Tư tưởng trung nghĩa và biểu hiện của tư tưởng trung nghĩa trong văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 34 - 42)

5. Cấu trúc đề tài

2.1. Giới thuyết chung về tư tưởng trung nghĩa và tư tưởng duy tân

2.1.1. Tư tưởng trung nghĩa và biểu hiện của tư tưởng trung nghĩa trong văn

văn học nhà Nho

Lịch sử tư tưởng Việt Nam có sự ảnh hưởng của các tôn giáo: Phật giáo, Đạo giáo, Nho giáo... Trong đó, suốt trong thời kỳ trung đại, Nho giáo có ảnh hưởng sâu sắc nhất bởi nó phù hợp với thiết chế quân chủ chuyên chế. Tư tưởng trung nghĩa là một phần trong quan niệm đạo đức của các bậc hiền nhân quân tử từng qua lại chốn cửa Khổng sân Trình. Tư tưởng này bắt nguồn từ khát vọng thiết lập một xã hội – ―một thiên hạ‖ hòa mục (hòa), ổn định (bình) và trật tự ( tự). Trong xã hội đó, mọi người sống yên vui với cảnh êm ấm, ổn định ít xáo trộn, một xã hội có trật tự, không lộn xộn. Muốn xây dựng một xã hội như vậy cần phải:

- Thiết lập một xã hội tốt. - Đào tạo một con người tốt. - Theo một biện pháp có hiệu quả.

Để thiết lập một xã hội tốt trước hết cần xây dựng được một chính quyền thống nhất, một xã hội qui về một mối. Đó là chính quyền có người làm chủ, người chủ trì, người trọng tài không để xảy ra tình trạng mọi người làm theo ý riêng, chạy theo quyền lợi riêng. ―Thiên tử phải làm chủ‖. Cho nên Khổng Tử nói: ―Khi nước có đạo thì những việc lớn như lễ nhạc, đánh dẹp phải do thiên tử quyết định, việc chính sự không do các quan đại phu quyết định và dân thường không bàn tán‖; người nào ―không ở chức vụ nào đó thì không bàn công việc của chức vụ đó‖. Biểu hiện của việc thu về một mối là

thiên tử nắm quyền sở hữu ―đất đai dưới gầm trời‖và coi ―tất cả những người ở trên đất ấy đều là thần dân‖. Thiên tử cũng như người cha chung của tất cả‖[22].

Tiếp thu tư tưởng đó, bài thơ thần được coi là bản tuyên ngôn đầu tiên của Việt Nam đã khẳng định:

“Nam quốc sơn hà Nam đế cư Tiệt nhiên định phận tại thiên thư Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư” (Sông núi nước Nam vua Nam ở Rành rành định phận ở sách trời Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời)

(Nam quốc sơn hà – Lý Thường Kiệt)

Hai chữ ―tiệt nhiên‖ mang ý nghĩa khẳng định chắc chắn cho quyền sở hữu đất nước của bậc đế vương.Quyền ấy được định rõ trong ―sách trời‖, kẻ xâm phạm quyền sở hữu ấy được coi là ―lũ giặc‖ cần phải tiêu diệt ―đánh tơi bời‖. Bốn câu thơ ngắn gọn nhưng chắc nịch biểu hiện cho quyết tâm bảo vệ quyền lợi của vua Nam Việt, cũng là bảo vệ chủ quyền nước Nam. Câu thơ chữ Hán cuối cùng của bài thơ ―Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư‖ không dừng lại ở việc khẳng định quyết tâm tiêu diệt kẻ chiếm quyền vua, xâm phạm chủ quyền dân tộc mà nó còn là niềm tin sắt đá vào lẽ trời. Rằng lũ giặc chắc chắn sẽ bị đánh tơi bời, không phải chỉ do con người mà còn do sự trừng phạt của trời đất. Bài thơ cất lên khi quân địch đang ào ạt tiến vào, ―giặc tràn xuống bờ Bắc sông Cầu và đội quân tiên phong của chúng đã bước đầu chọc thủng được chiến tuyến Như Nguyệt. Chiến tuyến vỡ, một mảng quan trọng trong niềm

tin vào thắng lợi cuối cùng của quân sĩ ta cũng theo đó mà tan vỡ. Muốn giành lại được thế chủ động, trước phải đập tan đội quân tiên phong của giặc, mà muốn đập tan đội quân tiên phong này, trước phải tìm cách lấy lại và kích động mạnh mẽ tinh thần của quân sỹ”[46].Và bài thơ thần ra đời, được đọc vọng lên từ đền Trương Hống, Trương Hát đã tác động mạnh mẽ vào niềm tin ―thiên mệnh‖, ―lẽ trời‖ kích thích tinh thần quân sĩ. Chẳng bao lâu sau quân Lý Thường Kiệt giành lại phòng tuyến Như Nguyệt, quét sạch bóng quân thù. Sách Việt sử giai thoại đã có lời bàn:―Giữa lúc trận mạc hiểm nguy, sống chết cận kề mà vị tổng chỉ huy là Lý Thường Kiệt vẫn ung dung làm được bài thơ tuyệt vời này thì quả là vô cùng đặc biệt. Thơ đã tuyệt mà cách phổ biến thơ lại còn tuyệt hơn. Binh sĩ một lòng tin chắc rằng thần linh sông núi đang đứng về phía họ, sách trời cũng minh chứng cho đại nghĩa của họ, bảo họ không phấn khích làm sao được. Cơ trời huyền diệu, chỉ có thần nhân mới biết được, vậy thì thơ ấy, đọc ở thời điểm ấy, đọc ngay trong đền thờ ấy… tất cả đều hợp lẽ vô cùng. Hậu thế coi đó là bài thơ có giá trị như bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước nhà, kể cũng phải lắm thay‖[46].

Thông qua bài thơ và giai thoại về sức mạnh của nó ta thấy, ngay từ những ngày đầu thành lập, nhà nước phong kiến tập quyền Việt Nam đã coi trọng ngôi vị số một của vua, coi đất, coi dân đương nhiên thuộc quyền sở hữu của vua. Nhân dân vô cùng tin vào số trời và lẽ trời. Nho giáo không phải là tôn giáo nhưng niềm tin của con người vào lí lẽ của nó thì lại giống như niềm tin của những con chiên. Do vậy, gần một ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến, tư tưởng trung nghĩa ngày càng ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân Việt Nam, đặc biệt là những người thấm nhuần Nho đạo.

Tư tưởng thống nhất về một mối là điểm xuất phát cho việc bảo vệ dòng chính thống , có mệnh Trời. Cũng từ tư tưởng đó mà có việc giữ lòng trung nghĩa, không chấp nhận sự phản nghịch, sự vượt phận, xâm phạm đến

ngôi vua. Khổng Tử là người rất kiên trì tư tưởng ―tôn vương‖ thể hiện thành nguyên tắc để biên soạn kinh Xuân Thu và chống tội tiếm việt của nhiều nhà quý tộc đương thời. Về sau Hán Nho và Tống Nho hoặc là theo hướng tôn giáo, hoặc là theo hướng triết học tìm mọi cách phát huy tư tưởng tôn vương, chính thống đó. Nội dung nhất quán vẫn là thống nhất về một mối thì tránh được loạn, giữ được trật tự, ổn định.

Bên cạnh đó, Nho giáo cũng chú trọng xây dựng một xã hội khắp nơi có trật tự trên dưới, một thế giới hòa mục như trong gia đình. Nho giáo coi giữa con người với con người có năm quan hệ gọi là ngũ luân: cha – con, anh- em, vợ - chồng, bè bạn và vua – tôi. Về sau được nhấn mạnh ba trong năm quan hệ đó được coi là cơ bản nhất, tức là tam cương: cha – con, vua- tôi, vợ - chồng. Ngoài ra họ cũng nhắc đến ba ngôi tôn quí là vua, cha và thầy. ―Theo Khổng Tử thì cách trị nước là làm cho ―vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con‖. Đó là cách quan niệm của một xã hội luân thường và một con người chức năng theo luân thường. Con người có giá trị hay không là ở chỗ hoàn thành hay không hoàn thành chức năng‖[22]. Sau khi xác lập một mô hình chuyên chế, các nhà tư tưởng, chính trị cần đào tạo con người tốt đẹp theo chuẩn mực Nho giáo. Cái họ cần ở con người là ―đạo đức‖. Do vậy Nho giáo khuyến khích việc nỗ lực tu dưỡng đạo đức để đạt điều thiện. Như sách Đại học nói: ―Từ thiên tử cho đến người dân thường ai ai cũng lấy tu thân làm gốc‖.

Người có đạo đức là người có những phẩm chất cơ bản sau:

― Người ―quân tử‖ mà Khổng Mạnh nói đến có rất nhiều phẩm chất. Ở đây chỉ nói đến những mặt mà Nho giáo coi là cơ bản.

―Nói trung tín, làm đốc kính, tức là trung thực, có sao nói vậy, không giả dối quanh co, đã nói là giữ lời; trong việc làm cẩn thận và hết lòng, không coi thường, gặp sao hay vậy.

Hiếu đễ. Nho giáo coi ăn ở hết lòng với cha mẹ và biết kính nhường anh, chị làđiểm cực quan trọng trong đạo đức vì đã ăn ở không tốt với cha, với anh mình thì cũng không thể tốt với người khác được.

Trung thứ, nhân hậu. Yêu quý người khác, coi người khác cũng như mình ―cái gì mình không muốn thì không làm cho kẻ khác‖. Đòi hỏi ở mình trước rồi mới đòi hỏi ở người khác. Sống hoà mục, trung hậu.

Khiêm tốn, nhường nhịn. Người quân tử không bao giờ được kiêu căng, tranh giành với người khác.Cam chịu phần kém, không oán Trời, trách người, không giành giật, không chê bai, châm chọc‖ [22].

Trong đó, hiếu đễ là được coi là gốc của nhân. Người quân tử muốn trở thành nhân thì phải chăm chỉ tu dưỡng đạo đức ―khắc kỷ phục lễ là nhân‖. Quá trình tu dưỡng đạo đức theo chuẩn Nho giáo này cho ra đời một sản phẩm đặc trưng là những bậc hiền nhân ―ngoan ngoãn, không chống đối, làm rối loạn sự ổn định, trật tự trên dưới‖[22]. Và đương nhiên, hiếu đễ cũng chính là cơ sở để phát triển lên thành lòng trung nghĩa. Bởi theo Nho giáo vua là con trời. ―Trời giao nước và dân cho vua; vua theo mệnh trời mà nuôi dân và trị nước; dân là thần tử của vua, phải lấy lòng trung nghĩa mà đối với vua. Yêu nước và trung với vua là một, vì dân và phục vụ vua là một. Thường thì chỉ trong trường hợp nước có ngoại xâm, ngôi vua gặp nguy nan, nhà vua mới nhắc nhở cho thần dân biết ― Đối với việc hưng vong của đất nước, kẻ thất phu phải có trách nhiệm‖, và người dân mới thấy mình không chỉ sống với làng xã mà còn gắn bó với nước. Tư tưởng ―Mệnh Trời‖ đó là cơ sở đạo lý để người thần tử hi sinh làm người trung nghĩa và người dân thường ngoan ngoãn chờ ―vua thánh tôi hiền đưa lại phúc thái bình‖ [9].

Tư tưởng trung nghĩa đã trở thành một tiêu chí xác định đạo đức của người quân tử thời trung đại. Nó trở thành truyền thống, ăn sâu vào máu của mỗi nhà nho, đặc biệt là những nhà nho có tấm lòng yêu nước.

Trung nghĩa từng là tư tưởng cao đẹp giúp Trần Quốc Tuấn dẹp đi mối thù cá nhân truyền từ đời trước để hướng về một lí tưởng lớn lao, chân chính: sức mạnh dân tộc – một sức mạnh cần thiết để đưa đất nước 3 lần thoát khỏi họa xâm lăng của kẻ thù lớncó sức mạnh bão táp, từng đì nghiến các quốc gia từ châu Á đến châu Âu dưới vó ngựa kinh hoàng, đó là đế quốc Nguyên Mông. Lòng trung nghĩa cũng là sức mạnh ý chí để người Việt có thể khảng khái: Ta thà làm ma nước Nam chứ không làm vương đất Bắc.Và, ở nhà yêu nước,nhà tư tưởng lớn như Nguyễn Trãi, tư tưởng trung nghĩa được ông vận dụng một cách linh hoạt. Sống vào thời điểm chứng kiến giang sơn liên tiếp thay ngôi đổi chủ, ngoại bang nhòm ngó xâm lăng, ông đã sáng suốt lặn lội tới tận Lam Sơn tìm cho mình vị minh chủ và hết lòng trung quân ái quốc. Tấm lòng trung nghĩa đã trở đi trở lại trong các sáng tác của Ức Trai:

“ Bui một tấm lòng trung lẫn hiếu Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.” ( Thuật hứng)

―Bui‖ là tiếng cổ, nghĩa là ―chỉ‖; ―bui có‖ là chỉ có. Một cách nói khiêm tốn mà khẳng định, biểu lộ niềm tự hào về lòng trung hiếu của mình đối với nước, với vua. Tấm lòng trung hiếu của Nguyễn Trãi vô cùng bền vững, son sắt, thuỷ chung, dù có mài cũng chẳng khuyết, có nhuộm cũng chẳng đen. Câu thơ lục ngôn khép lại bài thơ vang lên đĩnh đạc như một lời thề được khắc sâu bằng hai vế tiểu đối:

“Mài chăng khuyết // nhuộm chăng đen”

Cuộc đời của Nguyễn Trãi đẹp đẽ, thuỷ chung, sáng ngời trung hiếu. Trong thơ văn của Nguyễn Trãi, hai tiếng ―trung hiếu‖ và ―ưu ái‖ (ưu quốc, ái dân: lo nước, yêu dân) như một lời nguyền vang vọng cùng sông núi, trường tồn cùng năm tháng. Các thế hệ con cháu, mỗi lần đọc lên biết bao xúc động tự hào:

“Bui có một niềm trung hiếu cũ, Chẳng nằm thức dậy nẻo ba canh”. (Bảo kính cảnh giới – 1)

“Bui một tấc lòng ưu ái cũ,

Đêm ngày cuồn cuộn nước triều đông”. (Thuật hứng – 5)

Niềm trung hiếu, lòng ưu ái của Ức Trai vô cùng mãnh liệt như nước thuỷ triều cuồn cuộn chảy suốt đêm ngày ngoài biển đông. Chùm thơ Thuật hứng được tác giả sáng tác khi ông về ở ẩn tại Côn Sơn. Điều ấy cho thấy ngay cả khi thất sủng, tấm lòng trung nghĩa ấy vẫn canh cánh trong lòng Ức Trai. Để rồi, ngay khi vua vời trở lại triều đình, ông lại phơi phới niềm vui được phò vua, giúp đời.

Tư tưởng trung nghĩa cũng chính là căn cốt để những nhà Nho như Nguyễn Đình Chiểu nhất mực từ chối sự mời gọi béo bở của kẻ thù để ―Thà đui mà giữ đạo nhà‖. Đặc biệt, cuối thế kỷ XIX, với phong trào Cần vương sôi sục, tư tưởng trung nghĩa đã được nâng lên thành tư trào mạnh mẽ trong văn học.Ai cũng thấy ―Cần vương là phong trào giúp vua chống giặc, cứu nước, nhưng phải là ông vua dám đánh giặc, một ông vua không sợ hi sinh, gian khổ. Thậm chí khi không có vua nữa (khi vua Hàm Nghi bị bắt) thì họ vẫn kiên trì con đường đã chọn ấy bởi họ vẫn còn có đất nước và nhân dân. Cần vương là sự lựa chọn thỏa đáng nhất để họ thực hiện lí tưởng cứu nước trong khuôn khổ, phép tắc của nhà nho. Rõ ràng, với phong trào Cần vương, tư tưởng trung quân - vì vua đã nhường phần lớn cho tư tưởng vì nước, vì dân mà chiến đấu. Các nhà nho Cần vương đã thể hiện một quan niệm về chữ ―trung‖ hết sức mới mẻ, họ đề cao tư tưởng trung quân nhưng trung ở đây là trung với vua Hàm Nghi, một ông vua thủ lĩnh của cuộc kháng chiến, thực chất cũng là trung với cuộc kháng chiến. Đối với thứ vua theo giặc như Đồng

Khánh thì họ hoặc là bỏ qua không thèm nói đến, hoặc có nói đến thì thái độ cũng là phê phán, đả kích gay gắt:

Hàm Nghi mới thực vua trung

Còn như Đồng Khánh là ông vua xằng‖.

Đồng thời với quan niệm đó, họ đã tìm ra được sự thống nhất giữa tư tưởng trung quân và ái quốc. Theo vua hay chống vua bây giờ thực chất là vì nghĩa lớn đối với nước. Tư tưởng trung nghĩa mà văn học giai đoạn này hướng đến thực ra cũng là để làm tròn một chữ ―nghĩa‖ đáng trọng: Trước làm nghĩa, sau cũng làm nghĩa, trước sau cho trọn nghĩa vua tôi. ―Cần vương‖ là thực hiện nghĩa vụ thiêng liêng của bề tôi đứng ra giúp vua chống giặc, cứu nước. Chính tình cảm dân quốc sâu nặng đã giúp họ vượt qua được ranh giới của những định kiến cố hữu. Điều này lí giải cho việc những người vốn coi chữ ―trung‖ Nho giáo là tín điều thiêng liêng nhất trên đời lại chấp nhận hành động phế bỏ vua (các vị vua không đáp ứng yêu cầu thời cuộc), tìm lập bằng được minh quân để ban bố chiếu Cần vương. Và ngay cả việc lạ lùng hơn là ―Cần vương‖ mà không có vua (khi vua Hàm Nghi đã bị giặc bắt, bị đày ra nước ngoài), thậm chí, phong trào Cần vương lúc đó lại mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Hướng vào nghĩa, nhấn mạnh nghĩa trong sự gắn liền với trung, các nhà nho Cần vương đã nhằm đúng vấn đề cốt tử nhất của yêu cầu lịch sử giai đoạn này. Sức hấp dẫn nhất của hình tượng trong tư trào văn học Cần vương chính là cái đẹp đáng trọng của tinh thần tự nhiệm lịch sử - hiện thân sinh động nhất của lí tưởng thẩm mỹ vì nghĩa. Đấy là cái nghĩa cứu nước, cứu dân, cái nghĩa đáng làm. Với người nghĩa dân thì vì mến nghĩa làm quân chiêu mộ. Với người nghĩa tướng thì vì nghĩa mà đền nợ núi sông một lòng chịu chết. Vì nghĩa mà gần kề cái chết, người anh hùng vẫn không một lời oán thán, lo sợ, mà chỉ băn khoăn, day dứt bởi đã không hoàn thành trách nhiệm với nước, với vua. Một Phan Đình Phùng tự hổ thẹn với chính bản thân mình ―Tướng

môn riêng thẹn với anh hùng‖, một Nguyễn Quang Bích mang nỗi buồn, nỗi bi phẫn, ưu tư vì ba chữ ―nợ quân thân‖ thật khiến người đời xúc động.

Như vậy, quan niệm về trung nghĩa của các nhà nho Cần vương không

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 34 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)