Chân dung tinh thần của nhà Nho trung nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 53 - 58)

5. Cấu trúc đề tài

2.2. Quá trình vận động tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân

2.2.1. Chân dung tinh thần của nhà Nho trung nghĩa

Phan Đình Phùng – nhà Nho trung nghĩa. Phan Đình Phùng được lịch sử ghi danh là một văn thân yêu nước, một lãnh tụ kiệt xuất trong phong trào Cần vương, đồng thời là một tác giả tiêu biểu của tư trào văn học Cần vương - tư trào văn học để lại dấu ấn rõ nét cuối cùng trong dòng thơ văn yêu nước Việt Nam thời trung đại.

Phan Đình Phùng hiệu là Châu Phong sinh năm 1847, người làng Đông Thái (nay là xã Đức Phong), huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh. Năm 1876, Phan Đình Phùng thi đỗ cử nhân. Năm 1877, đỗ tiến sĩ, ông được bổ nhiệm làm tri phủ Yên Khánh ở Ninh Bình. Đến năm 1878, được triệu về kinh nhậm chức Ngự Sử Đô Sát Viện. Là một người tính tình ngay thẳng, trung trực.Năm 1883, Phan Đình Phùng phản đối Tôn Thất Thuyết về việc tự chuyên phế bỏ vua Dục Đức, lập vua Hiệp Hòa. Tuy bị Tôn Thất Thuyết cách chức, phải về sống tại quê nhà, nhưng trong lòng Phan Đình Phùng lúc nào cũng lo cho vận nước. Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuất bôn kêu gọi kháng chiến, ông vẫn theo lời Tôn Thất Thuyết đứng lên tập hợp sĩ phu, chiêu mộ quân sĩ và nhân dân chống Pháp. Với tầm nhìn chiến lược, ông dựa vào địa hình núi rừng hiểm trở của Hương Khê lập căn cứ kháng chiến lâu dài. Đồng thời, liên kết, mở rộng tầm hoạt động của nghĩa quân ở các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình trong việc chống Pháp. Ngay từ buổi đầu kháng chiến, Phan Đình Phùng đã thấy rằng phải có sức mạnh của toàn dân mới có thể chiến thắng được quân thù có vũ khí hiện đại. Vì vậy, ông đã giao cho Cao Thắng nhiệm vụ tổ chức và xây dựng phong trào Nghệ - Tĩnh, còn ông ra Bắc vận động, thống nhất lực lượng chống Pháp. Ông còn lo giáo dục nghĩa quân

tinh thần hăng hái, hy sinh dũng cảm và ý thức tổ chức kỷ luật. Năm 1888, Phan Đình Phùng ở Bắc về trực tiếp lãnh đạo phong trào, thanh thế của nghĩa quân ngày càng lớn mạnh. Ông nhận được sự trợ giúp của Cao Thắng, Ngô Quảng, Cao Đạt, Hà Văn Mỹ, Nguyễn Chanh, Nguyễn Trạch… trong công cuộc lãnh đạo và thực hiện khởi nghĩa chống Pháp, đặc biệt, Cao Thắng - phó tướng của ông còn là người có tài chế tạo súng trường theo kiểu Pháp. Ông chia địa bàn 4 tỉnh bắc miền Trung thành 15 quân thứ, xây dựng chiến tuyến vững mạnh, chiến lược chiến thuật của ông là dựa vào núi rừng hiểm yếu và công sự kiên cố, kết hợp với lối đánh du kích để tiêu diệt quân thù. Nghĩa quân được Phan Đình Phùng chỉ đạo đánh thành Hà Tĩnh, bắt sống tri phủ Đinh Nho Quang năm 1892, thắng trận Vạn Sơn năm 1893 và đánh thành Hà Tĩnh lần thứ hai vào năm 1894. Chiến thắng Vụ Quang vào tháng 10/1894 đã gây cho Pháp những tổn thất nặng nề. Thực dân Pháp sai Hoàng Cao Khải (người cùng quê với Phan Đình Phùng, làm Khâm sai kinh lược Bắc Kỳ, một trong những tay chân đắc lực của thực dân Pháp) viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng. Với tấm lòng yêu nước sâu sắc, Phan Đình Phùng đã viết thư cự tuyệt Hoàng Cao Khải, khẳng định quyết tâm đánh Pháp và khẳng định sức mạnh to lớn của nhân dân. Ông cũng vạch rõ giọng điệu lừa bịp, những hành động tàn bạo, dã man của quân cướp nước và bọn tay sai hèn hạ bán nước cầu vinh. Giặc Pháp đem danh lợi mua chuộc ông không được, chúng bắt thân nhân, khai quật mồ mả tổ tiên của ông để khủng bố. Phan Đình Phùng vẫn không chùn bước, kiên định con đường khởi nghĩa chống giặc Pháp xâm lược. Thực dân Pháp đã huy động một lực lượng quân đội Pháp và hơn 3.000 ngụy quân của Nguyễn Thân tấn công vào chiến khu của Phan Đình Phùng. Trong một trận đánh, ông bị thương và sau đó tạ thế ở Núi Quạt (Hà Tĩnh) vào ngày 28 tháng 12 năm 1895.

giữ cánh quân ở huyện Thanh Chương (Nghệ An), bị thủ hạ làm phản nên bị Pháp bắt. Lê Kinh Hạp vốn là bạn thân Phan Đình Phùng, nên viết thư khuyên bạn về hàng để cứu lấy anh, để mồ mả cha ông khỏi bị khai quật.

Phan Đình Phùng cười lạt, nói với người đưa thư: Tôi có một ngôi mộ rất to nên giữ là đất nước Việt Nam, có một ngôi mộ rất to là mấy mươi triệu đồng bào. Nếu về hàng, để sửa sang phần mộ của cha ông mình, thì ngôi mả cả nước kia ai giữ? Về để cứu vớt ông anh mình, thì anh em trong nước ai cứu?

Sau khi cho khai quật mồ mả tổ tiên của Phan Đình Phùng ở làng Đông Thái vào năm 1894, Pháp cho bắt giam luôn những người thân tộc của ông. Hoàng Cao Khải lúc đó đang là kinh lược sứ Bắc Kỳ, vốn là người đồng hương và là thông gia với Phan Đình Phùng, liền gửi cho ông một bức thư chiêu hàng bằng những lời lẽ hết sức thân mật, để khuyên bạn đừng chống đối tân triểu (sau vua Hàm Nghi là Đồng Khánh) và Pháp nữa. Sau khi xem xong, Phan Đình Phùng thở dài nói: Tôi đã quyết làm cái công việc của vua (Hàm Nghi) ủy thác, dân trông mong tới cùng, thì dầu cho sấm sét búa rìu, quyết cũng không lay chuyển và thay đổi chí hướng được.

Phan Đình Phùng viết thư phúc đáp, rồi ân cần dặn Phan Văn Mân, người anh nhà bác và là người mang thư, đừng trở lên núi Vụ Quang nữa.

Vẻ đẹp trung nghĩa của Phan Đình Phùng còn thể hiện rõ nét trong các sáng tác thể hiện lòng yêu nước nồng nàn của ông. Tình yêu nước đó hòa trong tình yêu, lòng tôn kính, sự trung thành với vua.

Trước hết tư tưởng trung nghĩa thể hiện ở tình yêu chân thành, tha thiết với nhà vua.Sáng tác của Phan Đình Phùng để lại không nhiều nhưng phần lớn trong số đó tác giả hướng tới hình ảnh nhà vua. Trong nỗi lòng canh cánh không nguôi vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, vua như đối tượng tạo nên động lực chiến đấu, hi sinh. Trong khi đó hình ảnh nghĩa quân và nhân dân ít được nhắc tới trong sáng tác của ông..

Bài thơ ―Đáp Hoàng Cao Khải‖: như lời tuyên ngôn về lẽ sống của Phan Đình Phùng:

Quân phụ thù chưa đem chết báo Thánh hiền học cũng uổng công thôi Hồn mơ bao độ cung vua tới

Lệ máu tuôn hàng mây trắng trôi”

Hình ảnh hồn mơ, lệ máu tác động mạnh mẽ đến cảm xúc người đọc, họa lên chân dung tinh thần người anh hùng đầy lí tưởng và nhiệt huyết, một kẻ sỹ mẫu mực, không ngại lấy cái chết để đền ơn vua cha.

Tinh thần sẵn sàng chấp nhận hi sinh không oán trách xuất phát từ lòng trung hiếu. Trong bài ―Mồng một tết Mậu tí‖( 1888) ông viết:

Nhà ta vốn dạy niềm trung hiếu

Đất khách không lòng oán ngược xuôi‖.

Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, hi sinh, thiếu thốn tứ bề, phải xa mẹ cha, họ hàng, làng xóm, nhất là trong ngày tết thật không dễ gì chấp nhận. Vậy mà cứ như thế suốt cả chục năm trời- cho đến lúc ông hi sinh, ông vẫn không một lời oán trách. Lẽ dĩ nhiên, phải có một lẽ sống kết thành lí tưởng, thành mục tiêu cuộc đời ông mới có động lực như thế. Lẽ sống ấy đã gắn bó như gốc rễ, như truyền thống nho gia. Câu thơ ―Nhà ta vốn dạy niềm trung hiếu‖ cất lên đầy tự hào, tự tôn - lòng trung với vua, hiếu với dân một lần nữa chứng tỏ Phan Đình Phùng là nhà nho mẫu mực theo kiểu cũ.

Lòng trung nghĩa có khi hóa thành nỗi đau nhức khiến người quân tử phải nhòa lệ rơi:

Kinh thành ngoái lại mà trông Xót vua đau nước , mắt rưng lệ nhòa Quyền gian một mực xúi hòa

Để người trung nghĩa biết là làm sao? Thay mặt mới, khác vương hầu

Non sông đổi chủ còn đâu của mình Con em dòng dõi vắng tanh

Xa xa những ngóng non Bình khôn an”

Người trung nghĩa ấy đồng nhất sự tồn tại của vua với sự tự chủ của nước. Lối tư duy ấy trở nên lạc hậu trong hoàn cảnh mới. Song trên hết nó thấm nhuần một tấm lòng đáng trân trọng: Nỗi đau của người dân sâu sắc một tấm lòng yêu nước, yêu vua và đầy tinh thần dân tộc. Niềm ngóng trông da diết làm cho lời thơ của nhà nho bỗng trở nên gần gũi, thân thương như câu ca dao trữ tình: ―Xa xa những ngóng non Bình không an‖

Lòng trung nghĩa tiếp tục thể hiện trong khát vọng lập công: ― Từng nghe rửa giáp níu sông trời

Người ấy là ai, ta ấy ai?

Đánh rắn giữa đường gươm tuốt chậm, Đuổi hươu đồng nội, giáo khua sai Ba canh không ngủ lòng lo giận, Muôn dặm xa nhà chốn nghỉ ngơi, Máu giặc hẹn ngày hòa với rượu, Khúc ca chiến thắng tấu vua hay”

(―Lại họa vần thơ của chủ nhân‖)

Cảnh nếm mật nằm gai, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa và niềm căm tức, khát vọng lột da uống máu quân thù của Trần Quốc Tuấn như đang đồng hiện cùng người anh hùng sau nhiều thế kỉ. Biết bao trằn trọc trong cơn mộng mị, bao khát vọng lớn lao ―rửa giáp níu sông trời‖ để tìm

hoàn, được ―Tấu vua hay‖. Tự sâu thẳm tâm thức Phan Đình Phùng, vua luôn là ngôi sao rực rỡ để ông hướng tới mọi lúc, mọi nơi. Vua chiếm một vị trí độc tôn không gì thay thế trong tình yêu và lí trí, làm nên một đặc trưng nho giáo trong con người Phan Đình Phùng.

Không phải Phan tôn thờ vua một cách tín điều, ngớ ngẩn mà có cái lí riêng của mình. Trong ―Thư trả lời Cao Khải‖ ông viết: ―Nhưng tôi ngẫm nghĩ lại, nước mình ngàn năm nay, đất nước chẳng rộng, quân lính không mạnh, tiền của chẳng giàu, cái chỗ dựa để dựng nước là từ cái gốc vua tôi, cha con theo năm đạo thường mà thôi‖ ông thừa nhận trật tự xã hội Nho giáo sắp đặt chính là cái gốc để dựng nước. Như thế đương nhiên việc phụng thờ vua cha chính là một hành động bảo tồn dân tộc.

Tấm lòng trung trinh cùng chí khí anh hùng đã nâng cao tầm vóc, vị thế và tiếng nói của Phan Đình Phùng trong hoàn cảnh xã hội đương thời. Đánh giá một cách khách quan, tấm lòng trung nghĩa dù hợp thời hay không thì nó vẫn xuất phát từ một tấm lòng chân thành: vì sự tồn vong của dân tộc nên nó luôn đáng trân trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)