Bước sang thế kỷ XXI, sự phát triển nhanh chóng của KH - CN, xu thế toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang tác động mạnh mẽ tới nền giáo dục đại học nước nhà. Nhiệm vụ bao quát hàng đầu của sự nghiệp GD - ĐT ở Việt Nam là xây dựng con người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng, thuấn nhuần những giá trị và chuẩn mực tri thức khoa học phù hợp với yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới.
Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển KH - CN cùng với phát triển GD - ĐT là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực để đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”[28, tr. 57].
“Phát triển GD - ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghệp CNH, HĐH, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và vững bền” [28, tr. 53]. Và được cụ thể ở điều 35 của Hiến pháp 1992: giáo dục là quốc sách hàng đầu, việc thể chế hóa quan điểm của Đảng vào Hiến pháp cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam nhìn nhận vai trò to lớn của giáo dục nói chung giáo dục đại học nói riêng đối với sự phát triển đất nước. Giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu.
Đại hội IX của Đảng cộng sản Việt Nam đã đưa ra những định hướng quan điểm về phát triển giáo dục trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH với những tư tưởng chỉ đạo: thực sự coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu; phát triển GD - ĐT gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, giữ vai trò nòng cốt của các trường công lập đi đôi với việc đa dạng hóa các loại hình GD - ĐT, trên cơ sở nhà nước thống nhất quản lý. “Phát triển và nâng cao chất lượng đào tạo đại học[...] tập trung xây dựng một số trường đại học trọng điểm quốc gia, ngang tầm khu vự, tiến tới đạt trình độ quốc tê”[32, tr. 528]. Nhằm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài cho đất nước.
Tiếp tục khẳng định quan điểm giáo dục là quốc sách hàng đầu, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định quan điểm: Đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phá triển kinh tế tri thức. Một trong những đặc điểm nổi bật của đất nước ta trong quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội là đặc điểm xuất phát thấp, kinh tế kém phát triển. Bởi vậy, tiến hành CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức với những bước đi, hình thức phù hợp là một quá trình mang tính tất yếu khách quan.
Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản như: Tri thức đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, là vốn; Trong nền kinh tế tri thức, cơ cấu sản xuất dựa ngày càng nhiều vào việc ứng dụng các thành tựu của KH - CN, đặc biệt là công nghệ cao; Cơ cấu lao động trong kinh tế tri thức có những biến đổi như lao động tri thức chiếm tỷ trọng cao (70-90%), nguồn nhân lực nhanh chóng được tri thức hóa, sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành nhu cầu thường xuyên đối với mọi người. Ở đỉnh cao của nó, xã hội của nền kinh tế tri thức sẽ trở thành xã hội học tập; Trong nền kinh tế tri thức, quyền sở hữu đối với tri thức trở nên quan trọng. Mọi hoạt động của kinh tế tri
thức đều liên quan đến vấn đề toàn cầu hóa.Do đó, phát triển giáo dục bậc cao – giáo dục đại học là một khâu quan trọng trong chiến lược pháp triển đất nước. Giáo dục phải đi trước một bước, thậm chí là nhiều bước, tạo tiền đề nền tảng thúc đẩy các lĩnh vực xã hội phát triển.
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011) tiếp tục khẳng định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển GD - ĐT cùng với phát triển KH - CN là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư phát triển.
Do đó, cần tranh thủ cơ hội thuận lợi do bối cảnh quốc tế tạo ra và tiềm năng, lợi thế của đất nước để rút ngắn quá trình CNH, HĐH đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa gắn với phát triển kinh tế tri thức. Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển GD - ĐT đặc biệt là giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội. Là quốc gia đi sau Việt Nam có thể không cần qua các bước tuần tự từ kinh tế nông nghiệp đến kinh tế công nghiệp rồi mới đến phát triển kinh tế tri thức mà Việt Nam có thể tiến hành CNH, HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức ngay. Đó là lợi thế của các nước như Việt Nam, tuyệt nhiên không phải là nóng vội chủ quan, duy ý chí về con đường xây dựng và phát triển nền kinh tế đất nước. Đảng Cộng sản Việt Nam xác định: trong thế kỷ XXI: “Con đường CNH, HĐH của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian...,vừa có những bước tuần tự, vừa có những bước nhảy vọt. Phát huy những lợi thế của đất nước, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ thông tin và công nghệ sinh học, tranh thủ ứng dụng ngày càng nhiều hơn, ở mức cao hơn và phổ biến hơn những thành tựu về KH - CN, từng bước phát triển kinh tế tri thức”[28, tr. 25].
Do đó, phải thực sự coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao vai trò các tổ chức, đoàn thể chính trị, kinh tế, xã hội trong phát triển giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai, đầu tư cho phát triển bền vững. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với ngành giáo dục – giáo dục đại học, đặc biệt là chính
sách đầu tư và chính sách tiền lương để cán giảng dạy yên tâm công tác. Phát triển giáo dục đại học tạo điều kiện cho mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội có cơ hội như nhau tiếp cận với nền giáo dục mới, có cơ hội phát triển toàn diện. Đồng thời đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.
Đảng khẳng định:“ Ở Việt Nam hiện nay, đã và đang chín muồi yêu cầu khách quan, bức xúc của một cuộc cải cách giáo dục. Nó đòi hỏi phải đặt vấn đề và giải quyết vấn đề theo một cách mới, khác về nguyên tắc và phương pháp so với các cuộc cải cách giáo dục trước đây – đó là cải cách giáo dục trên tinh thần cách mạng hóa lĩnh vực GD - ĐT, nhằm phát triển con người và xã hội Việt Nam trong bối cảnh đổi mới để phát triển, trong điều kiện xuất hiện kinh tế tri thức và toàn cầu hóa trên thế giới mà ta không thể không lảnh tránh, không thể không chuẩn bị những hành trang để chuẩn bị hội nhập”[94, tr. 181].
Sự nghiệp GD - ĐT có vị trí quan trọng trong chiến lược con người, chiến lược phát triển KT - XH của đất nước. “Nguồn tài nguyên và sự giàu có của một quốc gia không phải nằm trong lòng đất mà chính là nằm trong bản thân con người, trí tuệ con người”. Muốn tiến hành CNH, HĐH thắng lợi phải đẩy mạnh phát triển giáo dục đại học vì giáo dục đại học có vai trò quan trọng trong lĩnh vực sản xuất vật chất xã hội cũng như xây dựng nền văn hoá .
Trong thời đại KH – CN phát triển như vũ bão hiện nay, hàm lượng trí tuệ khoa học kết tinh trong sản phẩm hàng hoá ngày càng tăng; tài năng trí tuệ, năng lực và bản lĩnh trong lao động sáng tạo của con người, không phải xuất hiện một cách ngẫu nhiên, tự phát, mà phải trải qua quá trình đào luyện công phu có hệ thống. Vì vậy giáo dục nói chung, giáo dục đại học nói riêng hiện nay được nhìn nhận không phải là yếu tố phi sản xuất mà là yếu tố bên trong cấu thành của nền sản xuất xã hội. Thực tiễn cho thấy rằng không có quốc gia nào muốn phát triển mà ít đầu tư cho giáo dục. Công cuộc chạy đua phát triển kinh tế của thế giới hiện nay là cuộc chạy đua về KH - CN, chạy đua về phát triển GD - ĐT. Nghị quyết Hội nghị lần thứ II Ban chấp hành Trung ương khoá VIII đã nhấn mạnh: Thực sự coi GD - ĐT là quốc sách hàng đầu. Nhận thức sâu sắc giáo dục đại học là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội. Đầu tư cho giáo dục đại học là đầu tư phát triển, đầu tư cho tương lai.
Giáo dục đại học không chỉ có vai trò quan trọng trên lĩnh vực sản xuất vật chất mà còn là cơ sở để hình thành nền văn hoá tinh thần của chủ nghĩa xã hội.
Giáo dục có tác động vô cùng to lớn trong việc truyền bá hệ tư tưởng chính trị xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp quyền và ý thức đạo đức, xây dựng nền văn hoá, văn học nghệ thuật, góp phần cơ bản vào việc hình thành lối sống mới, nhân cách mới của toàn bộ xã hội. Đảng ta đã chỉ rõ: Nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng con người và thế hệ thiết tha, gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường, xây dựng và bảo vệ tổ quốc; thực hiện sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, giữ gìn và phát huy các giá trị văn hoá của dân tộc…là những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội…Như vậy giáo dục đại học có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục đại học là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển KT - XH, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta.
Giáo dục được xem là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển đất nước hiện nay, thì giáo dục đại học phải được ưu tiên trước nhất trong sự nghiệp phát triển giáo dục đất nước vì giáo dục đại học là bậc học cao nhất trong hệ thống giáo dục, nơi tiếp cận nền tri thức cao nhất, mới nhất do đó, phát triển giáo dục đại học là quốc sách hàng đầu nhằm đào tạo nhận lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phát triển giáo dục đại học sẽ tạo động lực, nền tảng cho các ngành nghề khác phát triển là yếu tố quan trọng cho sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.