Giới và nữ quyền trong thực tế xã hội Islam giáo vùng Vịnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 33 - 40)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2. Vấn đề giới và nữ quyề nở các quốc gia vùng Vịnh

1.2.2 Giới và nữ quyền trong thực tế xã hội Islam giáo vùng Vịnh

1.2.2.1 Giới và nữ quyền trong xã hội Islam giáo vùng Vịnh trước kỷ nguyên dầu mỏ

Trước khi dầu mỏ lần đầu tiên được phát hiện ở các nước vùng Vịnh vào khoảng những năm 1930, khu vực này vẫn là những nhóm dân cư sinh sống chủ yếu bằng nghề nông, du mục, bán du mục và đánh bắt hải sản dọc

bờ biển. Một số nhóm dân nhỏ hoạt động buôn bán theo các tuyến đường nối tới khu vực Levant4, Đông Nam Á và Đông Phi. Nhìn chung, người dân vùng Vịnh thời kỳ này sinh sống dựa vào các hình thức kinh tế truyền thống, nổi bật trong số đó là ngành sản xuất ngọc trai. Những năm 1920 thậm chí được gọi là thập niên của ngọc trai, thời điểm người ta ước tính có khoảng 74,000 [24, tr.107] người đàn ông làm việc trong lĩnh vực này.

Ở thời kỳ này, xã hội Islam vùng Vịnh được mô tả là “xã hội của phụ nữ” [19], ít nhất là trong khoảng thời gian từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm vì khi đó, người đàn ông trong mọi gia đình đều ra khơi để mò ngọc trai. Sự vắng mặt lâu dài của đàn ông đã tôi luyện người phụ nữ trở nên cứng rắn, và có quyền đưa ra mọi quyết định quan trọng. Dưới áp lực của đói nghèo, các bà vợ của những người thợ lặn đã làm nhiều việc bên ngoài ngôi nhà của họ như may vá, bán hàng thủ công tự làm.

Khi người đàn ông trụ cột mất đi vì nghề thợ lặn luôn bị hiểm nguy rình rập, thì các khoản nợ mua thuyền đổ lên vai gia đình của người quá cố. Ngoài cách trả nợ bằng tiền, chủ thuyền có thể lấy các goá phụ coi như một phần công nợ. Tại các địa phương mà người dân sinh sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp, đặc biệt ở Bahrain và các bộ tộc du mục Bedouin, phụ nữ đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội. Họ là người làm việc trực tiếp trên các cánh đồng và thu hoạch hoa màu, chăm sóc gia súc, sản xuất pho mát, bơ, dệt thảm, vải và lều ở. Tương tự như vậy ở Saudi Arabia, ở những khu vực lục địa không gần biển, nông nghiệp vẫn được coi là hoạt động kinh tế chính của người dân bản xứ. Ước tính ở thời điểm trước khi dầu mỏ được phát hiện và khai thác ở Saudi Arabia, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào sản xuất nông nghiệp chiếm tới 33,2% [16, tr.126] lực lượng lao động, song đa số là các hoạt động kinh tế không được trả công trong khuôn khổ gia đình bao gồm trồng trọt, chăn nuôi, làm các ngành thủ công và thuộc da. Ở UAE, phụ

4

nữ tầng lớp trung lưu còn tham gia vào nhiều ngành nghề khá đa dạng như y học dân gian (trong đó bao gồm cả việc sử dụng thảo dược trị bệnh và phẫu thuật). Điển hình như câu chuyện về nữ thầy thuốc nổi tiếng Hamama Al- Tiniji ở Sharjah, UAE, người đã nuôi sống cả gia đình bằng những kiến thức y học gia truyền của mình [27, tr. 160]. Khi Hội đồng lập pháp ở Dubai cố gắng áp đặt lệnh cấm phụ nữ bán cá ở chợ, những người ngư dân đã biểu tình phản đối với lý do rằng những người vợ của họ quản lý việc buôn bán tốt hơn so với những ông chồng. Đây là dấu hiệu rất rõ ràng về tầm quan trọng của phụ nữ trong nền kinh tế địa phương.

Hình 1.2 Phụ nữ UAE buôn bán ở chợ Nguồn: Nhiếp ảnh gia Ronald Codrai [121]

Trong khi đó, phụ nữ của tầng lớp thượng lưu dường như không có được sự tự do nhiều như phụ nữ trung lưu, họ chỉ được phép sinh hoạt ở các khu vực dành riêng cho mình, không được tiếp xúc với người khác phái. Họ

hầu như không làm bất cứ công việc nào, bao gồm cả nội trợ vì những gia đình này đã có những nô lệ nữ. Có thể nói, phụ nữ của các tầng lớp thượng lưu bị hạn chế quyền tự do hơn do những chuẩn mực xã hội tương ứng.

Như vậy, một điều rõ ràng rằng, trước khi các quốc gia vùng Vịnh bỗng nhiên trở nên giàu có bởi dầu mỏ, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động là không hề nhỏ. Hay nói cách khác, cuộc sống đói kém trong thời gian đó là nguyên nhân chính buộc người phụ nữ phải tham gia đóng góp vào hoạt động kinh tế của gia đình và xã hội. Chính những đóng góp của phụ nữ trong nền kinh tế đã góp phần đem lại cho họ sức ảnh hưởng nhất định trong các vấn đề xã hội và chính trị.

1.2.2.2 Giới và nữ quyền trong xã hội Islam vùng Vịnh từ sau kỷ nguyên dầu mỏ đến nay

Theo Foley (2010) [31], dấu mốc phát hiện ra dầu mỏ ở khu vực vùng Vịnh cũng là thời điểm đặt dấu chấm hết cho ngành công nghiệp ngọc trai ở khu vực này, cũng là dấu mốc chứng kiến những đóng góp của nữ giới vùng Vịnh trong nền kinh tế trở nên suy yếu hơn. Ngành công nghiệp dầu mỏ chủ yếu dựa vào lực lượng lao động có sức khỏe, tay nghề và trình độ cao vốn không phù hợp với phụ nữ. Với khả năng tài chính mạnh mẽ, các quốc gia vùng Vịnh bắt đầu nhập khẩu nhân công nước ngoài, những chuyên gia kỹ thuật đến từ các quốc gia có nền khoa học phát triển hoặc những nước có nguồn nhân lực dồi dào để đẩy mạnh nền công nghiệp dầu mỏ. Theo F. Gregory Gause [32, tr.7], số lượng lao động nước ngoài chiếm tới 60% lực lượng lao động cả khu vực vùng Vịnh, con số này cho thấy vai trò quan trọng của lực lượng lao động nước ngoài trong nền kinh tế dầu mỏ của khu vực vùng Vịnh.

Chính những điều này khiến phụ nữ vùng Vịnh mất đi quyền tham gia vào nền kinh tế đất nước. Và như vậy, con đường duy nhất đưa họ tới khu

vực công đã bị chặn lại, đồng nghĩa với vị trí của họ cả các lĩnh vực chính trị, xã hội cũng bị coi nhẹ.

Cũng từ đó, vấn đề quyền phụ nữ Muslim ở các nước vùng Vịnh luôn là một trong những chủ đề “nóng” trong các chương trình nghị sự. Có thể nói thực trạng về giới và bình quyền của các nước vùng Vịnh từ thời gian đầu thế kỷ 20 tức là khi mới thoát ra khỏi chế độ thuộc địa cho đến thời điểm hiện tại không có nhiều sự thay đổi. Dù đã có những cố gắng thu hẹp khoảng cách về giới, các nước này luôn nằm ở vị trí “đội sổ” về bình đẳng giới so với thế giới. Trong danh sách “Chỉ số Bình đẳng giới Toàn cầu” (Global Gender Gap Index) năm 2017 do Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) thiết lập, Qatar đứng ở vị trí thứ 119 trong tổng số 144 nước. Tiếp đó là UAE (124), Kuwait (128), Bahrain (131), Oman (133) xếp chót là Saudi Arabia (141). Ở nhiều nước Ả Rập, các vấn đề về phát triển kinh tế, vấn nạn nghèo đói, mù chữ, tình hình đấu tranh dân tộc, chiến tranh, mối quan hệ Đông-Tây, khủng bố thường được ưu tiên và nhận được nhiều sự quan tâm hơn là việc đấu tranh cho nữ quyền [85]. Rất hiếm khi có báo cáo hay nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và ưu tiên cho sự phát triển của phụ nữ. Theo đó, luôn luôn có một vấn đề nào đó cấp thiết hơn, nhận được nhiều chú ý hơn, cuối cùng dẫn đến việc gạt bỏ quyền lợi của phụ nữ. Tuy nhiên, phụ nữ cũng ngày càng ý thức hơn về vai trò của họ trong xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực chính trị.

Vào đầu thế kỷ 20, phong trào nữ quyền Ai Cập là lực lượng mạnh mẽ và tích cực nhất đã có ảnh hưởng lan rộng đến toàn bộ khu vực Trung Đông, mà các quốc gia vùng Vịnh là một phần trong đó. Phụ nữ đã tham gia tích cực cuộc đấu tranh thời bấy giờ. Tuy nhiên, điều đáng buồn là khi các cuộc cách mạng dần xác định được rõ ràng các mục tiêu thì người phụ nữ lại bị đẩy ra ngoài lề. Tình trạng tương tự cũng xảy ra trong quá trình của cuộc cách mạng Mùa xuân Ả Rập, sự kiện làm rung chuyển nhiều quốc gia trong

khu vực. Một trong những người lãnh đạo đầu tiên của phong trào nữ quyền Ai Cập đã giải thích điều này từ trước đó rất lâu: ―Trong những thời khắc hiểm nguy, khi phụ nữ đứng bên cạnh, đàn ông không phản đối‖ nhưng khi các nguy cơ giảm đi, người phụ nữ lại bị đẩy ra phía sau một lần nữa.

Kuwait là nước trao cho phụ nữ nhiều quyền lợi pháp luật nhất trong không gian công cộng. Bahrain cũng chứng kiến sự tham gia của nữ giới trong chính trường và ngoài xã hội. Phụ nữ Qatar, UAE và Oman ít có cơ hội giải phóng hơn. Ở Qatar và UAE, sự giàu có đóng vai trò thúc đẩy quyền phụ nữ. Phụ nữ và những thành tựu của họ là biểu tượng cho sự hiện đại của đất nước và những nỗ lực tham gia vào quá trình toàn cầu hóa của các quốc gia này.

Tiểu kết chƣơng 1

Cùng với sự ra đời của Islam giáo, địa vị người phụ nữ tuy đã được nâng cao hơn so với trước nhờ những giáo lý tiến bộ trong Kinh Qur‘an đề cao vai trò của người phụ nữ hơn nhưng những nội dung trong Qur‘an lại không hoàn toàn rõ ràng, dẫn đến những cách diễn giải khác nhau trong cộng đồng các tín đồ Islam giáo. Tôn giáo, thay vì góp phần đem lại sự bình đẳng giữa cả hai giới, lại bị sử dụng làm công cụ phân biệt giới tính trong các xã hội Muslim nói chung và vùng Vịnh nói riêng.

Ở giai đoạn trước khi dầu mỏ được phát hiện và khai thác ở khu vực vùng Vịnh, nông nghiệp và ngư nghiệp là ngành kinh tế chính ở đây. Cuộc sống ngư dân quanh năm vắng nhà khiến người phụ nữ vùng Vịnh giai đoạn này trở thành lực lượng lao động chủ yếu trong gia đình. Họ tham gia vào các hoạt động kinh tế thương mại, sản xuất và có những đóng góp rất lớn trong việc phát triển gia đình và xã hội. Vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế vùng Vịnh thời gian này đem tới cho họ vị thế nhất định trong cả các khía cạnh xã hội và chính trị.

Tuy nhiên, sau khi dầu mỏ biến các quốc gia vùng Vịnh trở nên giàu có, vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế bị thu hẹp lại đáng kể. Nền công nghiệp chủ yếu dựa vào dầu mỏ phụ thuộc phần lớn vào nguồn lao động nhập cư, không còn chỗ cho người phụ nữ. Điều này cũng đồng nghĩa với vai trò của phụ nữ trong các lĩnh vực khác theo đó mà bị hạ thấp hơn. Mặc dù vậy, với sức mạnh kinh tế và do ảnh hưởng của các phong trào giải phóng phụ nữ trong khu vực, phụ nữ ý thức hơn được nhu cầu đấu tranh vì quyền lợi của mình, các quốc gia vùng Vịnh cũng vì thế mà bắt đầu dành nhiều hơn sự quan tâm đến việc trao quyền cho nữ giới hơn.

Như vậy, những đặc điểm về chính trị, tôn giáo, kinh tế và văn hóa xã hội truyền thống trong xã hội các quốc gia Ả Rập vùng Vịnh là các yếu tố ảnh hưởng sâu sắc đến vai trò và địa vị của người phụ nữ, qua đó tác động trực tiếp đến quá trình tiếp cận giáo dục của nữ giới trong khu vực và sự tham gia của họ trong lực lượng lao động mà sẽ được trình bày trong hai chương tiếp theo.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐỐI VỚI NỮ GIỚI Ở CÁC QUỐC GIA VÙNG VỊNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 33 - 40)