Thực trạng tiếp cận việc làm đối với nữ giới từ nửa sau thế kỷ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 66 - 75)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2 Thực trạng tiếp cận việc làm đối với nữ giới từ nửa sau thế kỷ

20 đến nay

Trái ngược hoàn toàn với những con số ấn tượng về tỷ lệ nữ giới được tiếp cận giáo dục sau sự xuất hiện của dầu mỏ, tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ở các quốc gia vùng Vịnh ở giai đoạn này vô cùng khiêm tốn so với tiềm năng của họ. Báo cáo về ―Khoảng cách giới tính năm 2013‖

[104] của Diễn đàn Kinh tế Thế giới đã xếp hạng 136 quốc gia về khả năng thu hẹp giới tính trong bốn lĩnh vực (chính trị, kinh tế, giáo dục và y tế). Theo báo cáo này, trong khi các quốc gia vùng Vịnh Ả Rập đã thu hẹp khoảng cách giới tính trong giáo dục với thành tựu đạt mức ngang bằng với các nước phát triển nhất trên thế giới, tuy nhiên họ vẫn có thứ hạng rất thấp do những đóng góp ít ỏi của phụ nữ trong lĩnh vực kinh tế và chính trị.

Nhìn chung, tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ở các nước vùng Vịnh được đánh giá là thấp nhất trên thế giới. Theo dữ liệu của World Bank Central Database, ở vùng Vịnh có 26,9% trong tổng số nữ giới làm việc, tức là con số này chỉ tương đương với một nửa mức trung bình của thế giới là 51,7%. Mặc dù nữ giới chiếm tới 41% dân số khu vực, nhưng lại chỉ chiếm 16% lực lượng lao động. Con số này có sự tăng dần lên trong những năm vừa qua nhưng nếu so sánh với các nước có thu nhập cao khác trên thế giới thì vẫn hoàn toàn chưa tương xứng với tiềm năng của họ. Trong số các nước vùng Vịnh, Kuwait được đánh giá là nước có tỷ lệ phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động khá cao so với khu vực với 28% nguồn nhân lực là nữ giới. Tiếp sau Kuwait là Bahrain với 21%, các quốc gia còn lại đều thấp ở mức 12-16% [68].

Quốc gia Nữ (%) Nam (%)

Bahrain 21,0 79,0 Kuwait 28,02 71,98 Oman 12,09 87,91 Qatar 14,01 85,99 Saudi Arabia 16,2 83,8 UAE 12,04 87,96

Bảng 3.1: Tỷ lệ nữ giới tham gia vào lực lượng lao động ở các quốc gia vùng Vịnh

Phụ nữ tại các quốc gia này tham gia lao động chủ yếu trong khu vực công. Tại UAE, năm 2005 có 40% trong số phụ nữ đi làm tham gia trong khu vực công, 18% làm trong khu vực tư nhân, 29% làm việc trong các tổ chức đại diện, 7,6% tự làm chủ, 7,3% làm trong các cơ sở liên doanh, 6% tham gia kinh doanh. Có rất ít phụ nữ đảm nhiệm các công việc quản trị và điều hành trong ngành kinh tế. Tại Kuwait, kể từ năm 2016, có khoảng một nửa số nhân viên các khu vực công là phụ nữ [102]. Điều này khá dễ hiểu vì các công việc trong khu vực công có tính chất ổn định cao, thu nhập và giờ làm việc đều ở mức tốt. Những điều kiện làm việc này cho phép họ dễ dàng cân đối giữa công việc và gia đình. Hơn thế nữa, phụ nữ làm việc trong các ngành này cũng thường được xã hội đánh giá cao hơn.

Tuy vậy có một thực tế là bất bình đẳng giới xảy ra khá rõ rệt trong sự phân chia lĩnh vực ngành nghề mà nữ giới tham gia. Mặc dù đã có nhiều thay đổi về mặt nhận thức và cơ cấu xã hội, song cho tới những năm gần đây, tỷ lệ nữ giới lựa chọn việc làm trong các lĩnh vực dịch vụ như giáo dục, y tế…vẫn vượt trội hơn hẳn những ngành nghề kỹ thuật, khoa học. Theo dữ liệu của World Bank năm 2016, 95,6 % nữ giới UAE làm việc trong các ngành dịch vụ (y tế, giáo dục, văn thư…). Con số này lần lượt là 97,9% ở Saudi Arabia, 95,3 % ở Kuwait, 92,9% ở Oman, 93,4% ở Qatar, 90,6% ở Bahrain. Như vậy có thể thấy rằng phụ nữ vẫn có xu hướng chọn lựa những ngành nghề được coi là phù hợp với nữ giới hơn là các lĩnh vực khác. Song, chính việc cạnh tranh trong cùng một lĩnh vực ngành nghề như vậy cũng là nguyên nhân khiến nữ giới tự hạn chế cơ hội việc làm của mình.

Ngoài ra bất bình đẳng giới còn tồn tại trong các cơ hội việc làm giữa nam giới và nữ giới. Ở lĩnh vực công, trong khi nữ giới cần đáp ứng các yêu cầu về bằng cấp để có một công việc thì nam giới lại dễ dàng được xếp vào các vị trí hấp dẫn trong các ngành ngoại giao, chính phủ hoặc quân đội mà không cần phải sở hữu tấm bằng đại học. Báo cáo GCC Women [11] cũng

cho thấy các cơ hội việc làm trong khu vực công chủ yếu dành cho nam giới với mức lương cao và khả năng thăng tiến trong công việc nhanh hơn so với nữ giới. Ở các khu vực tư nhân cũng không khả quan hơn, các doanh nghiệp tư nhân thường có xu hướng không muốn tiếp nhận nguồn nhân sự là nữ giới vì e ngại các chi phí liên quan đến vấn đề thai sản của người phụ nữ.

Quốc gia Nam (%) Nữ (%)

Bahrain 42,7 9,4 Kuwait 35,5 4,6 Qatar 62,3 6,6 Oman 42,9 6,6 Saudi Arabia 25,9 1,5 UAE 39,6 4,4

Bảng 3.2: Tỷ lệ nữ giới và nam giới tham gia vào lĩnh vực công nghiệp Nguồn: The World Bank 2016

Mặc dù có số lượng ít ỏi nữ giới tham gia vào lực lượng lao động, song họ cũng góp mặt ở một số lĩnh vực vốn trước giờ được coi là đặc quyền của nam giới. Theo số liệu của Đại sứ quán UAE tại Washington năm 2018, UAE hiện nay có bốn phi công nữ và đã huấn luyện hơn ba mươi phụ nữ để làm trong các lực lượng an ninh đặc biệt của UAE. Trong nội các UAE có chín phụ nữ, quốc hội có bảy phụ nữ. Năm 2015, Tiến sĩ Amal Al Qubaisi trở thành nữ Chủ tịch quốc hội đầu tiên của UAE và khu vực Trung Đông. Trước đó, năm 2008, nữ thẩm phán đầu tiên được bổ nhiệm và sau đó là một số công tố viên nữ cũng được tuyển chọn vào ngành tư pháp. Tháng 9 năm 2014, UAE mở trường cao đẳng quân đội Khawla Bint Al Azwar cho phụ nữ đầu tiên trong khu vực với những khóa huấn luyện đạt cấp độ quốc tế.

Dường như có một thực tế là: ở khu vực vùng Vịnh, khi kinh tế càng phát triển, phụ nữ trở nên có học thức hơn nhưng vai trò của họ trong nền

kinh tế lại rất khiêm tốn. Bức tranh chung về việc làm của phụ nữ ở khu vực này trong nửa sau của thế kỷ 20 vẽ ra hình ảnh những người phụ nữ rời bỏ cánh đồng để đến trường, theo đuổi việc học lên cấp cử nhân, thạc sĩ hay cao hơn nữa rồi chỉ để thấy cánh cổng việc làm đóng lại trước những nỗ lực của họ. Báo cáo Phát triển con người của UNDP (2011) chỉ ra rằng nền giáo dục cho phụ nữ ở các nước Ả Rập đã được cải thiện rất nhiều kể từ năm 1976. Tuy nhiên, có một nghịch lý rằng: giáo dục được cải tiến nhiều nhưng số lượng phụ nữ tham gia vào lao động lại khiêm tốn.

Có nhiều nguyên nhân để giải thích cho khoảng cách rất xa giữa tỷ lệ phụ nữ thành công trên con đường học vấn và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, và có vẻ như tôn giáo và truyền thống văn hóa được đưa ra như là những nguyên nhân đầu tiên. Mặc dù vậy, ở một góc nhìn khách quan hơn trước tiên chúng ta cần phải nhìn vào đặc điểm phát triển kinh tế ở các quốc gia vùng Vịnh.

Một số nghiên cứu cho rằng nền công nghiệp dầu mỏ bùng nổ ở các quốc gia này đòi hỏi sự chuyên môn hóa trong sản xuất. Vì lẽ đó, những đóng góp của phụ nữ trong các công việc sản xuất yêu cầu trình độ thấp như hoạt động chăn nuôi, sản xuất, thêu dệt… ở thời kỳ trước đó đã không còn phù hợp. Đây có lẽ mới chính là lý do đầu tiên hạn chế sự tham gia của phụ nữ trong nền kinh tế. Trong cuốn ―Social Changes and Women in the Middle East: State Policy, Education, Economics and Development‖ (1999) [74], Shirin Shukri đã đưa ra quan điểm của mình về những ảnh hưởng của chính sách phát triển kinh tế quốc gia tới vấn đề việc làm của phụ nữ ở khu vực Trung Đông. Theo ông, các quốc gia giàu dầu mỏ và nghèo về các nguồn tài nguyên khác đang lựa chọn nền công nghiệp chiến lược chủ yếu dựa vào các sản phẩm dầu mỏ và hóa dầu. Ngành công nghiệp này không tạo ra những cơ hội việc làm phù hợp cho phụ nữ. Hơn thế nữa, xu hướng của mô hình

công nghiệp hóa trong giai đoạn 1955-1975 là nhập khẩu hàng tiêu dùng để thay thế cho các sản phẩm hàng hóa trong nước, điều này làm giảm cơ hội việc làm cho nữ giới theo hướng truyền thống.

Từ những năm 1960 cho tới hiện nay, mô hình kinh tế của các quốc gia vùng Vịnh nhìn chung là dựa vào nguồn nhân lực nước ngoài để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết lập các tổ chức công từ trường học, bệnh viện đến ngay cả cơ quan cảnh sát. Nguồn lao động nhập cư cũng là nguồn nhân lực chủ yếu trong các lĩnh vực dịch vụ. Từ những năm 2000, chính phủ các quốc gia này tích cực đưa ra những chỉ đạo và đường hướng phát triển kinh tế. Bên cạnh việc khai thác các tài nguyên sẵn có, mở rộng cơ sở hạ tầng và bất động sản rất được chú trọng. Để phục vụ cho tất cả những dự án này, chính phủ các quốc gia vùng Vịnh tất nhiên phải ưu tiên các nguồn nhân lực vừa có trình độ chuyên môn cao, vừa có giá thành thấp để giảm bớt chi phí nhân công. Và lựa chọn phù hợp nhất của các nhà đầu tư khi này chính là nguồn nhân công đến từ các quốc gia châu Á như Nepal, Philippines, Ấn Độ và cả Việt Nam. Cũng vì lẽ đó, nguồn nhân lực không chỉ là nam giới mà còn cả một số lượng lớn nữ giới nhập khẩu lấp đầy vị trí các ngành dịch vụ nhờ những ưu điểm như sự chuyên nghiệp, năng động và mức lương thấp hơn so với phụ nữ địa phương.

Theo dõi trong Bảng 3.3, có thể thấy rằng số lượng nữ giới nhập cư từ các quốc gia khác đến các nước vùng Vịnh để làm việc là vô cùng lớn. Đáng chú ý là con số này không ngừng tăng cao trong những năm qua. Ở Kuwait, Qatar và UAE, lực lượng lao động nữ nhập cư còn cao gấp nhiều lần phụ nữ bản xứ. Nói cách khác, phụ nữ bản xứ không khác gì một nhóm người thiểu số trong xã hội. Tất nhiên với những ưu điểm của lao động nữ nhập cư về kỹ năng chuyên môn hay mức lương thấp hơn hẳn, lao động nữ bản địa khó lòng có thể cạnh tranh cơ hội việc làm với những người nhập cư.

Quốc gia Năm khảo sát Số lƣợng nữ giới bản địa Số lƣợng nữ giới nhập cƣ Bahrain 2010 192.822 152.425 Kuwait 2013 631.954 950.232 Oman 2013 705.865 238.153 Qatar 2013 90.616 266.805 Saudi Arabia 2013 6.469.156 1.988.687 UAE 2010 293.571 1.209.178

Bảng 3.3: So sánh giữa số lượng phụ nữ bản địa và phụ nữ nhập cư ở các nước vùng Vịnh.

Nguồn: Gulf Labour Markets and Migration[98]

Sau khi xem xét nguyên nhân về mặt kinh tế, chúng ta cần chú ý tới những nguyên nhân về mặt tôn giáo và truyền thống xã hội, những thứ đã tồn tại và ăn sâu vào đời sống người dân vùng Vịnh từ thời kỳ trước Islam. Như đã trình bày ở Chương 1, phụ nữ ở khu vực này đã chịu đàn áp và bị phụ thuộc vào nam giới trong các chế độ phụ hệ từ rất lâu trước khi Islam ra đời. Bên cạnh đó, tôn giáo cũng là yếu tố góp phần làm xã hội khắt khe hơn đối với việc phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động.

Trong văn hóa truyền thống của người Ả Rập nói chung và vùng Vịnh nói riêng, việc phụ nữ bước ra khỏi nhà, tham gia vào đời sống cộng đồng không được khuyến khích. Quan niệm chung là phụ nữ và đàn ông đều có vai trò “phù hợp với bản chất tự nhiên” của mình trong xã hội, phụ nữ tham gia vào những việc được mặc định là của đàn ông là làm xáo trộn phân công vai trò trong xã hội. Các quan niệm truyền thống đánh giá thấp vai trò của nữ giới đã thâm căn cố đế trong suy nghĩ không chỉ người đàn ông mà còn cả chính những người phụ nữ. Đây cũng là nguyên nhân khiến phần lớn nữ

giới ở khu vực vùng Vịnh lựa chọn theo học các ngành không có định hướng nghề nghiệp cụ thể như nghệ thuật và nhân văn. Điều này thể hiện rõ ràng nhất trong trường hợp của Kuwait, khi mà “các cô gái giàu có đi học chỉ để nâng cao giá trị của bản thân và tiêu khiển trong thời gian rảnh rỗi” [56, tr. 115-124].

Là tôn giáo chính ở khu vực, Islam, một mặt không phản đối quyền được giáo dục của phụ nữ, mặt khác nhấn mạnh vai trò của họ trong gia đình là người quán xuyến việc nhà và chăm lo cho các thế hệ trong gia đình. Những người phụ nữ Muslim ngày nay được khuyến khích đến trường và tiếp thu nền giáo dục nhưng chủ yếu để trở thành người mẹ, người vợ tốt. Trong điều kiện giáo dục cơ bản được chính phủ các nước vùng Vịnh cung cấp hoàn toàn miễn phí thì việc cho con gái đi học được các gia đình hoàn toàn được tán đồng và phần lớn coi đó như một phần của xã hội hiện đại nhưng với mục đích ngoài giờ hoặc giải trí. Họ chưa bao giờ thực sự bận tâm liệu những người phụ nữ có thể đóng góp vào thu nhập cho gia đình hay không.

Ngoài ra, lại một lần nữa chúng ta phải nhắc tới nạn tảo hôn và phong tục kết hôn sớm ở các quốc gia vùng Vịnh. Truyền thống kết hôn sớm này không chỉ cản trở việc nữ giới được tiếp cận giáo dục như chúng ta đã đề cập ở chương 2, mà còn ảnh hưởng đến mong muốn và khả năng nữ giới tham gia vào thị trường lao động. Số liệu từ Bộ Giáo dục Saudi Arabia cho thấy, tỷ lệ nữ giới sau khi hoàn thành chương trình đại học rất cao tuy nhiên lại tụt dần ở các bậc học sau đó như Thạc sỹ, Tiến sỹ. Nguyên nhân chính là do sau khi hoàn thành chương trình học đại học, do các áp lực từ phía gia đình và xã hội, họ sẽ bước vào hôn nhân và phải đối mặt với trách nhiệm và nghĩa vụ trong gia đình cũng như cần phải nhận được sự cho phép của người chồng nên khó có khả năng tiếp tục học lên cao hoặc đi làm.

Đối với nhóm phụ nữ thực sự quan tâm tìm kiếm công việc sau khi tốt nghiệp, họ cũng gặp phải rào cản về định kiến xã hội đối với phụ nữ đi làm.

Nguyên nhân là vì làm việc trong môi trường có cả nam lẫn nữ không được khuyến khích và chịu nhiều chỉ trích (Qatar), thậm chí còn bị cấm (Saudi Arabia).

Hệ thống pháp lý cũng ảnh hưởng rất nhiều đến cơ hội tham gia lao động của phụ nữ. Trong số các quốc gia vùng Vịnh, Kuwait là quốc gia có tỷ lệ nữ giới tham gia lao động nhiều nhất, bởi quốc gia này có sự tự do hóa chính trị tốt hơn. Các nền kinh tế thân thiện với phụ nữ hơn dường như cũng có hệ thống lập pháp và các tổ chức đại diện có tính tích cực hơn. Pháp luật các quốc gia vùng Vịnh nhìn chung không trực tiếp cấm phụ nữ đi làm nhưng luôn có những quy định không rõ ràng tạo kẽ hở cho các quan điểm bảo thủ cản trở phụ nữ thực sự ra ngoài làm việc.

Chẳng hạn, ở Saudi Arabia, phụ nữ được quyền đi làm nhưng phải có sự cho phép của người bảo hộ là nam giới, đặc biệt không được làm việc ở nơi có sự chung đụng với nam giới. Công việc phải “phù hợp với bản chất tự nhiên”. Hoặc, luật pháp Kuwait cho phép phụ nữ được đi làm nhưng với điều kiện công việc không làm ảnh hưởng đến quan hệ hôn nhân và khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cái. Phụ nữ cũng không được làm các công việc nguy hiểm và vào ban đêm trừ công việc trong ngành y tế (Kuwait,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thực trạng giáo dục và việc làm đối với nữ giới ở các quốc gia vùng vịnh (Trang 66 - 75)