Những yếu tố tác động đến giáo dục đại học Việt Nam thời gian tới

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 81)

3.4. Giải pháp phát triển giáo dục đại học ở Việt Nam đến năm 2020

3.4.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục đại học Việt Nam thời gian tới

3.4.1.1. Yếu tố bên ngoài

Trong những năm tới, tình hình thế giới sẽ có nhiều biến động, diễn biến rất phức tạp, nhưng hòa bình, hợp tác vẫn là xu thế chủ đạo. Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hợp tác, cạnh tranh và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước, nhất là những nước lớn sẽ ngày càng tăng. Cuộc cách mạng KH - CN, đặc biệt là công nghệ thông tin tiếp tục phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy sự phát triển của nhiều lĩnh vực trong đó có giáo dục đại học, tạo ra thời cơ và thách thức đối với nền giáo dục đại học của mọi quốc gia.

Những vấn đề toàn cầu như an ninh tài chính, an ninh năng lượng, an ninh nguồn nước, an ninh lương thực, biến đổi khí hậu, thiên tai, bệnh dịch có những diễn biến phức tạp. Thế giới ngay nay đang phải đối mặt với nhiều vấn đề mới, với các thách thức phi truyền thống, như an ninh mạng và các hình thái chiến tranh kiểu mới. Mà một quốc gia đơn lẻ không thể giải quyết được, đòi hỏi sự chung tay góp sức của cả nhân loại. Kinh tế thế giới đan có xu hướng phục hồi, tuy nhiên, còn chậm với những biến động khó lường...Do đó, hầu hết các nước trên thế giới đều có những điều chỉnh nhất định trong đường lối chính sách như ưu tiên đổi mới và phát triển giáo dục đại học, ứng dụng những tiến bộ KH - CN để phát triển. Điều đó có tác động không nhỏ tới nền giáo dục đại học Việt Nam, buộc nền giáo dục đại học Việt Nam phải phát triển để thích nghi với tình hình mới.

Bối cảnh trên đã tạo nên những thay đổi sâu sắc trong giáo dục đại học, từ quan niệm về chất lượng giáo dục, xây dựng nhân cách người học đến cách tổ chức quá trình và hệ thống giáo dục. Nhà trường từ chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội và gắn bó chặt chẽ với nghiên cứu KH - CN và ứng dụng; nhà giáo thay vì chỉ truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách hệ thống, có tư duy phân tích và tổng hợp. Đầu tư cho

giáo dục từ chỗ được xem là phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển. Vì vậy, các quốc gia, từ những nước đang phát triển đến những nước phát triển đều nhận thức được vai trò và vị trí hàng đầu của giáo dục, đều phải đổi mới giáo dục để có thể đáp ứng một cách năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn những nhu cầu của sự phát triển đất nước.

Mặt khác, nhân loại sẽ chứng kiến những thành tựu KH - CN chưa từng thấy; kinh tế tri thức sẽ chiếm vị trí ngày càng lớn trong quá trình phát triển, đưa thế giới chuyển từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên thông tin và phát triển kinh tế tri thức, đồng thời tác động tới tất cả các lĩnh vực, làm biến đổi nhanh chóng và sâu sắc đời sống vật chất và tinh thần của xã hội. Khoảng cách giữa các phát minh KH - CN và áp dụng vào thực tiễn ngày càng thu hẹp lại; kho tàng kiến thức của nhân loại ngày càng đa dạng, phong phú và tăng theo cấp số nhân.

Quá trình hội nhập tạo cơ hội cho nền giáo dục đại học Việt Nam nhanh chóng tiếp cận với tri thức mới, mô hình giáo dục hiện đại. Việt Nam có cơ hội giao lưu, học hỏi kinh nghiệm với các nước có nền giáo dục tiên tiến ở trong khu vực và trên thế giới. Nhiều người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là các nhà khoa học đang hướng về Tổ quốc, với mong muốn đóng góp sức lực và trí tuệ cho nền giáo dục đất nước. Lực lượng các nhà khoa học đó sẽ góp phần quan trọng vào sự phát triển cho nền giáo dục Việt Nam, là một nguồn lực quý.

Toàn cầu hóa cũng là thời cơ ngàn năm có một của mỗi quốc gia muốn vươn lên thể hiện chính mình. Toàn cầu hóa đã mở rộng thị trường nguồn nhân lực, tạo điều kiện hội nhập cho nền giáo dục Việt Nam phát triển, hiện đại. Trong điều kiện của nền kinh tế tri thức và toàn cầu hóa hiện nay, chỉ có GD - ĐT mới biến được gánh nặng dân số của Việt Nam thành lợi thế. Bởi, nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ trở thành nguồn lực quyết định sự phát triển của một quốc gia, tạo điều kiện giúp Việt Nam nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước trong khu vực, trên thế giới và khai thác được tiềm năng của toàn cầu hóa, biến toàn cầu hóa trở thành một động lực thúc đẩy sự phát triển.

Vì vậy, các quốc gia từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển đều có cách nhìn nhận mới về vai trò, vị trí hàng đầu của giáo dục đại học trong hệ thống chính sách của mình, đều tiến hành đổi mới giáo dục để đáp ứng một cách

năng động hơn, hiệu quả hơn, trực tiếp hơn đến xã hội. Không đứng ngoài xu thế phát triển chung của nhân loại, Việt Nam đã và đang tiến hành đổi mới GD - ĐT và đã đạt được những kết quả bước đầu đáng khích lệ.

Do đó, Việt Nam cần có những bước đi, lộ trình cụ thể tiến hành đổi mới giáo dục đại học, theo hướng tiên tiến hiện đại, đào tạo ngành nghề đại học cần gắn liền với nhu cầu xã hội. Nhà trường tử chỗ khép kín chuyển sang mở cửa rộng rãi, đối thoại với xã hội, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội, gắn bó chặt chẽ nghiên cứu khoa học và ứng dụng vào thực tiễn, trường đại học thay vì truyền đạt tri thức, chuyển sang cung cấp cho người học phương pháp thu nhận thông tin một cách có hệ thống, có tư duy phân tích, tổng hợp… Đầu tư cho giáo dục từ chỗ quan niệm là đầu tư cho phúc lợi xã hội chuyển sang đầu tư cho phát triển.

Mặt khác, CNH, HĐH có quan hệ mật thiết với GD - ĐT. Kinh nghiệm của các nước phát triển trên thế giới và thực tiễn công cuộc đổi mới ở nước ta trong thời gian qua cho thấy, chúng luôn có sự tác động, quy định lẫn nhau, nhất là trong điều kiện KH - CN ngày càng phát triển mạnh mẽ với tốc độ chóng mặt. Nhưng cần dựa vào một loạt điều kiện cần thiết, mà chủ yếu là sự phát triển về chất lượng của nguồn nhân lực nói chung là nguồn lực lao động nói riêng. Dĩ nhiên,“chất lượng lao động là sự tích hợp của nhiều yếu tố, nhưng nhân tố này gắn bó và tùy thuộc lẫn nhau, trong đó, GD - ĐT là cơ sở quan trọng nhất chi phối tất cả các nhân tố khác”[131, tr. 286].

Do vậy, trong mối quan hệ với CNH, HĐH, giáo dục đại học đóng vai trò tiên quyết, có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Nó không chỉ là động lực của quá trình CNH, HĐH, mà còn là cơ sở của sự phát triển bền vững. Đây chính là lý do, căn cứ khoa học của quan điểm phổ biến hiện nay cho rằng đầu tư cho giáo dục là đầu tư theo chiều sâu, đầu tư cho phát triển hay đầu tư cho tương lai...

Vì vậy, phát triển giáo dục đại học vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với sự thành công của CNH, HĐH ở Việt Nam. Đến lượt mình, khi đạt được những bước tiến nhất định CNH, HĐH tác động trở lại toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa..., tạo điều kiện cho giáo dục phát triển. Tựu chung lại, để phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, chúng ta phải xây dựng một hệ thống giáo dục toàn dân, toàn diện và tổng hợp bao gồm giáo dục tri thức, chính trị - tư tưởng, đạo đức...nhằm tạo ra những con người vừa có đức, vừa có tài.

Một thách thức khá lớn đối trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay là vừa phải giữ được ổn định tương đối, vừa phải thực hiện những đổi mới cần thiết đó là một thách thức lớn lao của giáo dục đại học trong thập niên trước mắt. Thách thức trong việc đáp ứng nhu cầu học tập của công dân, đáp ứng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước trong khi nguồn lực của Việt Nam lại có hạn. Nên Việt Nam cần có những bước đi và lộ trình cụ thể trong mỗi giai đoạn phát triển, từng bước hiện đại hóa nền giáo dục Việt Nam, đưa giáo dục giáo dục Việt Nam tiến sát với sự phát triển của các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới.

Bên cạnh đó, hai yếu tố mới đang xuất hiện sẽ tác động mạnh mẽ tới giáo dục đại học Việt Nam đó là:

Thứ nhất, ngày 31 tháng 12 năm 2015, cộng đồng các nước ASEAN (Association of Southeast Asian Nation) sẽ chính thức ra đời, là dấu mốc quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển của các nước ASEAN. Trong kết cấu của Cộng đồng ASEAN gồm 3 trụ cột chính: Cộng đồng Chính trị - An ninh, Cộng đồng Kinh tế và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội. Theo đó, ASEAN phấn đấu tạo dựng một môi trường hòa bình và an ninh cho phát triển ở khu vực; một thị trường chung duy nhất và cơ sở sản xuất thống nhất; có sự lưu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, vốn và lao động có tay nghề; từ đó, nâng cao tính cạnh tranh và thúc đẩy sự thịnh vượng chung cho cả khu vực; tạo sự hấp dẫn giới đầu tư - kinh doanh từ bên ngoài; một xã hội chia sẻ, đùm bọc, có trách nhiệm và hướng tới người dân trong khu vực.

Thứ hai, Hiệp định TPP (tên tiếng Anh là Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement) là Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương, là một đàm phán thương mại tự do nhiều bên, với mục tiêu thiết lập một khu vực thương mại tự do chung cho các nước đối tác trong khu vực châu Á Thái Bình Dương. Cho đến nay, đã có 12 nước tham gia vào đàm phán TPP (bao gồm New Zealand, Brunei, Chile, Singapore, Australia, Peru, Hoa Kỳ, Malaysia, Việt Nam, Canada, Mexico và Nhật Bản). Ngày 5 tháng 10 năm 2015, tiến trình đàm phán TPP đã hoàn thành.

Tham gia vào Hiệp định TPP, một cấu trúc quan trọng của khu vực, sẽ giúp Việt Nam nắm bắt và tận dụng tốt hơn các cơ hội do quá trình tái cấu trúc cục diện quốc tế và khu vực cũng như xu thế hội nhập kinh tế khu vực đem lại; Tham gia Hiệp

định TPP sẽ giúp Việt Nam có thêm điều kiện, tranh thủ hợp tác quốc tế để phục vụ chiến lược phát triển KT - XH, triển khai chiến lược hội nhập quốc tế nói chung và chiến lược đối ngoại ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương nói riêng, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế; Thông qua Hiệp định TPP, Việt Nam sẽ có cơ hội đàm phán để Hoa Kỳ mở cửa thị trường cho hàng hóa của Việt Nam, tạo cú hích mạnh để thúc đẩy xuất khẩu, kiềm chế nhập siêu. Bên cạnh đó, việc tham gia Hiệp định TPP sẽ góp phần thúc đẩy hơn nữa đầu tư của Hoa Kỳ và các nước vào Việt Nam.

Tham gia TPP sẽ tạo ra các cơ hội giúp nâng cao tốc độ tăng trưởng. Hệ quả là sẽ tạo thêm nhiều việc làm, nâng cao thu nhập và góp phần xoá đói giảm nghèo. Tăng trưởng kinh tế cũng giúp ta có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển xã hội. Đồng thời sẽ là cơ hội để Việt Nam tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó có thể chế kinh tế thị trường, một trong ba đột phá chiến lược mà Đảng ta đã xác định; hỗ trợ cho tiến trình đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế của ta, đồng thời giúp ta có thêm cơ hội để hoàn thiện môi trường kinh doanh theo hướng thông thoáng, minh bạch và dễ dự đoán hơn, từ đó thúc đẩy cả đầu tư trong nước lẫn đầu tư nước ngoài.

Những thách thức khi tham gia Hiệp định TPP: Việc cam kết và thực hiện các cam kết sâu và rộng trong khuôn khổ đàm phán Hiệp định TPP sẽ đặt ra những thách thức không nhỏ, đặc biệt là sức ép về mở cửa thị trường, cạnh tranh đối với các doanh nghiệp của Việt Nam, vốn còn yếu, khả năng quản lý còn nhiều bất cập. Nếu không có sự chuẩn bị tốt, nhiều ngành sản xuất và dịch vụ có thể sẽ gặp khó khăn; Tham gia Hiệp định TPP có thể gây ra một số hệ quả xã hội tiêu cực như tình trạng phá sản và thất nghiệp ở các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh yếu. Ngoài ra, kết quả đàm phán nội dung lao động trong Hiệp định TPP có thể sẽ có tác động tới môi trường lao động ở Việt Nam; Để thực thi cam kết trong Hiệp định TPP, Việt Nam có thể sẽ phải điều chỉnh, sửa đổi nhiều quy định pháp luật về thương mại, đầu tư, đấu thầu, sở hữu trí tuệ…

Việc tham gia các Tổ chức khu vực và Hiệp định và kinh tế đã và đang tạo sức ép rất lớn đối với Việt Nam đặc biệt là vấn đề chất lượng nguồn nhân lực. Việc mở rộng của thị trường lao động sẽ tạo ra sự luôn chuyển nguồn lao động giữa các quốc gia thành viên. Lao động các nước có thể đến Việt Nam và ngược

lại. Nếu chất lượng lao động Việt Nam không tốt thì lao động Việt sẽ bị thua trên chính sân nhà. Mặt khác, hiện tượng chảy máu chất xám sẽ tiếp tục diễn ra gay gắt hơn, những lao động có tay nghề của Việt Nam sẽ tới các quốc gia thành viên có chế độ đãi ngộ và làm việc tốt hơn. Do đó, chính sách về trọng dụng nhân tài, về chế độ đãi ngộ phải được điều chỉnh hợp lý.

3.4.1.2. Yếu tố bên trong

Trong những năm gần đây Đảng, Nhà nước Việt Nam ngày càng nhìn nhận đúng đắn vị trí vai trò của giáo dục đại học, trong sự phát triển chung của đất nước, giáo dục đại học Việt Nam đã được tạo nhiều điều kiện để phát triển. Quy mô đào tạo không ngừng được mở rộng, đa dạng các hình thức đào tạo tạo điều kiện cho nhân dân tiếp cận được nền giáo dục mới, cơ cấu ngành nghề đã có những chuyển biến tích cực, đào dần dần gắn với nhu cầu xã hội. Ngân sách đầu tư cho giáo dục tăng đều theo từng năm. Bên cạnh đó, với việc xã hội hóa giáo dục, Việt Nam đã huy động được sự đóng góp của Nhân dân cho sự nghiệp giáo dục. Do đó, giáo dục đại học ở Việt Nam đã có những bước phát triển nhất định, bước đầu đáp ứng được đòi hỏi của xã hội.

Cơ sở vật chất, thiết bị cho GD – ĐT được cải thiện rõ rệt và từng bước hiện đại hóa. Số lượng học sinh, sinh viên tăng nhanh, nhất là ở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Chất lượng GD - ĐT có tiến bộ. Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục phát triển cả về số lượng và chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý. Chi ngân sách cho GD - ĐT đạt mức 20% tổng chi ngân sách nhà nước. Xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh; hệ thống GD - ĐT ngoài công lập góp phần đáng kể vào phát triển GD - ĐT chung của toàn xã hội. Công tác quản lý GD - ĐT có bước chuyển biến nhất định. Đó là tín hiệu tích cực trong sự phát triển của giáo dục.

Hiện nay, lương của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục là khá thấp, sinh viên sư phạm học xong lại khó xin việc, nên không thu hút được những sinh viên giỏi vào học tập và ở lại trường làm giảng viên. Mặt khác, dưới áp lực của cuộc sống họ không chuyên tâm được vào việc nghiên cứu và giảng dạy. Ngoài thời

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 73 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)