Bi kịch của Phan Đình Phùng – nhà Nho trung nghĩa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 58 - 61)

5. Cấu trúc đề tài

2.2. Quá trình vận động tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân

2.2.2. Bi kịch của Phan Đình Phùng – nhà Nho trung nghĩa

Phan Đình Phùng một đời chiến đấu oanh liệt, kiên cường với ý chí sắt đá. Ông chấp nhận hi sinh bản thân để giữ nghĩa lớn với vua, với nước. Nhưng thời thế đổi thay, người anh hùng một lòng một dạ với tín điều đã cũ không còn sức mạnh một tay ―níu giáp kéo sông trời‖. Khi nghĩa quân ngày càng bị Pháp dồn vào đường cùng, đứng trước nguy cơ bị tiêu diệt cũng là lúc bi kịch của người anh hùng ôm mộng lớn lên cao.Bi kịch ấy thấm thía trong bài thơ Lâm chung thời tác:

Mười năm vâng mệnh việc binh nhung, Võ lược y nguyên, việc chửa xong! Kẻ khó kêu trời tan tác nhạn,

Giặc càn đầy đất rối ren ong! Quan hà xa giá ngoài muôn nẻo... Nước lửa nhân dân kẹt mấy vòng! Trách vọng càng to, lo cũng lớn, Khúc nhôi cửa tướng thẹn anh hùng!

Cả bài thơ toát lên tâm sự đau đớn của một lãnh tụ nghĩa quânnặng lòng trung nghĩa, cảm thấy hổ thẹn vì chưa làm tròn sứ mệnh của vua giao phó: một loạt những từ ngữ ―y nguyên‖, ― chưa xong‖, ―kẻ khó kêu trời‖, ―tan tác nhạn‖, ― giặc càn đầy đất‖, ―rối ren ong‖, ― nước lửa nhân dân kẹt mấy vòng‖ cực tả sự dang dở, ngổn ngang trong sự nghiệp cứu dân cứu nước của người anh hùng. Việc dẹp giặc không thành, việc bảo vệ nhà vua không xong, nhân dân còn than khóc trong nước sôi lửa bỏng của lũ giặc càn. Cả bài thơ chỉ thấy những hình ảnh đau thương hiện lên trong tấm lòng ưu ái, xót xa. Một nỗi hổ thẹn cùng lo lắng, u uất xâm lấn tâm hồn vị tướng sắp xa lìa trần thế ― Khúc nhôi cửa tướng thẹn anh hùng‖.Đó là nỗi thẹn của người trung nghĩa đã nhận mệnh vua mà không hoàn thành trách nhiệm của mình. Vậy là tổng kết một đời hi sinh oanh liệt, Phan Đình Phùng xác nhận những hành động hi sinh cả bản thân, gia đình của của mình là làm theo mệnh vua: ―Mười năm vâng mệnh việc binh nhung‖. Đây chính là một trong những nét khác biệt cơ bản của tư tưởng trung nghĩa với tư tưởng duy tân. Mặc dù, Phan hai lần nhắc đến nỗi đau khổ của dân chúng với thái độ xót thương, bất lực, chỉ một lần nhắc đến thân phận Hàm Nghi đang ―quan hà xa giá ngoài muôn nẻo‖ song nhìn lại ta vẫn thấy Phan Đình Phùng hành động cơ bản theo đạo lý nhà nho trung nghĩa. Câu thơ đầu tiên mở ra động lực chiến đấu suốt mười năm ròng rã ―Mười năm vâng mệnh việc binh nhung‖ và câu thơ cuối khép lại bằng nỗi thẹn của một vị tướng không hoàn thành nhiệm vụ vua giao ―Khúc nhôi cửa tướng thẹn anh hùng‖. Như vậy, Phan Đình Phùng ― lo lắng, xấu hổ

vì chưa phụng mệnh được vua chứ không phải vì chưa đền đáp lại lòng tin cậy của nhân dân‖ [8. tr. 52].

Nếu hiểu bi kịch là nỗi đau, sự giằng xé, sự thất bại, thậm chí là cái chết thảm thương của con người khi có sự xung đột giữa khát vọng, hoài bão, lý tưởng của cá nhân với thực tại, thực tại chưa đủ điều kiện cho phép cá nhân thực hiện lý tưởng của mình thì ta sẽ thấy nỗi hổ thẹn của Phan Đình Phùng là do tư tưởng,hành động không còn hợp với thực tế đất nước. Dù dân tộc ta là dân tộc ―thông minh, cần cù, dũng cảm. Người lính An Nam là một người lính giỏi, cần cù, dũng cảm‖ [5, tr. 88], đã khiến các ―cuộc xâm lăng hung hãn của Trung Hoa trên khắp Đông Á đã phải lùi lại trước người An Nam‖ [5, tr. 88] thì cách thức chiến đấu cũ cũng không dễ dàng chống lại kẻ thù mới ở trình độ cao hơn, vũ khí hiện đại hơn, cách thức xảo quyệt hơn... Yêu cầu tất yếu của thời đại là người yêu nước cần cứu nước bằng cách thức mới, phù hợp với thời đại hơn. Thêm nữa, sau sự ra đi của vua Hàm Nghi, các ông vua còn lại cũng không còn tư cách đại diện cho dân tộc hay đủ can đảm để phát động bất kỳ một cuộc kháng chiến nào nữa. Do đó, Phan Đình Phùng là đại diện cuối cùng của lớp nhà nho trung nghĩa thuần túy. ― Phan Đình Phùng ngã xuống, đã kết thúc phong trào Cần vương. Cùng với cái chết của ông, cũng kết thúc một mẫu người đẹp, một hình tượng văn học đẹp trong văn học cổ: người trung nghĩa, người hành đạo theo nhà nho chính thống‖[8, tr. 52]. Từ đây, một kiểu nhà nho mới ra đời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)