Phát triển hệ thống giáo dục đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 46)

Căn cứ mục tiêu đổi mới GD - ĐT, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (4/2001) tiếp tục khảng định và phát triển quan điểm đã đề ra từ hai kỳ Đại hội trước về phát triển giáo dục đại học: Mở rộng hợp lý quy mô giáo dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tập trung đầu tư xây dựng hai đại

học quốc gia thành những trung tâm đào tạo chất lượng cao; xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm.

Hội nghị lần thứ Sáu Ban Chấp hành Trung ương (khóa IX) họp từ ngày 4 đến ngày 15-7-2002 tại Hà Nội. Hội nghị đã ra kết luận về việc tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII. Hội nghị đánh giá, nền giáo dục nước nhà có bước phát triển mới, chất lượng giáo dục có chuyển biến bước đầu. Sự nghiệp giáo dục ngày càng được đề cao và được toàn xã hội quan tâm. Bên cạnh những thành tựu, nền giáo dục nước ta còn đứng trước nhiều khó khăn, yếu kém, nhất là về chất lượng và quản lý nhà nước về giáo dục. Cơ cấu giáo dục đại học còn bất hợp lý, mất cân đối giữa các ngành nghề đào tạo, sự phân bổ các trường chưa hợp lý còn chênh lệch lớn giữa các vùng; nhiều nhu cầu nhân lực của nền kinh tế chưa được đáp ứng. Do đó, đến năm 2010 phải tập trung vào 3 nhiệm vụ lớn là: Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục; phát triển quy mô giáo dục trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển KT - XH, đào tạo với sử dụng; thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục; tiếp tục hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và sắp xếp, củng cố mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục đại học; nhằm tăng cường đầu tư cho giáo dục đúng với yêu cầu quốc sách hàng đầu; đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đại học; nhằm tạo nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Đối với giáo dục đại học Hội nghị khẳng định: Mở rộng hợp lý quy mô giáo

dục đại học, làm chuyển biến rõ nét về chất lượng và hiệu quả đào tạo. Tập trung đầu

tư xây dựng hai đại học quốc gia thành những trung tâm đào tạo chất lượng cao; xây dựng một số trường sư phạm trọng điểm, phát triển đa dạng các hình thức đào tạo, đẩy mạnh việc xây dựng các quỹ khuyến khích tài năng, các tổ chức khuyến học, bảo trợ giáo dục. Một số trường đại học phải sớm đạt chất lượng ở trình độ quốc tế. Phát triển quy mô giáo dục đại học cả đại trà và mũi nhọn, trên cơ sở bảo đảm chất lượng và điều chỉnh cơ cấu đào tạo, gắn đào tạo với yêu cầu phát triển KT - XH, đào tạo với sử dụng.

Mô hình giáo dục Việt Nam trước đây được xây dựng theo hệ thống đóng kín của từng cấp học, ngành học, theo niên chế, nặng về thi cử, lấy bằng cấp, tín chỉ làm thước đo. Do đó, Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam chỉ ra rằng: Nhiệm vụ hiện

nay là chuyển dần sang mô hình giáo dục mở, mô hình xã hội học tập với hệ thống học tập suốt đời, đào tạo liên tục, liên thông giữa các cấp bậc học, ngành học. Xây dựng và phát triển hệ thống học tập cho mọi người với những hình thức học tập, thực hành linh hoạt, đáp ứng nhu cầu học tập thường xuyên, tạo nhiều khả năng, cơ hội khác nhau cho người học, bảo đảm sự công bằng xã hội trong học tập.

Đào tạo đại học phải thực hiện tốt việc gắn đào tạo với việc sử dụng, trực tiếp phục vụ chuyển đổi cơ cấu lao động, phát triển nhanh nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là chuyên gia đầu ngành. Tại Đại hội X và XI, Đảng ta nhấn mạnh: Thực hiện rà soát, hoàn thiện quy hoạch lại mạng lưới cơ sở giáo dục đại học gắn với quy hoạch phát triển KT - XH, quy hoạch phát triển nguồn nhân lực; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, khuyến khích xã hội hóa để đầu tư xây dựng và phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo; Đổi mới hệ thống giáo dục đại học theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các bậc học đảm bảo chuẩn hóa, hiện đại hóa và dân chủ trong giáo dục đại học; Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế để phát triển giáo dục đại học. Hoàn thiện mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học, cơ cấu ngành nghề và trình độ đào tạo phù hợp với quy hoạch phát triển nhân lực quốc gia; trong đó, có một số trường và ngành đào tạo ngang tầm khu vực và quốc tế. Đa dạng hóa các cơ sở đào tạo phù hợp với nhu cầu phát triển công nghệ và các lĩnh vực, ngành nghề; yêu cầu xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Phấn đấu đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình độ tiên tiến trong khu vực.

Chủ động phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển GD - ĐT. Phát triển hài hòa, hỗ trợ giữa giáo dục công lập và ngoài công lập, giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư phát triển GD - ĐT đối với các vùng đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa và các đối tượng chính sách. Thực hiện dân chủ hóa, xã hội hóa GD – ĐT.

Cụ thể hóa quan điểm của Đảng, ngày 26 tháng 06 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020 (Quyết định số 37/2013/QĐ-TTg ngày 26/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Về việc điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020) với các nội dung chính như sau: Mở rộng hợp lý quy mô

đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa; phù hợp với điều kiện KT - XH của đất nước; thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

Phát triển mạng lưới các trường đại học, cao đẳng phải phù hợp với chiến lược phát triển và điều kiện KT - XH, tiềm lực KH - CN của đất nước, gắn với từng vùng, từng địa phương; xây dựng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, bố trí theo vùng miền hợp lý; xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực trình độ cao, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tập trung theo vùng, một số khu đại học, đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội thành thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và nhu cầu đầu tư mới; Ưu tiên thành lập các cơ sở mới có đủ tiềm lực và điều kiện; hạn chế việc nâng cấp các cơ sở hiện có; khuyến khích đào tạo những ngành, nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp; cân đối hợp lý cơ cấu đào tạo giữa các trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, giữa các ngành nghề, giữa khoa học cơ bản, khoa học kỹ thuật - công nghệ; bảo đảm tính liên thông giữa các loại hình, các trình độ đào tạo; Tập trung đầu tư xây dựng các trường đẳng cấp quốc tế, các trường trọng điểm, các trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, các lĩnh vực then chốt; khuyến khích phát triển các trường tư thục nhằm huy động ngày càng nhiều hơn nguồn lực xã hội đầu tư cho giáo dục đại học, trên cơ sở bảo đảm chất lượng, công bằng xã hội, gắn với phát triển nhân tài. Gắn kết chặt chẽ giáo dục đào tạo với chiến lược phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng, an ninh, nhu cầu nhân lực trình độ cao của đất nước, xu thế phát triển của khoa học, công nghệ và yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam đến năm 2020.

Mục tiêu về phát triển hệ thống các trường đại học, cao đẳng,về quy mô đào tạo đến năm 2020, tổng quy mô đào tạo đại học và cao đẳng đạt khoảng 2.200.000 sinh viên (tăng khoảng 1,8% so với năm học 2010 - 2011) và số sinh viên chính quy tuyển mới đạt khoảng 560.000 (tăng khoảng 8,2% so với năm 2010). Đến năm 2020 cả nước có 460 trường đại học và cao đẳng, bao gồm 224 trường đại học và 236 trường cao đẳng. Quy mô đào tạo của các trường đại học, cao đẳng được xác định trên cơ sở bảo đảm các điều kiện, yếu tố ảnh hưởng chất lượng như: số lượng, chất lượng giảng viên, cơ sở vật chất

phục vụ đào tạo, phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, ký túc xá sinh viên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác đào tạo, quản lý nhà trường …, đồng thời được cân đối phù hợp với đặc điểm của các trường, ngành nghề đào tạo, bậc đào tạo và năng lực quản lý để bảo đảm chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao.

Ngành nghề đào tạo: “Các ngành, nghề ưu tiên: Một số ngành trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn; công nghệ thông tin; công nghệ cơ điện tử và tự động hóa; công nghệ sinh học; công nghệ vật liệu mới; một số ngành, nghề kỹ thuật và công nghệ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa và hiện đại hóa; đào tạo giáo viên và chuyên gia trình độ cao trong lĩnh vực dịch vụ; Đến năm 2020, số sinh viên khối ngành công nghiệp, giao thông và xây dựng chiếm khoảng 31%, khối ngành khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn khoảng 14%, khối ngành sư phạm và quản lý giáo dục khoảng 10%, khối ngành kinh tế, quản trị kinh doanh, kế toán, tài chính, ngân hàng, luật và trợ giúp xã hội khoảng 31%, khối ngành nông - lâm - ngư khoảng 5%, khối ngành y - dược khoảng 6% và khối ngành nghệ thuật, thể dục-thể thao khoảng 4% trong tổng số sinh viên đào tạo (Dẫn theo, Thủ tướng Chính phủ (2013), Quyết định Số: 37/2013/QĐ-TTg, Về việc điểu chỉnh quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020, ngày 26 tháng 06 năm 2013).

Cơ cấu trình độ đào tạo: Tỷ trọng sinh viên đại học so với tổng số sinh viên đại học, cao đẳng chiếm khoảng 64% vào năm 2015 và khoảng 56% vào năm 2020.

Như vậy, đẩy mạnh đa dạng hóa các loại hình trường đại học, góp phần cải thiện nền quản trị đại học, tăng tính cạnh tranh giữa các trường hướng tới chất lượng đào tạo ngày càng tốt hơn. Mục tiêu quan trọng nhất của việc đa dạng hóa loại hình đại học là hướng tới một nền giáo dục dân chủ hóa và minh bạch và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay và mai sau.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)