Một số đề xuất nhằm giải quyết các bất cập trong giáo dục nữ giới ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 61 - 65)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Giải pháp cho các vấn đề giáo dục đối với nữ giới ở các quốc gia

2.3.2 Một số đề xuất nhằm giải quyết các bất cập trong giáo dục nữ giới ở

giới ở các quốc gia vùng Vịnh

2.3.2.1 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục

Người viết cho rằng, một trong những nguyên nhân quan trọng ảnh hưởng đến khả năng tiếp cận giáo dục hoặc làm gián đoạn quá trình tiếp nhận giáo dục của nữ giới trong khu vực là nạn tảo hôn. Giải quyết được vấn đề tảo hôn vốn rất phổ biến trong xã hội vùng Vịnh có thể giúp cân bằng tỉ lệ nữ giới tiếp tục theo học ở các cấp theo hướng tích cực hơn. Mặc dù các nước vùng Vịnh có ban hành một số hình phạt đối với các trường hợp quan hệ tình dục với trẻ em dưới 16 tuổi, tuy nhiên, chưa có các hình phạt cụ thể đối với các trường hợp kết hôn dưới tuổi vị thành niên được ghi nhận ở các quốc gia vùng Vịnh. Năm 2017, một dự thảo luật về áp dụng mức phạt tù 07 năm đối với các trường hợp kết hôn với trẻ dưới tuổi vị thành niên được đưa ra ở Saudi Arabia, song cho tới nay vẫn chưa có quyết định thông qua chính thức. Trước tình trạng này, các nước vùng Vịnh cần đặt ra những quy định xử lý chặt chẽ và nghiêm khắc đối với những trường hợp tảo hôn để ngăn chặn triệt để tình trạng tảo hôn ở các quốc gia này. Bên cạnh việc áp đặt các mức phạt, nhà trường và các cơ quan truyền thông cần phải đóng vai trò quan trọng trong việc tuyên truyền, trang bị cho các em và gia đình các em kiến thức về quyền lợi của các em và các nguy cơ do việc tảo hôn có thể gây ra cả về mặt thể chất và tinh thần. Từ đó, các em gái có thể tự nhận thức được quyền lợi và biết đấu tranh vì quyền lợi của mình.

Vấn đề thứ hai cũng rất quan trọng đối với khả năng tiếp cận giáo dục của nữ giới, đó là vấn đề “người giám hộ” ở các quốc gia vùng Vịnh. Chính sách về “người giám hộ” vẫn còn tồn tại ở một số quốc gia vùng Vịnh cũng

là yếu tố cản trở quyền được tiếp cận giáo dục ở nữ giới. Để được đi học, nữ giới Saudi Arabia bắt buộc phải nhận được sự đồng ý của người giám hộ là cha đẻ, chồng, anh hoặc em trai có quan hệ huyết thống trong gia đình. Khi một cô gái muốn đăng ký nhập học tại một ngôi trường, người giám hộ phải đến tận nơi học, ký vào giấy xác nhận thì nữ sinh ấy mới được hoàn thành thủ tục nhập học. Còn nếu trong trường hợp một cô gái giành được học bổng du học tại nước ngoài, cô ấy phải có sự chấp thuận của người giám hộ khi đi xin hộ chiếu và xác nhận đồng ý cho cô đi ra khỏi lãnh thổ Saudi Arabia, hoặc thậm chí với một số trường hợp cô ấy còn cần phải có người giám hộ đi kèm. Như vậy, nam giới có quyền can thiệp và tác động tới quyền được giáo dục của phụ nữ từ cấp độ tiểu học đến cao học. Họ thậm chí có quyền can thiệp vào việc chọn ngành nghề, chọn trường học, chọn thành phố nơi người phụ nữ học...

Luật về người giám hộ và thêm vào đó là luật cấm phụ nữ lái xe ở Saudi Arabia là những yếu tố ngăn cản phụ nữ chủ động tham gia vào bất kỳ hoạt động nào có liên quan đến giáo dục. Khi một cô gái muốn tới thư viện trường để nghiên cứu tài liệu, học nhóm với một nhóm bạn, hay tham dự bất kỳ giờ học nào, cô ấy bị phụ thuộc vào người giám hộ hoàn toàn về thời gian. Năm 2004 đã xảy ra sự việc một nữ sinh trường Đại học King Saud tên là Amena Bawazir lên cơn đau tim và đã chết ngay tại trường chỉ vì xe cấp cứu và các nam bác sỹ không được phép tiếp cận cô nếu không có mặt của người giám hộ. Sự việc này tạo nên một làn sóng phẫn nộ trong bộ phận người trẻ ở Saudi Arabia do cách áp dụng chính sách người giám hộ quá triệt để và hà khắc. Để khắc phục những ảnh hưởng của “người giám hộ” đối với khả năng tiếp cận giáo dục của nữ giới, đã đến lúc Chính phủ cần xem xét lại luật về “người giám hộ”. Nữ giới cần được trả lại quyền tự quyết không chỉ trong việc tự do đến trường mà còn là theo học bất cứ ngành nào họ mong muốn.

2.3.2.2 Giải pháp đối với bất bình đẳng trong chương trình giáo dục Theo quan điểm cá nhân của người viết, một trong những lý do khiến nữ giới e ngại theo học những ngành STEM (khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học) là do họ có tư duy truyền thống về vai trò của nữ giới là chăm sóc gia đình. Những nguyên nhân khác là bởi họ thấy những ngành học này ít hấp dẫn và cảm thấy môi trường học tập phức tạp. Tham gia vào ngành học của nam giới đồng nghĩa với việc họ sẽ phải học chung với nam giới, nghiên cứu chung với nam giới, các giảng viên giảng dạy cũng là nam giới và ngay cả môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp cũng là môi trường đặc thù của nam giới. Chính điều này khiến họ có xu hướng chọn những ngành học có môi trường và thiên hướng phù hợp với giới tính của mình hơn để tránh những rắc rối có thể xảy ra do áp lực định kiến từ gia đình và xã hội [108]. Để giải quyết điều này, bên cạnh các biện pháp tuyên truyền, thay đổi nhận thức người dân, đặc biệt là các bậc phụ huynh về vai trò của nữ giới trong các ngành khoa học, nhu cầu của đất nước về nữ giới đối với những khối ngành này, chính phủ cũng cần xem xét đến vấn đề cân bằng số lượng giảng viên nữ trong các ngành học STEM, tạo lập môi trường học tập và nghiên cứu thân thiện hơn cho nữ giới.

Tiểu kết chƣơng 2

Trong quá trình hiện đại hóa giáo dục của các nước vùng Vịnh Ả Rập, nữ giới trong khu vực này đã đạt được những thành tựu ấn tượng ở các bậc đào tạo và chứng minh được khả năng của bản thân thông qua những thành tích không chỉ bằng mà thậm chí còn vượt lên trên nam giới. Tuy nhiên bên cạnh đó, giáo dục nữ giới vẫn còn một số hạn chế do quan niệm truyền thống về vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội, điều này ảnh hưởng đến định hướng giáo dục cho nữ giới và gây ra sự mất cân đối trong chương trình đào tạo cũng như định hướng ngành nghề mà nữ giới theo đuổi. Thêm

vào đó, nạn tảo hôn và phong tục kết hôn sớm cũng ngăn cản phụ nữ theo đuổi sự nghiệp học tập hoặc gây ảnh hướng đến quá trình học tập và nghiên cứu của họ. Ngoài ra, một số chính sách khắt khe đối với phụ nữ như chính sách “người giám hộ” ở Saudi Arabia cũng góp phần giới hạn quyền của phụ nữ trong lĩnh vực giáo dục.

Trước tình hình đó, chính phủ các quốc gia vùng Vịnh đã có những kế hoạch hành động, dự thảo luật nhằm cải thiện những vấn đề bất cập trong giáo dục cho nữ giới ở khu vực này. Việc đổi mới chương trình giảng dạy, áp dụng phương pháp giáo dục mới cùng với việc phát triển một số môn học như tiếng Anh, các môn khoa học và đặc biệt chú ý tới các hoạt động giáo dục thể chất đã góp phần hoàn thiện hệ thống giáo dục, phát triển con người cả về thể chất và trí tuệ. Để giải quyết vấn đề bất bình đẳng giới trong một số ngành khoa học, kỹ thuật, chính phủ các quốc gia cần xem xét đổi mới, tạo môi trường học tập nghiên cứu phù hợp với phụ nữ hơn để thu hút họ vào các ngành này.

Đối với nạn tảo hôn vẫn còn quá phổ biến, chính phủ các quốc gia vùng Vịnh cần thiết phải có các hình phạt nghiêm khắc mang tính răn đe, đi kèm với các hoạt động truyền thông ở khuôn khổ nhà trường và ngoài xã hội nhằm nâng cao nhận thức của nữ giới về quyền lợi của mình, trong đó có quyền được tiếp cận giáo dục và quyền được bình đẳng trong giáo dục.

CHƢƠNG 3

THỰC TRẠNG VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NỮ GIỚI Ở CÁC QUỐC GIA VÙNG VỊNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 61 - 65)