền giết chết con cái, đặc biệt là chôn sống bé sơ sinh nếu là con gái. Nguyên nhân là bởi cuộc sống du mục khắc nghiệt cùng với khí hậu vùng sa mạc khô cằn khiến cho phụ nữ ở xã hội này chỉ được coi là những công cụ sinh đẻ, không thể tham gia chiến đấu hay lao động để tạo ra của cải vật chất.

Sự ra đời của Islam giáo và Kinh Qur‘an là một dấu mốc quan trọng đối với vai trò và địa vị của người phụ nữ Ả Rập so với thời kỳ trước Islam.

Kinh Qur‘an là cuốn sách tập hợp những lời thần khải của Allah cho nhà tiên tri Muhammad. Kinh Qur‘an có 114 chương (sura), với 6.236 tiết (ayat), mỗi sura gồm số lượng ayat dài ngắn khác nhau (sura 108 có 3 ayat, sura 2 có 288 ayat), trong đó có một chương nói riêng về người phụ nữ, tất cả đều được viết bằng tiếng Ả Rập. Tín đồ Islam giáo coi Kinh Qur‘an là thiên Kinh, là quyển sách “vĩ đại nhất, thông thái nhất”, chứa đựng mọi chân lý, tri thức của loài người. Những giáo lý trong Qur‘an không chỉ đề cập đến tính thiêng liêng mà còn đặt ra các quy tắc cho mọi mặt đời sống của các tín đồ Islam giáo, chi phối sự vận hành cả xã hội. Đây có thể được coi là bộ luật đầu tiên và có quyền lực tối cao đối với các tín đồ Islam giáo. Trong lịch sử văn học Ả Rập, Kinh Qur‘an còn được xem là tác phẩm văn học đồ sộ, nền tảng của văn học Islam, là một kho tàng không cạn của văn chương, lịch sử, tôn giáo, chính trị, giáo dục… trong thế giới các quốc gia nói tiếng Ả Rập.

Kinh Qur‘an thừa nhận quyền bình đẳng giữa nam và nữ, khẳng định quyền được sống, được chăm sóc của các bé gái. Kinh Qur‘an cho rằng tất

cả mọi người là hậu duệ của Adam và Eva, cùng chung một nguồn gốc, vì vậy con người đều được hưởng sự đối xử bình đẳng như nhau.

―Hỡi nhân loại! Hãy sợ Rabb (Allah) của các người, Đấng đã tạo ra các người từ một người duy nhất là Adam và từ Người đã tạo ra người vợ. Và từ hai vợ chồng mà con cái trên mặt đất sinh sôi‖

[Kinh Qur‘an chương 4 tiết 1] [3, tr.77] Câu kinh trên giải thích rõ ràng rằng đàn ông hay đàn bà đều được tạo ra từ một thực thể duy nhất và về cơ bản là giới tính bình đẳng. Không có giới tính nào vượt trội hơn giới tính kia.

Hay như ở một câu khác:

―…Và theo lẽ công bằng, người vợ có quyền đối với người chồng như quyền của người chồng đối với người vợ‖

[Kinh Qur‘an chương 2 tiết 228][3, tr.36]

Kinh Qur‘an cũng là tác phẩm đầu tiên đả phá những thành kiến, phong tục trọng nam khinh nữ ở các bộ lạc Ả Rập thời kỳ tiền Islam. Kinh Qur‘an chỉ trích những người cha đã giết con gái của chính mình và Allah hỏi ―các bé gái bị chôn sống, vì tội gì mà bé bị giết‖ [Kinh Qur‘an chương 81, tiết 8-9] [3, tr. 586].

Dù Kinh Qur’an có nội dung đồ sộ vào bao quát mọi mặt đời sống tuy nhiên trong quá trình phát triển của Islam, ngày càng có nhiều vấn đề mới phát sinh trong cộng đồng tín đồ Islam giáo, đòi hỏi họ phải tìm đến những nguồn khác bênh cạnh cuốn Kinh, ví dụ như các bản Hadith. Hadith là tuyển tập ghi chép lại các lời giáo huấn và các cách hành xử của nhà tiên tri Muhammad cũng như những việc làm của những người bằng hữu của nhà tiên tri dưới sự chứng kiến và chấp thuận của ông. Đối với các tín đồ Islam giáo, Hadith có giá trị thiêng liêng và quyền lực chỉ sau Kinh Quran.

Tương tự như Kinh Qur‘an, các Hadith cũng khẳng định vị trí thiêng liêng, tầm quan trọng của người mẹ trong gia đình vì họ là những người trực

tiếp nuôi dạy con cái, ảnh hưởng đến sự phát triển của thế hệ sau. Ngạn ngữ Ả Rập có một câu nói rất nổi tiếng: “Thiên đường nằm dưới chân những người mẹ”, có nghĩa rằng người mẹ luôn là người đem tới cuộc sống êm ấm cho con cái. Trong một bài Hadith kể lại rằng: Khi nhà tiên tri được hỏi: “Ai là người xứng đáng được chúng ta đối xử trân trọng nhất? Người đã đáp: “Chính là mẹ của ngươi, luôn luôn là mẹ của ngươi. Sau đó mới là cha ngươi, rồi tới những người họ hàng thân thích”[117]. Như vậy, rõ ràng có thể thấy rằng chăm sóc con cái là trách nhiệm chính của người phụ nữ trong gia đình.

Ngoài trách nhiệm chăm sóc con cái, người phụ nữ trong xã hội Islam còn có trách nhiệm dạy dỗ và đào tạo một thế hệ sau ưu việt hơn thế hệ trước. Người Ả Rập vẫn thường nói: “Giáo dục một người đàn ông là giáo dục cho một cá nhân, còn giáo dục một người phụ nữ là giáo dục cho một quốc gia”. Hay như: “Mỗi người mẹ chính là trường học đầu tiên của con cái. Và để làm được điều này, người phụ nữ cần phải được giáo dục đầy đủ”.

Thêm vào đó, ở khía cạnh tôn giáo, người phụ nữ cũng có những trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ tôn giáo đầy đủ như nam giới. Họ cũng phải ghi nhớ Kinh Qur‘an, cầu nguyện, hành hương và truyền bá tôn giáo… do đó, nếu không được giáo dục đúng đắn, phụ nữ sẽ không thể thực hiện tốt những nghĩa vụ tôn giáo của mình. Hay nói cách khác, giáo dục là cách hiệu quả nhất để củng cố đức tin của các tín đồ Islam giáo.

Thực tế trong Kinh Qur‘an không hề có một nội dung nào đề cập tới việc hạn chế quyền lợi giáo dục ở người phụ nữ. Kinh Qur‘an là áp dụng cho toàn bộ các tín đồ Islam giáo và tất nhiên không phân biệt nam nữ. Do đó trách nhiệm mưu cầu kiến thức được quy định trong Kinh Qur‘an phải là trách nhiệm đặt lên cả nam giới và nữ giới. Vai trò của giáo dục rất được đề cao trong Kinh Qur‘an, như được viết ở một số câu kinh như:

Đấng đã dạy kiến thức bằng cây viết

Đã dạy các ngươi những điều mà các ngươi chưa từng biết…‖

[Chương 96][3, tr. 597]

―Phải chăng một người hiểu biết và một kẻ không hiểu biết là tương đương nhau?Chắc chắn chỉ những người thông hiểu mới ghi nhớ những lời khuyến cáo của Allah‖.

[Chương 39 tiết 9][3, tr.459] Islam giáo cho rằng chỉ những người có hiểu biết mới có thể ghi nhớ được những lời dạy của Allah, mới tuân thủ đúng những lời dạy đó và mới được coi trọng trong xã hội.

Nhà tiên tri Muhammad cũng đã từng khẳng định rất rõ ràng: ―Tìm kiếm kiến thức là nghĩa vụ của mọi tín đồ Islam giáo‖ [114].

Hay: ―Allah sẽ mở đường tới thiên đàng dễ dàng hơn cho những ai luôn nỗ lực tìm kiếm kiến thức‖[116].

Như vậy có thể thấy rằng, Nhà tiên tri nhấn mạnh tới nghĩa vụ và vai trò của giáo dục và tìm kiếm kiến thức chứ không hề nhắc tới giới tính của những người tìm kiếm nó.

Lịch sử Islam cũng ghi nhận lại rằng, ở những giai đoạn đầu khi Islam mới ra đời, trong trận chiến đầu tiên giữa những tín hữu Muslim với những kẻ đa thần phản đối Islam ở Mecca, được gọi là cuộc chiến Badr, các tín đồ Islam giáo đã chiến thắng và bắt được 70 tù binh. Nhà tiên tri đã đồng ý thả các tù binh với điều kiện họ dạy chữ cho người dân của mình [82]. Thậm chí, ông cũng đã từng nói: ―Nếu một người dạy dỗ nô lệ nữ của mình, giáo dục cô ấy đúng cách, rồi phóng thích và kết hôn với cô ấy thì anh ta sẽ được ban thưởng gấp đôi (bởi Allah)‖[115]. Có thể thấy rằng, Hadith này ra đời khi chế độ nô lệ vẫn còn tồn tại trong lịch sử Islam, nghĩa là ở thời kỳ Islam sơ khai ở thế kỷ thứ 7. Do đó, Islam ngay từ đầu đã đề cao quyền lợi giáo dục cho cả nam và nữ.

Lịch sử cũng ghi chép rằng, một trong những người vợ của nhà tiên tri Muhammad là Aisha al-Siddiqa, bà là một trong những học giả lớn nhất trong lịch sử Islam giáo. Bà có khả năng ghi nhớ toàn bộ Kinh Qur‘an, hơn hai nghìn bài Hadith của chồng và là một trong những người truyền dạy Islam vĩ đại đối với cộng đồng các tín đồ Islam giáo [13, tr.130]. Một câu chuyện nhỏ về bà Aisha được một người hầu gái tên Aisha bint Talha kể lại rằng:

―Tôi đã từng ở cùng Aisha. Mọi người ở khắp các nơi thường tìm gặp tôi, thậm chí cả những người lớn tuổi, để nhờ tôi gửi những câu hỏi cho Aisha bởi họ biết tôi là người hầu của bà.Những người trẻ tuổi đối xử với tôi như em gái của họ và nhờ tôi đưa tặng quà cho Aisha. Nhiều người còn viết thư cho tôi (để tôi có thể hồi đáp cho họ khi có câu trả lời của Aisha). Tôi thường báo lại với bà: ―Thưa bà, có một người như vậy như vậy gửi thư và quà cho bà‖. Aisha thường đáp lại: Con gái này, hãy hồi đáp thư của anh ta và gửi tặng lại một món quà. Nếu con không có gì để tặng lại thì hãy nói với ta, ta sẽ đưa cho con. Và bà thường sẽ đáp lễ bằng một món quà kèm với thư trả lời‖. [65, tr. 1118]

Điểm đáng chú ý trong câu chuyện này chính là việc một người hầu gái có thể đọc thư và trả lời thư. Điều đó có nghĩa là ngay cả một người hầu gái cũng có quyền được tiếp cận giáo dục. Giáo dục không hề bị giới hạn bởi một nhóm người hay bất kỳ giới tính nào.

Trong lịch sử Islam, phụ nữ cũng có những đóng góp lớn vào sự nghiệp giáo dục. Nhiều trường học đã ra đời với người sáng lập là nữ như Công chúa Fatima Al-fihiri, người đã thành lập trường đại học cấp bằng cử nhân đầu tiên ở Qairawan, Ma rốc năm 859[42, tr.128]. Hay Công chúa Dafiya Khatoun cũng đã cho xây dựng nhiều trường học ở Damascus và Aleppo, Syria [43, tr. 864].

Theo nghiên cứu của các học giả về tình trạng của nữ giới và tình hình giảo dục bất bình đẳng giới trong thế giới Ả Rập trước và sau thời kỳ thực

dân, Michele Brandt and Jeffrey Kaplan đã từng nhấn mạnh: ―Islam không hề hạn chế giáo dục cho nữ giới, Islam đề cao vai trò của giáo dục, trong đó bao gồm giáo dục tôn giáo cho cả nam và nữ‖[60, tr. 407].

Tuy nhiên, mặc dù Kinh Qur‘an Hadith không thể hiện những quan điểm bất bình đẳng giới, tuy nhiên có một sự thật là vẫn có những quy định có thể coi là gây bất lợi cho phụ nữ đã và đang tiếp tục tồn tại ở các quốc gia theo Islam giáo. Những quy định ấy được thể hiện rõ ràng trong Luật Shari‘ah – Bộ Luật của Islam. Vậy điều này là do đâu?

Để trả lời câu hỏi này, chúng ta cần lật lại một chút về nguồn gốc của

Luật Shari‘ah. Luật Shari‘ah được tổng hợp dựa trên bốn nguồn thông tin: - Thứ nhất là Kinh Qur‘an

- Thứ hai là Sunnah – sách ghi chép lại những lời nói và hành động của nhà tiên tri Muhammad.

- Thứ ba là Ijma, tức tính đồng thuận trong cộng đồng Muslim. Bất kỳ vấn đề nào nhận được sự đồng thuận của phần lớn các học giả uy tín trong cộng đồng Muslim thì vấn đề đó được coi là không thể sai.

- Thứ tư là Qiyas: sự so sánh, cân nhắc đối các vấn đề, các tình huống không được quy định cụ thể trong Kinh Qur‘an Sunnah,dựa trên những vấn đề có tính chất tương tự để phán quyết.

Như vậy có thể thấy rằng, hai yếu tố cuối cùng chính là những yếu tố không có sự cố định cũng không có tính chính xác tuyệt đối. Hay nói cách khác, cách thức diễn giải Kinh Qu‘ranSunnah có thể dựa trên những quan điểm và cách giải thích khác nhau. Đối với chính những học giả Islam giáo mà nói, ở một số đoạn Kinh và đoạn Sunnah họ có cũng có những mâu thuẫn trong cách diễn giải.

Shari‘ah là luật của Islam, bộ luật tối cao của các tín đồ Islam giáo, là xương sống của đa số các quốc gia Trung Đông, đặc biệt là các quốc gia vùng Vịnh. Dựa vào Shari‘ah, các nhà lập pháp Muslim xây dựng nên bộ

luật của quốc gia mình, áp dụng trong mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm: kinh tế, chính trị, hôn nhân và gia đình, luật lập pháp, hành pháp và tư pháp… Xem xét một số điều trong Shari‘ah, có thể thấy người phụ nữ phải chịu một số quy định, ràng buộc khắt khe hơn so với nam giới nhiều lần, cụ thể như sau:

- Người phụ nữ phải giữ trinh tiết cho đến khi lấy chồng. - Mỗi người đàn ông Muslim được phép lấy 4 vợ.

- Phụ nữ Muslim chỉ được phép cưới đàn ông Muslim, còn đàn ông Muslim có thể lấy phụ nữ Muslim hoặc Công giáo, Do Thái giáo.

- Phụ nữ phải ở trong nhà, không được ra đường một mình. Phụ nữ muốn ra ngoài phải đi cùng người đàn ông có quan hệ ruột thịt, nếu không sẽ bị bắt và phạt đánh.

- Phụ nữ ngoại tình sẽ bị ném đá đến chết. - Nam nữ không được học chung.

Như vậy, có thể thấy tuy rằng Islam nói chung công nhận rằng nam nữ bình đẳng trong quyền được sống, được tôn trọng, nhưng bộ luật Shari‘ah

dù sau này đã có nhiều cải tiến thì vẫn tồn tại rất nhiều vấn đề về bình quyền trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, gia đình và xã hội. Việc diễn giải Kinh Qur‘an và áp dụng vào xã hội ở mỗi quốc gia lại khác nhau và vì vậy dẫn đến tình trạng ở một số xã hội tiêu biểu như Saudi Arabia, người phụ nữ gặp nhiều thiệt thòi và bất bình đẳng hơn so với các xã hội Muslim có cách diễn giải cởi mở hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 26 - 33)