Xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận việc làm của nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 78 - 103)

8. Cấu trúc của luận văn

3.3 Giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận việc làm đối với nữ giới ở

3.3.2 xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận việc làm của nữ

của nữ giới vùng Vịnh

Có một thực tế rằng bất bình đẳng giới trong công việc thậm chí còn được hợp thức hóa trong luật pháp thông qua luật gia đình, luật dân sự và

một số chính sách của chính phủ. Những điều luật và chính sách này góp phần giới hạn vai trò và phạm vi năng lực của nữ giới ở một số ngành và trên một số khía cạnh nhất định. Như trường hợp của Oman, phụ nữ nước này không được quyền đăng ký các chương trình đại học về kỹ thuật và nông nghiệp, những ngành được coi là cung cấp nhân sự cho các vị trí thuộc các bộ, ban, ngành trong nước. Như vậy, những điều luật này nếu không được sửa đổi hoặc loại bỏ thì sẽ không thể cải thiện được tình trạng nữ giới xa lánh môi trường lao động [64, tr.2].

Duy trì sự cân bằng giữa nghĩa vụ trong gia đình và công việc cũng là một vấn đề lớn đối với phụ nữ. Trong khi nhu cầu làm việc của phụ nữ ngày càng tăng, họ vẫn phải hoàn thành các nghĩa vụ sinh nở, chăm sóc con cái và các công việc nội trợ khác trong gia đình. Trong một nghiên cứu được thực hiện ở Oman về các chính sách thân thiện với gia đình, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng mặc dù những chính sách này có thể tiêu tốn một khoản chi phí của quốc gia, song những lợi ích mà nó mang lại còn lớn hơn thế. Dù nhìn từ góc độ tư nhân, các ngành công hay chính phủ, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng “trong khi các lĩnh vực tư nhân đều nhấn mạnh tới chi phí, lợi ích và trách nhiệm xã hội trong các chính sách tuyển dụng của mình thì các cơ quan công và cơ quan nhà nước lại dường như không có quy định cụ thể nào” [21, tr.112]. Kết quả là, cần phải có những chính sách thân thiện với gia đình hơn để hấp dẫn phụ nữ và thuyết phục họ về sự cân bằng giữa công việc và gia đình. Các chính sách khuyến nghị bao gồm việc phân loại một số công việc là “thân thiện với gia đình”, các chính sách về thời gian nghỉ thai sản lâu hơn, thời gian làm việc linh hoạt hơn, cũng như nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ ở các cơ sở công và tư nhân. Giải quyết được những vấn đề này sẽ giúp người phụ nữ phần nào bớt những gánh nặng về trách nhiệm làm vợ, làm mẹ, đồng thời cân bằng được công việc và gia đình, từ đó họ sẽ cảm thấy không còn trở ngại gì khi tham gia lao động.

Những chính sách nói trên thực tế đã được áp dụng ở các quốc gia OECD (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế) và kết quả đem lại là tỷ lệ nữ giới tham gia lao động đã tăng lên 10%. Cụ thể là các quốc gia OECD đã xem xét những nhu cầu của phụ nữ và tạo những cơ hội việc làm bán thời gian để phụ nữ có thể vừa chăm lo việc gia đình vừa có thể tham gia phần nào vào công việc. Ngoài ra các quốc gia này cũng đặc biệt chú ý tới việc nâng cao dịch vụ chăm sóc trẻ, xem xét các chế độ nghỉ phép cho phụ nữ nuôi con nhỏ [41, tr. 51-108]. Với những chính sách này, phụ nữ sẽ yên tâm tham gia lao động và tỷ suất sinh của quốc gia vẫn được đảm bảo. Đồng thời, các cơ quan tổ chức phải cam kết cung cấp một môi trường làm việc thân thiện, lành mạnh, phù hợp với phụ nữ với các tiện nghi cơ bản đáp ứng nhu cầu riêng của phụ nữ. Đặc biệt cần tăng cường hơn nữa các chương trình giáo dục nhận thức để thay đổi nhận thức của xã hội và của gia đình những người phụ nữ về nhu cầu và lợi ích khi phụ nữ tham gia lao động.

Phát triển phương tiện giao thông, cơ sở hạ tầng giao thông cũng là một trong những bước đi cần thiết của kế hoạch tạo một môi trường làm việc “thân thiện hơn với gia đình”. Thực tế là phụ nữ thiếu linh hoạt trong việc lựa chọn nơi làm việc hơn nam giới, họ thường có xu hướng chọn những nơi làm việc có khoảng cách gần với nhà của mình và e ngại phải đến những nơi xa xôi khác trong phạm vi quốc gia. Vì vậy khi phải chọn lựa giữa cơ hội việc làm và việc phải đi xa nhà, thường thì họ sẽ từ chối cơ hội việc làm để được ở gần gia đình. Nếu chính phủ cân nhắc giải quyết được vấn đề khúc mắc này, một bộ phận không nhỏ phụ nữ sẽ cảm thấy sẵn sàng tham gia lao động hơn.

Một biện pháp khác cũng góp phần mở ra cơ hội việc làm cho phụ nữ đó là khuyến khích phụ nữ kinh doanh. Việc tham gia vào kinh doanh sẽ tạo cho phụ nữ nhiều lựa chọn làm việc hơn trong thị trường lao động. Việc phụ

nữ tự kinh doanh nếu xét về khía cạnh văn hóa cũng dường như rất phù hợp với tính cách khép kín và bảo thủ của họ. Đặc biệt, trong điều kiện xã hội trong khu vực còn chưa thực sự cởi mở, họ có thể làm chủ công việc của mình và không cần phải ra khỏi nhà. Phụ nữ cũng có thể tự triển khai những sáng kiến kinh doanh của mình, sử dụng tài sản cá nhân và vận dụng những kiến thức ở trường học để quản l‎ý doanh nghiệp. Một nghiên cứu về các nữ doanh nhân ở khu vực đã chỉ ra rằng, ở UAE, 33% các doanh nghiệp thuộc quyền sở hữu của nữ giới đã tạo ra 100,000 USD một năm, trong khi con số này ở các công ty của các nước phát triển như Mỹ chỉ là 13% [80]. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp này đồng thời cũng tạo ra các cơ hội việc làm cho các phụ nữ khác trong khu vực.

Mặc dù nữ giới vùng Vịnh trong thời gian qua đã có những cố gắng và thành tựu đầu tiên trong chính trị khu vực nhưng vẫn còn khá chậm chạp so với thế giới. Cho đến nay, sự hiện diện của nữ giới trên chính trường Ả Rập nói chung và chính trường vùng Vịnh khá ít ỏi. Oman là quốc gia Ả Rập thuộc khu vực vùng Vịnh đầu tiên cho phép phụ nữ tham gia bỏ phiếu vào năm 1994, tiếp đó là Bahrain (2002), Qatar (2003) và Kuwait (2005). Saudi Arabia là nước chậm chạp nhất về cấp quyền bỏ phiếu cho phụ nữ (2015). Việc nữ giới được phép tham gia bỏ phiếu đem đến hy vọng cho họ trong việc có thể đưa ra tiếng nói của bản thân trong các vấn đề của đất nước và đặc biệt là đối với chính những vấn đề của nữ giới. Tuy nhiên, cho đến nay, có rất ít phụ nữ vùng Vịnh đạt đến các vị trí có quyền ra quyết sách.

Nƣớc

Tỷ lệ và số lƣợng ghế của nữ giới trong Quốc hội

Tỷ lệ và số lƣợng nữ giới giữ vị trí cấp Bộ 2005 2010 2005 2010 Tỷ lệ (%) Số lƣợng ghế Tỷ lệ (%) Số lƣợng ghế Tỷ lệ (%) Số lƣợng Tỷ lệ (%) Số lƣợng Bahrain 0 0 10 4 9 2 15 4 Kuwait 0 0 5 3 0 0 1 1 Oman 2 2 1 1 10 3 7 2

Qatar Chưa có Quốc hội 0 0 8 1 5 1 Saudi Arabia 0 0 20 30 0 0 0 0 UAE 0 0 18 7 6 1 4 4

Bảng 3.4: Tỷ lệ và số ghế của nữ giới trong Quốc hội và trong các vị trí cấp Bộ của các nước GCC

Nguồn: Inter-Parliamentary Union/UN Women Watch

Bên cạnh sự ít ỏi về số lượng nữ giới tham gia vào chính trường, một vấn đề khác mà các nước này phải đối diện đó là để có được ghế trong quốc hội hoặc các vị trí cao, nữ giới thường phải phụ thuộc vào các mối quan hệ của gia đình, dòng tộc do vậy sự tham gia của họ trong chính trị thường chỉ mang ‎ý nghĩa tượng trưng và không có tính thực chất đối với địa vị của người phụ nữ nói chung trong xã hội. Vì vậy, bình đẳng giới thật sự trong chính trị là mục tiêu quan trọng mà các nước vùng Vịnh cần phải đạt được để nâng cao vị thế của người phụ nữ.

Bên cạnh các đường hướng và chính sách tạo ra cơ hội việc làm và thu hút phụ nữ tham gia lực lượng lao động, một điều nữa mà cá nhân người viết

đánh giá là quan trọng hơn cả và cấp thiết hơn cả, đó là cần thay đổi nhận thức của chính những người dân vùng Vịnh về vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực khác ngoài gia đình và nhận thức của phụ nữ về quyền lợi của mình và ý thức đấu tranh vì quyền lợi đó.

Mặc dù đã nỗ lực thay đổi xã hội từ cuộc sống bộ lạc Bedouin trên các sa mạc trở thành các quốc gia giàu có và hiện đại trong một khoảng thời gian rất ngắn nhưng lối tư duy và hành động của cư dân vùng Vịnh vẫn bị ảnh hưởng bởi những tập quán cũ và hầu như rất ít thay đổi. Điều này thể hiện ở cách tư duy phân biệt giới nặng nề và những định kiến ăn sâu, bám rễ mà cộng đồng dành cho nữ giới. Mục tiêu nâng cao khả năng tiếp cận của nữ giới với giáo dục và việc làm và rộng hơn là thúc đẩy "trao quyền cho nữ giới" trong khu vực các nước vùng Vịnh có thể dần được cải thiện được thông qua các phương diện chính trị-pháp luật và các chính sách vĩ mô nhưng khó có thể đạt được hiệu quả tối ưu nếu không có những biến chuyển mạnh mẽ trong tư tưởng văn hóa xã hội của các cộng đồng này.

Thay đổi nhận thức của tất cả người dân, kể cả chính những người phụ nữ về bình đẳng giới là một mục tiêu quan trọng mà các quốc gia vùng Vịnh cần phải hướng đến và thực hiện. Phụ nữ không thể giành lại những quyền lợi chính đáng của mình, bắt đầu từ nhân quyền, quyền công dân cho đến quyền được đối xử bình đẳng giới tính nếu như họ chưa nhận thức được đã đến lúc cần phải đứng dậy để đấu tranh cho chính mình thay vì chỉ ngồi chờ vào các nhà hoạch định chính sách. Hình ảnh phụ nữ vùng Vịnh ngày nay được đánh giá là “chìm trong cuộc sống vật chất, quan tâm đến vẻ đẹp phù phiếm bên ngoài mà quên đi những giá trị cốt lõi bên trong”[87]. Họ bị ru ngủ trong những “trang phục và điện thoại đắt tiền và dành toàn bộ thời gian và tâm trí cho chúng, dần quên đi những bất công và địa vị công dân bị đánh mất” [87].

Trong các gia đình Ả Rập, người đàn ông có tiếng nói quyết định, có quyền lực tuyệt đối. Tuy nhiên người phụ nữ lại đóng vai trò là người duy trì gia đình. Người phụ nữ vừa có nhiệm vụ duy trì và phát triển nòi giống vừa nuôi dạy và góp phần tạo nên nhân cách mỗi đứa trẻ, nói cách khác sự giáo dục đầu tiên mà đứa trẻ nhận được là giáo dục từ người mẹ, một hình thức giáo dục không chính thức nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành nhận thức và hành vi của trẻ em sau này. Vì vậy nếu nhận thức về bình đẳng giới của người mẹ trong gia đình chưa đúng đắn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các thế hệ sau. Ngược lại, nếu được phổ biến kiến thức về bình đẳng giới, chấp nhận xóa bỏ những định kiến về giới thì họ sẽ truyền dạy cho những thế hệ kế tiếp nhận thức đúng đắn về bình đẳng giới.

Bên cạnh những khó khăn mà nữ giới vùng Vịnh phải đối mặt trong quá trình tham gia vào lực lượng lao động, vẫn có những cơ hội trong thời gian sắp tới để thay đổi tình hình. Báo cáo ―Knowledge Economies in the Middle East and North Africa Toward New Development Strategies‖ của tổ chức World Bank nhận định các quốc gia Trung Đông Bắc Phi nói chung và các quốc gia vùng Vịnh “bị bỏ lại trong cuộc cách mạng công nghiệp thế giới, quá phụ thuộc vào nguồn tài nguyên dầu khí, đứng ở bên rìa của quá trình toàn cầu hóa”. Dù đã có gần 4 thập kỷ tìm cách đa dạng hóa nền kinh tế, các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập vẫn đang trong tình trạng phụ thuộc nặng nề vào nguồn thu từ việc bán dầu khí. Cùng với tình trạng giá dầu giảm liên tiếp trong những năm gần đây, chính phủ các nước này đang ngày càng gia tăng nỗ lực đa dạng hóa hoạt động kinh tế, đặc biệt nhấn mạnh vào nền kinh tế tri thức.

Các nhà cầm quyền trong khu vực tuyên bố mục tiêu chuyển đổi nền kinh tế quốc gia thành những “nền kinh tế tri thức” (hay “nền kinh tế dựa trên tri thức”). Các bước chuyển đổi được kỳ vọng sẽ gia tăng kiến thức và tinh thần làm chủ của dân tộc họ, từ đó khai thác thành công kiến thức của

nước ngoài, điều chỉnh cho phù hợp và sáng tạo ra tri thức mới phục vụ nhu cầu bản thân quốc gia họ. Điều này vừa là mong muốn vừa là bước tất yếu phải thực hiện đối với các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập bởi kể từ khi giá dầu bước vào giai đoạn sụt giảm năm 2014, doanh thu từ dầu khí đã khó có thể tiếp tục cung ứng đủ để phục vụ hệ thống phúc lợi hào phóng tại các quốc gia này trong tương lai.

Hơn thế, mục tiêu phát triển nền kinh tế tri thức có vẻ khá phù hợp với nền tảng khu vực. Bởi vì ngoài Saudi Arabia, các nước còn lại trong khu vực vùng Vịnh Ả Rập đều là những quốc gia nhỏ với dân số bản địa ít ỏi. Các chiến lược đa dạng nền kinh tế hướng đến các ngành nghề đòi hỏi hàm lượng tri thức ít hoặc trung bình sẽ cần đến một lực lượng lao động đông đảo mà các nước vùng Vịnh chỉ có thể nhập khẩu mới có. Trong khi đó, đa dạng hóa nền kinh tế với sự tập trung vào số lượng ít các ngành nghề, công việc đòi hỏi hàm lượng tri thức cao và trả một mức lương tốt hơn với mục tiêu hướng đến người dân bản địa, sẽ là một chiến lược vừa vặn, thích hợp với khu vực này.

Với những chính sách hướng đến xây dựng một nền kinh tế dựa trên tri thức nhằm giảm bớt phụ thuộc vào khai thác dầu mỏ, các quốc gia vùng Vịnh sẽ cần đến lực lượng lao động trí tuệ cao. Theo quan điểm cá nhân của người viết, đây sẽ là cơ hội mà nữ giới vùng Vịnh cần nắm bắt bởi chắc chắn họ sẽ là một thành phần không thể thiếu trên con đường phát triển nền kinh tế dựa vào tri thức dựa vào những thành tựu mà họ đã đạt được trong quá trình học tập và bồi dưỡng.

Tiểu kết chƣơng 3

Trái ngược với những thành tích về giáo dục được coi là ngang tầm với các quốc gia phương Tây, tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ở các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh chưa bằng một nửa so với con số trung

bình của thế giới. Mặc dù trước thời kỳ dầu mỏ bùng nổ, nữ giới đóng góp một phần không hề nhỏ vào nền kinh tế quốc gia, nhưng kể từ khi khai thác dầu mỏ trở thành ngành kinh tế chính, nữ giới mất đi những cơ hội của mình trong thị trường lao động.

Nền kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào dầu mỏ và các hoạt động hóa dầu không tạo ra những việc làm phù hợp cho nữ giới, hơn nữa sự xuất hiện của một lượng lớn lao động nhập cư với trình độ chuyên môn cao, sở hữu kỹ năng tốt và chỉ yêu cầu mức lương thấp hơn tạo nên sự cạnh tranh đối với nữ giới bản địa về các cơ hội việc làm. Mặt khác, tư duy của cá nhân và xã hội về đặc trưng giới tính đã khiến nữ giới các quốc gia này tự giới hạn cơ hội việc làm của mình trong một số lĩnh vực. Thêm vào đó, một số chính sách và điều luật đặt ra cũng là rào cản khiến nữ giới khó lòng có thể tham gia vào một số lĩnh vực thường chỉ dành cho nam giới.

Trước tình hình đó, chính phủ các quốc gia cũng đưa ra nhiều biện pháp để thu hút nữ giới tham gia lao động như tạo thêm nhiều cơ hội việc làm phù hợp cho nữ giới, tăng tỷ lệ lao động bản địa ở các vị trí công, ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 78 - 103)