Hình tượng nhà nho kiểu mới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 71 - 83)

5. Cấu trúc đề tài

2.2. Quá trình vận động tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân

2.2.4. Hình tượng nhà nho kiểu mới

Nhận xét về con người Phan Bội Châu, giáo sư Trần Đình Hượu cho rằng:―Trong văn chương cử tử của Phan Bội Châu trước khi xuất dương ta đã thấy xuất hiện người hào kiệt có phẩm chất cá nhân là anh hùng và mưu trí thay thế người thần tử trung nghĩa hành động vì nghĩa, theo mệnh vua, mệnh

trời. Người hào kiệt dần dần nhận ra chân lý dân là chủ mà trở thành người chí sĩ tự nhiệm đảm đương lấy việc cứu dân, cứu nước, xa dần người thánh hiền chuộng đức của Nho giáo‖[8, tr. 143]. Người hào kiệt đã hướng về dân, vì dân, vì nước, chứ không phải vì một ông vua nào đó.

Thật vậy, nhà nho, người anh hùng Phan Bội Châu, cùng với sự vận động của tư tưởng đã bộc lộ quá trình thay đổi tư cách cách mạng. Ở giai đoạn đầu, Phan là người hào kiệt tự nhiệm. Dù không phải là một thần tử nhất nhất tuân mệnh vua nữa, nhưng hình ảnh Phan vẫn chưa phải là hình ảnh mới mẻ của một nhà duy tân cứu quốc. Bởi người hào kiệt tự nhiệm vốn là hình ảnh cũ của những cá nhân anh hùng trong thời loạn. Khi vua không ra vua, tôi không ra tôi, hoặc khi đất nước chìm trong đêm trường nô lệ dưới ách kẻ xâm lăng, người anh hùng buộc phải tự đứng lên lãnh lấy trách nhiệm ―bình thiên hạ‖, giành lại sự yên ổn cho giang sơn rồi trở thành một ông vua, mở đầu cho cảnh đất nước thái bình. Ta đã từng gặp những cá nhân anh hùng như thế: Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Lợi,... Tuy nhiên, qua quá trình hấp thụ Tân thư, Phan đã nhận ra chân lý dân là chủ nên đã trở thành người chí sĩ tự nhiệm, đảm đương trách nhiệm cứu dân, cứu nước.

Nhà nghiên cứu Trần Ngọc Vương cho rằng, ở Phan có sự ―lặp lại mô hình của một nhà nho truyền thống: học (và học rất giỏi), hạch (đỗ đầu nhiều lần ở tổng, huyện, phủ), nâng lớp học (học ―hết chữ thầy‖, kể cả chữ của cha, phải tìm người có khoa danh để thụ giáo), tìm kiếm ―thời danh‖ (khá lận đận!)... Mặt khác Phan Bội Châu đã rất sớm bộc lộ những đường nét lớn của một nhân cách không thông thường, tự nhận về mình những trách nhiệm lớn lao đối với đất nước‖ [43, tr.145].

Sau sự ra đi của vua Hàm Nghi, đặc biệt sau thất bại của phong trào Cần vương, vua không còn là người cất lên tiếng kèn tập hợp lực lượng bởi họ đã trở nên vô dụng. Thực dân Pháp biến họ thành những tên tù được ăn

cuộc sống trở nên tự do, khi mà mọi người đều có quyền tự quyết, quyền tự chủ, quyền giao dịch và sở hữu, thì đức vua An Nam lại là người duy nhất vẫn bị giam hãm, bị kiểm soát, bị thao túng như bù nhìn‖[5, tr. 310, 311]. Khi vua đã là một tên bù nhìn đáng thương, tội nghiệp không có khả năng bảo vệ dân tộc, thậm chí còn theo Pháp, quay lưng lại với quyền lợi của nhân dân thì các nhà nho yêu nước, trong đó tiêu biểu là Phan Bội Châu buộc phải cân nhắc chuyện trung nghĩa – theo vua phản quốc hay tự đứng lên cứu nước. Thật chẳng có con đường nào khác hơn cho những người hào kiệt một lòng khao khát bảo vệ giang san ngoài con đường tự đứng lên lãnh lấy trách nhiệm với dân, với nước. Truyền thống và thời đại đã hun đúc nên lòng yêu nước và ý chí quật cường, biến Phan từ một tay ―lừng lẫy tiếng làng văn‖ trở thành người hào kiệt tự nhiệm. Ngay từ hành động viết hịch Bình Tây thu Bắc dán ở gốc đa đầu làng kêu gọi mọi người hưởng ứng phong trào văn thân ở Bắc Kỳ năm 17 tuổi và hành động tập hợp bạn bè tổ chức đội Thí sinh quân để hưởng ứng văn thân Nghệ Tĩnh chống Pháp năm 18 tuổi Phan đã bộc lộ tính cách một con người yêu nước, căm thù giặc, táo bạo, dám đứng lên làm việc lớn. Chí lớn của người hào kiệt thường cất lên đầy nội lực:

“Dù gió ngược mà dòng xuôi, ta sẽ vén xiêm mà sang này! Dô hò khoan!

Dù Pháp, dù Nhật, dù Nga này, có đón dòng mà chặn ngang! Ta cũng tìm hỏi bến mà chèo sang này! Dô hò khoan!

Gió to cuồn cuộn này, biển rộng mênh mang. Vừa hát vừa cười mà chèo sang này! Dô hò khoan!

Biển lớn thênh thênh này, sóng cả mênh mang. Cùng lòng chung sức mà chèo sang này! Dô hò khoan!”

(Hải hồ khoan)

Hình ảnh thiên nhiên tượng trưng cho những khó khăn đường đời hiện lên thật mênh mang, dữ dội. Đối đầu với sóng to gió cả, con người bình tĩnh,

vui vẻ, thậm chí sảng khoái vượt lên mọi khó khăn đường đời. Những động thái ―vén xiêm mà sang‖, ―đón dòng mà chặn ngang‖, ―vừa hát vừa cười mà sang‖,... toát lên một tâm thế hào hùng, say sưa thi sức với sóng gió. ―Cốt cách hào hùng đã giáo dục cả một thế hệ‖[8, tr. 144]. Đây tuyệt nhiên không phải là thứ văn thơ của những nhà nho kiểu cũ ―coi cung kính là đức, lấy thận trọng theo lễ làm qui phạm. Họ dũng cảm vì nghĩa, dám hi sinh để thành ―nhân‖ nhưng không chấp nhận cương cường, vô lễ, trái mệnh. Người trượng phu có thể kiên cường khi bảo vệ cái cũ, nhưng rụt rè, bảo thủ đến ngoan cố khi phá bỏ cái cũ, xây dựng cái mới‖[8, tr. 145]. Mặc dù cái hùng tâm tráng trí không phải là nét mới của nhà nho phú quí bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất song ta thấysáng tác của Phan Bội Châu dường như phá vỡ cái khuôn khổ nho gia, hấp thu cái phóng khoáng của Đạo gia, cái nghĩa hiệp của Mặc gia, cái cơ trì của Pháp gia, phản ánh khí chất, cá tính, bản lĩnh của tác giả - những yếu tố cần thiết để trở thành một nhà nho dám hành động, dám làm và làm được những công việc táo bạo. Cho nên cái hào hùng trong thơ văn Phan Bội Châu, dù ít hay nhiều, nói như nhà nghiên cứu văn học Trần Đình Hươu là: ―đã có những điểm khác nhà nho, mang ít nhiều màu sắc bội đạo, hấp thụ nhiều yếu tố tích cực trong phong trào nông dân mà điển hình là người du hiệp lúc đó có trong thực tế‖[8, tr, 145].

Tuy nhiên, chỉ khi tiếp xúc với những sách báo của các nhà cải cách trong nước, các nhà tư tưởng Trung Quốc, Nhật Bản và châu Âu như Rutxo, Dacuyn... thì Phan mới chuyển từ ―tay cự phách trong làng văn chương bát cổ‖ sang kiểu nhà nho kiểu mới. ―Nhưng khi ông gặp Nguyễn Thượng Hiền, đọc Tân thư, mở tầm mắt nhìn ra tư tưởng dân chủ của thời đại, rồi lại gặp Nguyễn Hàm, nhìn ra phương hướng tổ chức chính đảng, chống Pháp trên qui mô toàn quốc, Phan Bội Châu đã đi vào con đường hoạt động như một chính khách thuộc phạm trù tư sản. Đó là sự đổi thay quan trọng: dù có tôn Cường

thoát ra ngoài qui luật của nhà nho‖[8, tr. 135]. Thật vậy, mục đích Phan tôn Cường Để làm minh chủ không phải để xây dựng lại một nền chuyên chế tập quyền mà chỉ là lựa theo tâm thức dân gian để tập hợp lực lượng cho một mục tiêu cao cả hơn nhiều: giải phóng dân tộc. Trong tư duy, dù còn khá mơ hồ, Phan đã nghiêng về thể chế quân chủ lập hiến – một thể chế dân chủ tư sản mà ở đó quyền hành nằm trong tay số đông dân chúng chứ không phải trong tay một tên ―độc phu‖ nào đó. Thêm nữa, hành động hi sinh không tiếc máu xương của Phan xuất phát không từ mục tiêu lập công danh mà cao cả hơn thế, là từ tình yêu và ý thức bảo vệ dân và nước.

Phan là đại diện cho kiểu nhà nho dùng ngòi bút không phải để tìm kiếm hư danh mà hướng tới tuyên truyền, cổ động duy tân, để ―khai dân trí‖, ―chấn dân khí‖, ―hậu dân sinh‖. Đó là kiểu nhà nho làm chính trị. Kiểu nhà nho dám lên tiếng tuyên bố từ giã thánh hiền Nho giáo:

“Non sông đã chết sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu học cũng hoài”.

(Xuất dương lưu biệt) Ông mỉa mai nho sĩ:

“Lại có kẻ lôi thôi bậc giữa Trên lỡ quan, dưới nữa lỡ dân Ấy là học sĩ, văn nhân,

Ăn sung mặc sướng mà thân không làm

Phan phủ nhận vai trò của việc học những đạo lý thánh hiền lạc hậu, vô bổ cho công cuộc chiến đấu với kẻ thù văn minh, khoa học, hiện đại. Tuy nhiên, ông từ bỏ lối học nhai văn nhá chữ kiểu con vẹt của các nhà nho kiểu cũ chứ không hoàn toàn phủ nhận lý thuyết Nho gia. Sau này, chính Phan vẫn đề cao Nho giáo, cho rằng, đạo Khổng là đạo của mọi thời, nó luôn đúng, mọi đúng sai chỉ là trong sự vận dụng của con người mà thôi. Đây thực sự là điểm

nhập nhằng trong tư tưởng duy tân của Phan Bội Châu, khiến Phan không thể vứt bỏ hoàn toàn tư tưởng Nho gia. Đúng như nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu nhận xét: ―quá trình ly khai không phải diễn ra nhanh chóng và dứt khoát. Và về sau, cũng chưa dứt khoát‖[8, tr 146]. Vì thế, dù làm cách mạng với tư cách một chính khách tư sản nhưng Phan vẫn chỉ là một nhà nho kiểu mới.

Ở tập Tạp ký Phan đã không ngần ngại bênh vực bậc thánh nho Khổng Tử: ―Khổng Tử là bậc thánh tùy thời... Cái quí là ở chỗ người sau phải biết tùy thời biến thông làm sao cho đạo giáo của Khổng Tử được sáng thêm mà thôi. Sao lại có thể vin vào đó để bắt lỗi Khổng Tử được‖. Chính vì chưa dứt ra khỏi tư tưởng Nho giáo một cách dứt khoát nên khi lên chương trình xây dựng một ―nước Việt Nam mới‖ Phan nhấn mạnh thiên lệch về chức năng giáo hóa con người thay vì xây dựng hệ thống hình pháp. Tư tưởng ―đức trị‖, ―nhân trị‖ của khổng Tử tiếp tục thắp sáng ước mơ về một xã hội chứa chan tinh thần nhân đạo chủ nghĩa.Chính vì không thoát khỏi vỏ bọc giai cấp nên Phan Bội Châu mãi luẩn quẩn trong tư tưởng và rối rắm trong đường lối mà ông chỉ đủ tầm nhìn để gọi đó là thủ đoạn.

Cùng với việc tuyên bố giã từ lối học vô bổ của Tứ thư, Ngũ kinh Phan cũng kêu gọi đồng bào: ―Trước hết phải học ngay quốc ngữ‖ để làm phương tiện tư duy, tiếp nhận tri thức mới mẻ từ phương Tây và để làm Cách mạng. Từ nước ngoài, Phan liên tục gửi các sáng tác có tính chất tuyên truyền tư tưởng duy tân về trong nước cổ vũ nhân dân đổi mới tạo nên sức mạnh đánh đuổi quân thù. Ông không phải là người đầu tiên đón nhận Tân thư nhưng lại là người đi đầu công cuộc truyền bá tư tưởng mới về dân chủ, về đoàn kết dân tộc và là người truyền bá hữu hiệu, có tác động mạnh tới phong trào yêu nước duy tân... mục đích là thổi bùng lên ngọn lửa đấu tranh giải phóng dân tộc trong mọi tầng lớp nhân dân. Ông dùng thơ – những sản phẩm tinh thần thanh cao mà các nhà nho kiểu cũ dùng để tìm kiếm công danh, để bộc bạch khí tiết hoặc để giải trí để làm phương tiện truyền bá tư tưởng mới. Ông sáng tác không nhằm cất vào danh sơn mà để vị đời. Thay vì hướng tới bậc quân

vương, thay vì hướng vào nội tâm kiểu cũ Phan hướng tới đông đảo quần chúng nhân dân, cố gắng tìm cách diễn đạt thật đơn giản, dễ hiểu, phù hợp với tư duy, nhận thức của người tiếp nhận. Điều này thật mới mẻ với một nhà nho.

Điều làm ta thấy khác hoàn toàn ở Phan Bội Châu với các nhà nho kiểu cũ đó là ông đã giáng những đòn chí tử vào giai cấp phong kiến, vào những ông vua mà trước đây các bậc chân nho coi là thiên tử. Nếu Phan Chu Trinh gọi đó là những kẻ ―độc phu‖, là phường ―giá áo túi cơm‖ thì Phan Bội Châu trực tiếp tố cáo tội ác cướp quyền dân chủ:

―Cấm dù, cấm võng, cấm hia, cấm giày Sắc màu vàng chi chi cũng cấm

Đồ mặc dân không dám tự do Dần dà từ đó về sau,

Cấm ngang cấm dọc cấm cho đủ điều Đọc luật lệ thư điều cấm trước,

Trong nhà tàng giáo mác cấm luôn Binh thư cấm chẳng được xem Việc đời cấm kẻ thì thầm bàn riêng. Ai viết thẳng ngự danh tội chết, Ngự dung ai ngó liếc, chém ngay Làm bài viết sách càng gay

Mỉa mai triều chính e khi mất đầu Xem quốc sử bản triều cũng cấm Lũ đầu đen còn dám thở gì? Quyền dân chẳng những cướp đi Lại toan đặt bẫy cho mày thác oan‖. (Việt Nam quốc sử bình diễn ca)

Bọn vua quan tham lam vụ lợi ấy chẳng qua là lũ ăn trên ngồi trốc, sung sướng thỏa thuê trên xương máu nhân dân. Phan không ngại vạch trần bộ mặt vô dụng, đốn mạt của vua quan nhà Nguyễn:

―Trời nghiêng đất lở mặc dầu Cốt thân phú quí là đầu sự lo‖ ―Dân mặc dân, chẳng dân thì chớ Cứ của mình mình giữ khư khư‖. Ông lại khẳng định:

―Vậy xét đến cá nhân toàn thể Thời tổ tiên cha mẹ là trên‖

Như vậy, Phan đã dùng thơ văn làm vũ khí đánh đổ cường quyền, lật đổ ngôi vị số 1 của vua, phá vỡ quan hệ cương thường cứng nhắc.

Ông vạch rõ mối quan hệ giữa nhân dân với quan lại, giữa nhân dân với nhà nước:

―Đôi bên nghĩa vụ hằng chăm

Dân làm ông chủ quan làm người thuê‖. ―Dân là trời, ai chống được dân‖.

Phan nói ―dân là trời‖ còn các nhà nho cũ gọi vua là thiên tử. Đây là điều đối lập hoàn toàn, phân biệt Phan Bội Châu và các đồng chí của ông với các nhà nho truyền thống. Bởi Phan hết sức coi trọng vấn đề dân chủ, dân sinh, dân trí, vấn đề lấy dân làm gốc, và tất nhiên, ông kịch liệt phê phán tệ chuyên chế, kiếp tôi đòi, phường giá áo túi cơm và thái độ dửng dưng trước giang sơn, xã tắc. Tuy nhiên, Phan mặc dù ―nhiệt liệt đề xướng dân là chủ nước, kịch liệt vạch tội vua quan làm mất nước, nhưng lúc đầu cũng không phân biệt rạch ròi người dân chủ cứu nước với người vì vua cứu nước‖[8, tr. 146]. Ông ngợi ca cả những tấm gương trung nghĩa và những tấm gương vì

nước quên thân. Điều này cũng dễ hiểu bởi điểm xuất phát của Phan là từ cửa Khổng sân Trình chứ không phải một trường học của một giai cấp nào khác.Tuy nhiên vẫn phảikhẳng định rằng, việc nhấn mạnh quyền dân chủ chính là một nét mới mà chỉ khi tiếp xúc với luồng tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây Phan mới phát huy. Điều đáng nói là, mặc dù tiếp xúc với khái niệm dân chủ phương Tây song Phan lại hiểu theo nghĩa ―dân‖ ―chủ‖ của Nho giáo: ―Dân là gốc nước, nước có vững thì dân mới yên‖(Kinh thư – Ngũ tử chi ca),―dân là quý, tiếp đó là xã tắc, vua là thấp‖ (Mạnh Tử), ―vua là thuyền,thứ dân là nước, nước có thể chở thuyền, cũng có thể làm lật thuyền‖ (Khổng Tử gia ngũ) chứ chưa tiếp cận được khái niệm dân chủ theo cách hiểu phương Tây. Do vậy, dù Phan làm cách mạng tư sản nhưng vẫn cứ là một nhà nho.

Từ quan điểm dân chủ, Phan khẳng định tầm quan trọng của nhân dân: ―Nhân dân trọng nhất là không chi bằng!/ Quyền chủ cậy dân nâng đỡ/ Đất đai nhờ dân giữ dân gìn,/ Không dân thời có gì nên,/ Đất đai bỏ trót, chủ quyền mất trơn./Nhân dân còn thời còn có nước,/Nhân dân vong thời quốc cũng vong‖.(Việt Nam quốc sử bình diễn ca)

Từ ý thức về vai trò lớn lao của nhân dân, Phan dấn thân trên con đường cách mạng. Ông trở thành nhà nho hành động trái với bản chất của mình, luôn ―táo bạo đi đầu, không ngần ngại đổi mới‖, dùng hết tài năng văn chương thổi cái hùng tâm tráng trí, kêu gọi đoàn kết đồng tâm, cùng nhau vùng lên diệt lũ bóc lột thực dân. Thực sự sự nghiệp văn chương đồ sộ của Phan không phải là thứ văn để cất vào ―danh sơn‖ cho đẹp mặt mà là thứ văn hữu dụng đương thời, thứ ―cồng khua‖, ―gõ mõ‖ thức tỉnh nhân dân. Trước hết đó là những áng văn tố cáo tội ác quân thù:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 71 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)