Giải pháp của các chính phủ vùng Vịnh đối với các bất cập trong giáo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 56 - 61)

8. Cấu trúc của luận văn

2.3. Giải pháp cho các vấn đề giáo dục đối với nữ giới ở các quốc gia

2.3.1 Giải pháp của các chính phủ vùng Vịnh đối với các bất cập trong giáo

trong giáo dục

Với tiềm lực tài chính mạnh mẽ và tầm nhìn phát triển quốc gia theo hướng tập trung vào con người, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, chính phủ các nước vùng Vịnh đang nỗ lực đưa ra các giải pháp khắc phục các vấn đề còn tồn tại trong nền giáo dục dành cho nữ giới.

Bên cạnh đầu tư cung cấp học bổng du học cho công dân, các nước vùng Vịnh đang có những nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục trong nước, một trong số đó là thu hút nhiều tổ chức quốc tế danh tiếng đến đặt trụ sở trong khu vực. Điển hình cho chính sách này là sự xuất hiện của các cơ sở giáo dục nước ngoài, ví dụ như: Viện Công nghệ Massachusetts (Abu Dhabi), Đại học North Western (Doha), Đại học New York (Abu Dhabi) và Đại học Mỹ (Dubai) [11]. Chương trình học và các hoạt động ở các trường

quốc tế này cho phép nữ giới có cơ hội tiếp xúc với những bạn học và giảng viên đến từ những quốc gia, những nền văn hóa và tôn giáo khác nhau, được trải nghiệm mô hình giáo dục năng động, hiệu quả, toàn diện hơn, qua đó các nữ sinh có cơ hội tích lũy những tri thức có thể giúp họ tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường làm việc quốc tế và toàn cầu hóa.

Đối với chương trình đào tạo công lập hoặc các trường tư nhân trong nước, chính phủ các quốc gia vùng Vịnh đã cố gắng đưa ra những chính sách có tính đổi mới, cập nhật nhằm cải thiện hệ thống giáo dục của mình, giải quyết từng bước các vấn đề bất cập về giáo dục cho nữ giới.

Đầu tiên phải kể tới chính sách tập trung phát triển giảng dạy tiếng Anh trong chương trình đào tạo ở tất cả các cấp bậc. Vai trò của giảng dạy tiếng Anh đối với sự phát triển nhân lực nói riêng và phát triển quốc gia nói chung, đặc biệt trong thời đại khoa học công nghệ phát triển đã được các quốc gia vùng Vịnh sớm nhìn nhận và dành nhiều sự quan tâm đặc biệt. Do đó, ở hầu hết các quốc gia vùng Vịnh hiện nay, các trường công lập và các trường tư thục đều dạy ngoại ngữ từ bậc tiểu học. Nhiều trường tư trong khu vực thậm chí còn giới thiệu tiếng Anh cho trẻ em từ bậc mẫu giáo. Mức lương hấp dẫn dành cho các giáo viên giảng dạy tiếng Anh (2500-5500 USD ở UAE) [118] cùng các điều kiện vô cùng ưu đãi (miễn thuế thu nhập, được cung cấp vé máy bay, chỗ ở và bảo hiểm) là một trong những chính sách nhằm thu hút giáo viên từ các nước nói tiếng Anh đến vùng Vịnh làm việc mỗi năm. Thêm vào đó, một số môn học ở bậc trung học và đại học, đặc biệt là các môn khoa học được giảng dạy hoàn toàn bằng tiếng Anh cũng là một bước tiến quan trọng trong công cuộc cải cách giáo dục [73]. Chính điều này góp phần trực tiếp đưa nữ giới vùng Vịnh đến gần với thế giới, nhìn nhận các vấn đề thế giới với nhiều góc độ, từ đó mang một tư duy hiện đại và từng bước thoát khỏi những định kiến truyền thống.

Để cải thiện tình trạng bất bình đẳng giới trong chương trình giáo dục, Bộ Giáo dục tại các quốc gia vùng Vịnh đã hướng tới giải pháp chấp nhận các lớp học chung nam nữ. Năm 2018, Bộ Giáo dục UAE quyết định áp dụng các lớp học chung ở các trường công lập, cho phép các bé trai và bé gái từ Lớp 1 đến Lớp 4 được học chung với nhau. Bước đầu trong năm học 2018-2019, các lớp học chung chỉ mới áp dụng cho học sinh lớp 1, nhưng quy định này cũng sẽ được áp dụng cho các cấp học tiếp theo trong những năm tới [96]. Ở Kuwait, Qatar và Bahrain, mặc dù các trường phổ thông công lập vẫn theo chương trình đào tạo phân tách giới tính, tuy nhiên ở các bậc học cao hơn như đại học, việc nam nữ học chung đã trở nên rất phổ biến. Được coi là đi tiên phong trong việc nam nữ đồng giáo dục5, Đại học Kuwait, trường đại học công lập lớn nhất Kuwait đã chủ trương đào tạo chung cho cả nam và nữ ngay từ khi thành lập năm 1996. Mặc dù qua hàng chục năm hoạt động, cho tới nay, chủ trương giáo dục của trường vẫn liên tục bị phản đối bởi một bộ phận người dân Kuwait bảo thủ, song Bộ Giáo dục Kuwait vẫn nỗ lực giữ vững quan điểm đồng giáo dục ở các trường đại học và cao đẳng do những lợi ích về khoa học và kinh tế mà nó mang lại. Tương tự như Đại học Kuwait là Đại học Qatar, nơi mà nam nữ vẫn được học chung một giảng đường. Một tín hiệu tích cực khác là sự kiện Chính ‎ủhp

ar‎aưđ‎hnịđ‎ựd‎niarhaB thêm lựa chọn về lớp học chung hoặc lớp học phân tách giới ở trường Đại học nhằm đáp ứng nhu cầu của các sinh viên và phụ huynh, nhằm giải quyết tình trạng nhận được quá nhiều ý kiến ngược chiều nhau [99].

Ở Saudi Arabia, mặc dù việc học chung nam nữ vẫn bị cấm hoàn toàn, tuy nhiên chính phủ nước này đã tìm ra một số biện pháp khéo léo để đảm bảo cho nữ giới vẫn có cơ hội tiếp cận giáo dục bằng cách sử dụng công nghệ. Theo đó, các giảng viên nam có thể giảng bài cho các nữ sinh thông

5

qua một phòng studio có vách ngăn kính. Giảng viên và nữ sinh có thể trao đổi với nhau qua micro. Tuy biện pháp này vẫn còn nhiều hạn chế, song cũng phần nào xóa dần rào cản đối với phụ nữ trong việc tiếp cận giáo dục công bằng với nam giới.

Với mong muốn giải quyết vấn đề sức khỏe cho nữ giới, đặc biệt là vấn nạn thừa cân, béo phì và loãng xương ở các bé gái trong độ tuổi đi học, nhu cầu cấp thiết các chính phủ vùng Vịnh đặt ra là đưa Giáo dục thể chất trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường. Nếu như trước đây, việc phụ nữ chơi thể thao bị cấm ở các trường công lập ở Saudi Arabia, thì từ tháng 11/2017, Bộ Giáo dục Saudi đã quyết định đưa môn giáo dục thể chất vào chương trình giảng dạy. Các trường học được xây dựng thêm sân tập đa năng, nơi học sinh nữ có thể được học các môn thể thao dưới sự hướng dẫn của huấn luyện viên nữ. Từ tháng 9/2017, một số trường Đại học ở Saudi Arabia cũng bắt đầu cho ra mắt chương trình đào tạo Đại học giáo dục thể chất trong thời gian 4 năm cho nữ giới. Các nữ sinh viên tốt nghiệp ngành này có thể trở thành giáo viên thể dục, huấn luyện viên thể dục. Đây là một trong những bước đi của Bộ Giáo dục Saudi Arabia nhằm tạo động lực và thúc đẩy các sinh viên nữ quan tâm tới các hoạt động thể dục thể thao. Bộ Giáo dục nước này cũng bổ nhiệm một phụ nữ làm người chịu trách nhiệm theo dõi và chỉ đạo chương trình này [97]. Đối với những quốc gia vùng Vịnh cởi mở hơn như Kuwait, những ngày hội thể thao cho các bé gái được tổ chức thường niên với sự tham gia của các nữ giáo viên và phụ huynh là một trong những biện pháp cải thiện tình trạng sức khỏe cho nữ giới ở quốc gia này. Đầu năm 2017, Bộ giáo dục UAE đã đưa ra một loạt cải cách có tính cách mạng để thay đổi thực trạng giáo dục thể chất yếu kém của quốc gia mình. Theo đó Bộ giáo dục UAE đã xây dựng và đưa vào áp dụng một hệ thống giáo dục thể chất toàn diện được thiết kế riêng cho phù hợp với công dân UAE. Chương trình giáo dục thể chất này sẽ được đưa vào giảng

dạy tại tất cả các cấp bậc từ Mẫu giáo đến lớp 12. Chương trình bao gồm các phương pháp khoa học về chế độ dinh dưỡng, chế độ tập luyện, giải phẫu sinh lý học cho phù hợp với từng giới. Với tầm nhìn 2021, UAE mong muốn đạt được một hệ thống giáo dục thể chất được quốc tế công nhận [125].

Độ tuổi kết hôn hợp pháp của nữ giới ở một số quốc gia vùng Vịnh vẫn còn khá thấp. Tuổi kết hôn ở nữ giới Kuwait [91]và Bahrain là 15 [111], ở Qatar là 16 (Điều 17 Luật Hôn nhân Qatar)[67], ở Oman và UAE là 18. Tuy nhiên ngay cả khi quy định độ tuổi kết hôn là 18 thì hôn nhân dưới 18 tuổi vẫn được chấp nhận nếu thỏa mãn một số điều kiện nhất định như được sự đồng ý của cô dâu, sự chấp thuận của cha mẹ, có chứng nhận của bác sỹ rằng cô dâu đủ điều kiện sức khỏe để kết hôn. Đây là những điều kiện tạo kẽ hở cho việc tảo hôn và hôn nhân dưới tuổi trưởng thành vẫn tiếp tục tồn tại ở các quốc gia này.

Vấn đề tảo hôn cũng gây ra một số tranh cãi lớn trong các cộng đồng Islam giáo những năm gần đây, tiêu biểu là sự kiện một bé gái Saudi Arabia 11 tuổi, đệ đơn lên Ủy ban Nhân quyền Saudi yêu cầu được ly hôn với người chồng 80 tuổi của mình sau một cuộc hôn nhân sắp đặt tại Buraidah - một tỉnh gần thủ đô Riyadh vào năm 2010 [107]. Cuộc hôn nhân này được cho là đã đem lại cho gia đình cô bé một khoản hồi môn trị giá 23.350 USD. Tuy nhiên, với sự giúp đỡ của một luật sư từ Ủy ban Nhân quyền Saudi, cô bé đã nỗ lực thoát khỏi cuộc hôn nhân này bằng việc đâm đơn kiện vụ việc này lên tòa án Buraidah. Kết quả là hai bên gia đình đã chọn giải pháp giải quyết nội bộ nhằm tránh những rắc rối pháp lý. Cô bé đã được giải quyết ly hôn cùng với một số thỏa thuận đền bù giữa hai bên. Điều này đã tạo nên một làn sóng dư luận căng thẳng ở khu vực vùng Vịnh về vấn nạn tảo hôn ở quốc gia này nói riêng và toàn bộ khu vực nói chung. Chính phủ Saudi Arabia sau đó đã có nhiều phiên họp xem xét điều chỉnh lại độ tuổi kết hôn tối thiểu cho nữ giới. Sau nhiều nỗ lực, năm 2017, Chính phủ Saudi đã nâng độ tuổi kết hôn

tối thiểu ở nữ giới từ 16 lên 18 tuổi [86], kèm theo nhiều điều kiện chặt chẽ hơn như cuộc cuộc hôn nhân phải được sự đồng ý của bản thân cô dâu và mẹ cô dâu, hợp đồng hôn nhân phải do tòa án địa phương xác nhận…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 56 - 61)