Ưu điểm và nguyên nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 66)

3.2. Tạo bƣớc phát triển mới đối với giáo dục đại học, đáp ứng yêu cầu công

3.2.1. Ưu điểm và nguyên nhân

3.2.1.1. Ưu điểm

Thực hiện quan điểm đổi mới giáo dục đại học nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ yêu cầu CNH, HĐH đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của Đảng, Nhà nước cùng sự nỗ lực không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ ngành giáo dục, sau nhiều năm đổi mới, nền giáo dục đại học Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng.

Với lợi thế là quốc gia đi sau, giáo dục đại học Việt Nam đã nhanh chóng tiếp cận với xu thế đổi mới giáo dục đang diễn ra trên quy mô toàn cầu, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có những quan niệm, phương thức tổ chức mới, tham khảo và vận dụng kinh nghiệm của các nước đi trước để đổi mới và phát triển giáo dục đại học trong nước tiến gần các nước trong khu vực và trên thế giới.

Sau nhiều năm đổi mới, Việt Nam đã hình thành được một hệ thống giáo dục quốc dân tương đối hoàn chỉnh, thống nhất và đa dạng với đầy đủ các cấp học và trình độ đào tạo từ mầm non đến sau đại học. Các trường đại học và cao đẳng được thành lập ở hầu hết các khu dân cư lớn của cả nước, các vùng các địa phương. Mạng lưới giáo dục đại học đã được mở rộng đến hầu hết các vùng miền của Tổ quốc. Cơ sở vật chất trường lớp được nâng cấp, cải thiện.

Hệ thống giáo dục đại học đã bước đầu được đa dạng hoá cả về loại hình, phương thức và nguồn lực... từng bước hoà nhập với xu thế chung của giáo dục thế giới. Từ một hệ thống chỉ có các trường công lập và chủ yếu là loại hình chính quy đến nay đã có các trường ngoài công lập, có nhiều loại hình không chính quy, có các trường mở, có phương thức đào tạo từ xa, phương thức liên kết đào tạo với nước ngoài. Thực hiện chế độ thu học phí với hầu hết các cấp học và trình độ đào tạo. Tỷ lệ sinh viên ngoài công lập trong tổng số sinh viên ngày càng tăng.

Quy mô giáo dục tăng nhanh, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội. Công tác xã hội hoá giáo dục ở bậc đại học đã bước đầu có những kết quả đáng khích lệ, các lực lượng xã hội tham gia ngày càng tích cực, nhất là xây dựng cơ sở vật chất của trường học, đầu tư mở trường, đóng góp kinh phí cho giáo dục đại học dưới nhiều hình thức khác nhau.

Chất lượng giáo dục đã có những chuyển biến trên một phương diện như: Trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận sinh viên được nâng cao. Số đông sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng có hoài bão lập thân, lập nghiệp và có tinh thần tự lập, năng động. Chất lượng đào tạo của một số ngành khoa học cơ bản, khoa học công nghệ đã được nâng cao một bước. Giáo dục đại học đã đào tạo được một đội ngũ đông đảo cán bộ khoa học từ cử nhân, thạc sỹ cho đến tiến sĩ, đã và đang có những cống hiến quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng đất nước trong thời kỳ mới.

Nhờ những thành tựu của giáo dục và các lĩnh vực xã hội khác mà chỉ số phát triển con người (HDI) của nước ta theo bảng xếp loại của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP), năm 2014 chỉ số HĐI của nước ta “đứng thứ 121/187 quốc gia và lãnh thổ về HDI, được đánh giá ở mức trung bình trên thế giới” (Dẫn theo Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội: HDI Việt Nam đứng thứ 121/187 quốc gia, ngày 15-09-2014.)

Về quy mô đào tạo đại học:

Năm Tổng số trƣờng

Đại học, Cao đẳng Đại học Cao đẳng

2000 - 2001 - Tổng số: 178 + CL: 156 +NCL: 22 - Tổng số: 74 + CL: 57 + NCL: 17 - Tổng số: 104 + CL: 99 +NCL: 05 2004 - 2005 - Tổng số: 230 +CL: 201 + NCL: 29 - Tổng số: 93 + CL: 71 + NCL: 22 - Tổng số: 137 + CL: 130 + NCL: 7 2009 - 2010 - Tổng số: 403 + CL: 326 - Tổng số: 173 + CL: 127 - Tổng số: 230 + CL: 199

+ NCL: 77 + NCL: 46 + NCL: 31 2010 - 2011 - Tổng số: 419 + CL: 337 + NCL: 82 - Tổng số: 204 + CL: 150 + NCL: 54 - Tổng số: 215 + CL: 187 + NCL: 28

Ghi chú: - CL: Công lập ; NCL: Ngoài công lập

(Bộ giáo dục và đào tạo - Dẫn theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013) Năm Tổng số trƣờng Đại học, Cao đẳng Đại học Cao đẳng 2015 - 2016 - Tổng số: 471 + CL: 337 + NCL: 82 - Tổng số: 256 + CL: 206 + NCL: 50 - Tổng số: 215 + CL: 190 + NCL: 25

Ghi chú: CL: Công lập ; NCL: Ngoài công lập

(Bộ giáo dục và đào tạo - Tổng hợp từ thông tin đăng ký tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2015 – Bộ giáo dục và đào tạo)

“Năm 1987 cả nước có 101 trường đại học và cao đẳng (63 trường đại học chiếm 62%; 38 trường cao đẳng chiếm 38 %”[15, tr. 8]. Năm học 2015 – 2016, cả nước có 471 trường đại học và cao đẳng ( 256 trường đại học chiếm 54,4%; 215 trường cao đẳng chiếm 45,6%), tăng 370 trường vào khoảng 4,67 lần so với năm 1987.

Qua số liệu thống kê cho thấy, về quy mô đào tạo, giáo dục đại học Việt Nam có bước phát triển mạnh mẽ. Sau gần ba thập kỷ đổi mới, có thể thấy nền giáo dục đại học Việt Nam đã và đang phát triển mạnh mẽ, đa dạng, mang tính cạnh tranh khốc liệt đang hình thành ở nước ta. Bên cạnh các trường đại học công lập, đại học liên kết hoặc có vốn đầu tư nước ngoài, đã xuất hiện ngày càng nhiều các trường đại học tư thục được tổ chức như các công ty cổ phần vì lợi nhuận, trong đó vốn được đóng góp bởi các cổ đông và đại hội cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất về đường lối phát triển của nhà trường. Do Đảng, Nhà nước Việt Nam có chính sách ưu tiên, tạo điều kiện phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân ngày càng tăng cao. Nhìn chung, số lượng các trường mỗi năm đều tăng cả công lập và ngoài

công lập. Điều đó một mặt cho thấy chính sách của Đảng đã đi vào cuộc sống, xã hội hóa giáo dục đã đạt được những thành tựu bước đầu. Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động đào tạo ở các trường nhất là các trường ngoài công lập phải đặc biệt chú ý, nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.

Việc thực hiện sự điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 – 2020 theo Quyết định số: 37/2013/QĐ-TTg, ngày 26 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ đã từng bước mở rộng hợp lý quy mô đào tạo đại học, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; phù hợp với điều kiện KT - XH, tiềm lực KH - CN của đất nước, gắn với từng vùng, từng địa phương; xây dựng cơ cấu ngành nghề, trình độ đào tạo, bố trí theo vùng miền hợp lý; xây dựng một số trung tâm đào tạo nhân lực trình độ cao, gắn với các vùng kinh tế trọng điểm, vùng kinh tế động lực; hình thành một số trung tâm đào tạo nguồn nhân lực tập trung theo vùng, một số khu đại học, đáp ứng yêu cầu di dời của các trường trong khu vực nội thành thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; thực hiện điều chỉnh cơ cấu hệ thống đào tạo nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo, thực hiện đào tạo theo nhu cầu xã hội; gắn công tác đào tạo với nghiên cứu khoa học và hoạt động thực tiễn.

Việc mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo ở cấp đại học đã tạo thêm cơ hội học tập cho nhân dân.

Số lượng sinh viên:

Năm Tổng số sinh viên

Đại học, Cao đẳng Đại học Cao đẳng

2000 - 2001 - Tổng số: 918.228 + CL: 813.963 + NCL: 104.265 - Tổng số: 731.505 + CL: 642.041 + NCL:89.464 - Tổng số: 186.723 + CL: 171.922 + NCL: 14.801 2004 - 2005 - Tổng số: 1.319.754 + CL: 1.181.994 + NCL:137.760 - Tổng số: 1.046.291 + CL: 933.352 + NCL: 112.939 - Tổng số: 273.463 + CL: 248.642 + NCL:24.821 2009 - 2010 - Tổng số: 1.935.739 + CL: 1.656.366 - Tổng số: 1.358.861 + CL: 1.185.253 - Tổng số: 576.878 + CL: 471.113

+ NCL: 279.373 + NCL: 173.608 + NCL: 105.765 2011 - 2012 - Tổng số: 2.204.313 + CL: 1.872.718 + NCL: 331.595 - Tổng số: 1.448.021 + CL: 1.258.785 + NCL: 189. 236 - Tổng số: 756.292 + CL: 613.933 + NCL: 142.359 2012 - 2013 - Tổng số: 2.177.299 + CL: 1.864.647 + NCL: 312.652 - Tổng số: 1.453.067 + CL: 1.275.608 + NCL: 177.459 - Tổng số: 724.232 + CL: 589.039 + NCL: 135.193

Ghi chú: - CL: Công lập ; NCL: Ngoài công lập

(Bộ giáo dục và đào tạo - Dẫn theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013)

“Năm 1987 tổng số sinh viên là 133.136, năm 1997 là 715.231 (tăng 5,4 lần)”[15, tr. 8]. Năm 2012 – 2013, tổng số sinh viên là 2.177.299 (số sinh viên: đại học 1.453.067; cao đẳng 724.232), sau 26 năm tăng 2.044.163 sinh viên, vào khoảng 16,36 %.

Nhìn một cách tổng quát, số lượng sinh viên năm sau nhiều hơn năm trước. Điều đó có thể lý giải bởi tỷ lệ tuyển sinh trước đây là khá thấp, số trường hạn chế, nhưng hiện nay do nhu cầu học tập của nhân dân tăng lên, các trường mở ra nhiều hơn do đó, chỉ tiêu tuyển sinh hằng năm tăng, do nhà nước có nhiều chính sách tích cự tạo điều kiện cho giáo dục đại học phát triển, nhằm đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, nhân tài đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Tuy nhiên, nhìn số liệu năm học 2012 – 2013, thì số lượng sinh viên cả đại học, cao đẳng, công lập và ngoài công lập đều giảm so với năm học 2011 – 2012, có thể giải thích như sau, thứ nhất, sau một thời gian ồ ạt mở các trường đại học thì Nhà nước đã siết chặt quản lý về chỉ tiêu phân bổ đào tạo hằng năm của các trường, chất lượng đào tạo ở các trường đặc biệt là các trường ngoài công lập, thứ hai, sau một thời gian mở cửa hội nhập, các công ty của các tập đoàn nước ngoài mở rộng đầu tư ở Việt Nam, một bộ phận không nhỏ học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông đã đi làm cho các công ty, do họ ý thức được khả năng của bản thân, thứ ba, được sự quan tâm của nhà nước thì một loạt các trường trung cấp nghề được mở ra, thu hút một lượng không nhỏ người học, năm học 2012 – 2013, cả nướ có 294 trường với tổng số là 555.684 học sinh. Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo.

Về phát triển đội ngũ giáo viên: CAO ĐẲNG 2000-2001 2004-2005 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giảng viên 7,843 13,677 24,597 23,622 24,437 26,008 Công lập 7,364 12,692 20,125 19,933 20,690 23,954 Ngoài công lập 479 985 4,472 3,689 3,747 2,054 Tiến sĩ 109 246 656 586 633 693 Thạc sĩ 1,468 3,079 6,859 7,509 8,766 10,015 Đại học, Cao đẳng 6,083 9,985 16,242 14,939 14,696 14,714 Trình độ khác 152 352 840 588 342 221 ĐẠI HỌC 2000-2001 2004-2005 2009-2010 2010-2011 2011-2012 2012-2013 Giảng viên 24,362 33,969 45,961 50,951 59,672 61,674 Công lập 20,325 27,301 40,086 43,396 49,742 49,932 Ngoài công lập 4,037 6,668 5,875 7,555 9,930 11,742 Tiến sĩ 4,454 5,977 6,448 7,338 8,519 8,869 Thạc sĩ 6,596 11,460 19,856 22,865 27,594 28,987 Đại học, Cao đẳng 12,422 15,613 19,090 20,059 22,547 23,002 Trình độ khác 321 412 154 255 569 327

(Bộ giáo dục và đào tạo - Dẫn theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2013)

Trong điều kiện toàn cầu hóa và sự bùng nổ tri thức hiện nay trên thế giới việc đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu hội nhập là điều vô cùng quan trọng. Trong chiến lược đổi mới, phát triển giáo dục nói chung, có rất nhiều điều cần làm và tiến hành đồng bộ song việc đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao là một vấn đề trọng tâm. Do đó, trong những năm qua việc đào tạo, bồi dưỡng giảng viên đã có những bước chuyển biến tích cực. Số giảng viên được đào tạo nâng cao trình độ tăng dần theo từng năm. Phát triển đội ngũ giảng viên chất lượng cao được coi là khâu quan trọng, quyết định chất lượng đào tạo đại học.

Về ngân sách chi cho giáo dục:

Năm 2001 tổng ngân sách chi cho giáo dục là 15.609 tỉ đồng, trong đó chi cho giáo dục đại học, cao đẳng là 75 tỉ đồng , đến năm 2005 ngân sách chi cho giáo dục là 41.630 tỉ đồng, chi cho giáo dục đại học – cao đẳng là 90 tỉ đồng. (Dẫn theo số

liệu thống kê của Bộ giáo dục và Đào tạo: Thống kê toàn ngành giáo dục từ năm học 1999-2000 đến năm học 2010-2011).

Năm 2015 chi ngân sách cho GD - ĐT là 32.070 tỉ đồng (Nghị quyết số 79/2014/QH13 ngày 14 tháng 11 năm 2014). Nguyên nhân của sự sụt giảm là do bốn trường đại học thuộc khối kinh tế, tài chính trực thuộc Bộ giáo dục và đào tạo sẽ được giao thí điểm tự chủ tài chính giai đoạn 2014 – 2017 (Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014 do Bộ giáo dục và đào tạo chủ trì, ngày 27 tháng 12 năm 2013). Ngân sách nhà nước dành cho giáo dục tăng từ 8% năm 1990 lên tới 15% năm 2000, hiện nay, chi ngân sách cho GD - ĐT đạt mức 20% tổng chi ngân sách Nhà nước. (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo).

Mặc dù tình hình kinh tế, ngân sách nhà nước gặp nhiều khó khăn, song những năm qua Nhà nước vẫn luôn dành một tỷ lệ ngân sách đáng kể đầu tư cho GD - ĐT. Tuy nhiên, việc bố trí chi thường xuyên lĩnh vực GD - ĐT các năm vừa qua và trong các năm tiếp theo để đảm bảo tỷ lệ 20% tổng chi ngân sách nhà nước là hết sức khó khăn. Bởi nguồn lực Nhà nước thì có hạn trong khi chi thường xuyên cho giáo dục ngày càng tăng. Do đó, việc đẩy mạnh xã hội hóa trong giáo dục sẽ là một hướng đi đúng đắn, nhằm huy động nguồn lực từ xã hội đầu tư vào phát triển giáo dục, tạo điều kiện cho giáo dục đại học Việt Nam phát triển.

Về xây dựng chiến lược phát triển giáo dục:

Ngày 13 tháng 6 năm 2012, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 711/QĐ-TTg về chiến lược phát triển giáo dục 2011 – 2020 (trước đó ngày 28 tháng 12 năm 2001 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển giáo dục 2001 – 2010). Mục tiêu đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập. Hoàn thiện cơ cấu hệ thống giáo dục đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành

nghề và trình độ đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển KT - XH; có khả năng thích ứng với những biến động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và thế giới.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển giáo dục đai học ở Việt Nam hiện nay (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)