Tư tưởng duy tân và biểu hiện của tư tưởng duy tân trong thơ văn cận,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 42 - 53)

5. Cấu trúc đề tài

2.1. Giới thuyết chung về tư tưởng trung nghĩa và tư tưởng duy tân

2.1.2. Tư tưởng duy tân và biểu hiện của tư tưởng duy tân trong thơ văn cận,

cận, hiện đại.

Như ta đã nói, tư tưởng trung nghĩa là biểu hiện của tư tưởng yêu nước theo quan niệm Nho giáo truyền thống. Tư tưởng này làm nên sức mạnh của chế độ quân chủ gần một ngàn năm phong kiến. Tuy nhiên, mọi chế độ xã hội nếu không tự vận động để làm mới mình cho hợp thời đại thì sớm muộn cũng sẽ bị thay thế. Sự xâm lược của thực dân Pháp từ giữa thế kỷ XIX chính là một thách thức để chế độ quân chủ chuyên chế Việt Nam khẳng định khả năng tồn tại của mình. Nếu như Nhật Bản, nhìn trước được thời cuộc, sớm tiến hành cải cách xã hội, nâng cao tiềm lực quốc phòng cho đất nước thì ở Việt Nam chúa Nguyễn thể hiện sự ―nhạy bén‖ của mình bằng cách bế quan tỏa cảng, từ chối mọi đề nghị cải cách, đẩy mạnh lối học từ chương – coi đó là sức mạnh đất nước. Điều đó đã chứng tỏ nền quân chủ chuyên chế thực sự không còn khả năng đương đầu với sóng gió thời đại – khi lực lượng xâm lược đã vượt trội hơn hẳn về trình độ phát triển với tiềm lực kinh tế dồi dào, trang bị vũ khí hiện đại, quân đội hùng hậu. Sau một vài trận chống đỡ một cách yếu ớt cho có thì vương triều nhà Nguyễn đã kí những hiệp ước cắt đất

cho thực dân Pháp. Dần dần, những vị vua đứng đầu- người có trách nhiệm thay trời chở che cho ―dân đen, con đỏ‖ hóa thành ―tượng gỗ‖ dưới bàn tay điều khiển của thực dân. Thậm chí, chính quyền phong kiến còn cho quân đàn áp những phong trào yêu nước chống Pháp của nhân dân mình. Sau thất bại của phong trào Cần Vương, các sĩ phu yêu nước rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối và tư tưởng. Họ không thể tiếp tục tư tưởng trung với vua khi vua là kẻ bán nước. Họ cần một luồng ánh sáng mới mang theo niềm hi vọng mới cho con đường giải phóng dân tộc. Đúng lúc ấy, Tân thư bằng cách này hay cách khác được đưa vào Việt Nam, mang theo tư tưởng mới – tư tưởng duy tân. Luồng gió theo Tân thư, Tân văn từ Trung Quốc thổi vào làm lay động cách suy nghĩ cũ, thôi thúc các sĩ phu hướng về con đường mới mẻ ở các các nước đồng văn. Tân thư, Tân văn, với lời văn kích động, nó chỉ ra cho nhà nho nước ta không chỉ là cảnh văn minh rực rỡ của Âu Mỹ mà còn chỉ ra nguy cơ diệt chủng của các nước da vàng. ― Tư tưởng tân thư, tân văn vào Việt Nam như lửa gặp cỏ khô‖ [8, tr.65]. Nó được các nhà nho tiến bộ Việt Namđón nhận nhiệt tình và nhanh chóng lan rộng trở thành một trào lưu tư tưởng lớn.

Tân thư là danh từ để chỉ chung những tài liệu, thư tịch sách vở được các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, Triều Tiên biên soạn hay dịch thuật bằng chữ Hán, giới thiệu những tri thức và cung cấp những thông tin về những gì trước hết thuộc Châu Âu hay thuộc về thế giới nói chung, vượt ra ngoài giới hạn mà những gì cổ tịch- những tài liệu sách vở được trước tác trong khuôn khổ truyền thống khu vực, trong đó chủ yếu là những gì mà Tam giáo (Nho, Phật, Đạo) đề cập. Cũng trong phạm vi tân thư là những trước tác của các tác giả Việt Nam như Bùi Viện, Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ…đề cập đến những vấn đề của quốc tế, những chuyện thời sự cấp thiết của quốc gia…nghĩa là vượt ra ngoài, vượt lên trên những giới hạn tri

thức, kinh nghiệm và giải pháp mà nhà nho cựu học truyền thống đã hay có thể biết tới.

Thế nhưng tư tưởng châu Âu không phải do những người Tây học và không phải ở dạng nguyên bản đi vào quần chúng , mà lại là dạng tóm tắt, dạng Trung Quốc hóa, do nhà nho truyền bá đi vào quần chúng. ―Tân thư thay đổi tư tưởng nho sĩ, đem cho họ một tầm mắt ―doanh hoàn‖ nhìn rộng toàn cầu, một quan điểm cạnh tranh sinh tồn để nhìn xã hội, gợi ý cho họ một đường cứu nước mới‖ [8, tr.66].Đây có thể coi là một cách nói khái quát nhất để chỉ về phạm vi của những thứ được gọi chung là Tân thư.

Một trong những người Việt Nam biết đến những thư tịch có nội dung có thể gọi là Tân thưthì sớm nhất là Lê QuýĐôn. Nhận thấy những giá trị to lớn của những thư tịch này nên ông đã mang về nước một số tân thư trong những năm 1767-1768 khi đi sứ Trung Quốc, nhưng khi đi qua biên giới Trung Quốc đã bị tịch thu hết. Ở Việt Nam các vua Nguyễn từ Minh Mệnh, Thiệu Trị đến Tự Đức đều quyết liệt cự tuyệt văn hoá cũng như những tri thức, thông tin về phương Tây. Nhưng trải qua một thời gian dài của lịch sử, trước những thất bại to lớn, đau đớn của triều đình cũng như các phong trào đấu tranh chống Pháp, Tân thư mới được ―quan tâm nhìn nhận và tuyên truyền sôi sục‖ tất nhiên là nằm ngoài sự cho phép của chính quyền bảo hộ. Nguyễn Lộ Trạch chính là người đi đầu trong truyền bá Tân thư vàđồng thời đề nghị tiến hành cứu nước theo một đường lối khác. Sau Nguyễn Lộ Trạch, ở kinh đô Huế, các nhà khoa bảng trẻ tuổi tài cao, ưu thời mẫn thế như Nguyễn Thượng Hiền, Phạm PhúĐường, Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Đào Nguyên Phổ, Huỳnh Thúc Kháng, NgôĐức Kế, Đặng Nguyên Cẩn, Trần Quý Cáp… lần lượt chuyền tay nhau những cuốn Tân thư để mưu đồ sự nghiệp cứu nước cứu nhà vào những năm đầu thế kỷ XX (1901-1902).Tân thư mà các nhà nho Việt Nam chuyền tay nhau ấy chính là những sách mới của Khang Hữu Vi, Lương

Khải Siêu, là tư tưởng phương Tây tiếp thu qua con đường Nhật Bản. Nguyễn Thượng Hiền lúc đó là nhà khoa bảng trẻ tuổi, có uy vọng ở kinh đô, trong nhà có nhiều Tân thư, là người có vai trò lớn trong việc chuyền Tân thư đến tay những yếu nhân của phong trào Duy tân như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Ngô Đức Kế....

Đặc biệt, sự kiện trường Đông Kinh nghĩa thục được khai giảng vào mùa xuân năm 1907 có tác động mạnh mẽ đến công cuộc truyền bá tân thư. Đây chính là cơ quan công khai để truyền bá tư tưởng yêu nước và duy tân. ―Nội dung giảng dạy và cả nội dung hoạt động ngoại khóa đều hướng vào ― đánh đổ tư tưởng hủ lậu của phái nhà nho bảo thủ và trang bị cho học sinh một ít tư tưởng mới về khoa học tự nhiên, về văn học, về chính trị, về đạo đức công dân đặc biệt là về tinh thần yêu nước‖[8, tr. 74]. Mặc dù Đông kinh nghĩa thục ở Hà Nội hoạt động chưa được bao lâu thực dân Pháp đã bắt đóng cửa nhưng ảnh hưởng của nó lại rất rộng, lan sang rất nhiều tỉnh từ Bắc đến Nam. Đặc biệt, đã có rất nhiều tỉnh xuất hiện các trường học kiểu Đông kinh nghĩa thục hoạt động mạnh mẽ. Từ Đông kinh nghĩa thục phong trào duy tân thành công khai có tính chất toàn quốc. Đông kinh nghĩa thục ―là bộ mặt công khai của một phong trào chính trị bí mật hoạt động trước đó ba bốn năm. Nó cũng là đỉnh cao của một trào lưu tư tưởng đã hình thành trước đó non chục năm‖[24]Và Đông Kinh nghĩa thục chính là địa điểm ban đầu cho các nhà nho duy tân như Phan Bội Châu truyền bá tư tưởng tân thư của mình.

Với phong trào Đông Kinh nghĩa thục, Tân thư và tư tưởng duy tân đã được truyền bá rộng rãi trong nước theo cách nhìn nhận của các nhà nho tiến bộ và một số Tây học yêu nước đương thời. Trong quá trình dịch sách và truyền bá tư tưởng, các nhà duy tân chủ nghĩa đã có những tân đính đáng kể so với văn bản tân thư gốc.Tân đính luân lý giáo khoa thư đã phá vỡ giới hạn chật hẹp của hệ thống luân lý truyền thống Nho gia, đưa vào đó những nội

dung luân lý rộng hơn, phong phú và mới mẻ hơn với một trật tự và sự kiến giải khác nhằm góp phần khích động tự hào và tự tôn dân tộc, chấn hưng dân trí, dân khí.Đặc biệt trong đó, ―việc Tân đính nhất quán dùng nhân dân thay thế cho thần dân suốt trong tập sách có ý nghĩa đặc biệt quan trọng – đó chính là tháo bớt gánh nặng của quan hệ quân – thần trên vai người dân. Cùng với đoạn thêm vào tiếp sau, liên quan đến ―thủ đoạn chuyên chế‖, Tân đính tựa hồ tiến rất gần đến chỗ phủ định chế độ quân chủ chuyên chế, cũng như các thế lực chính trị chuyên chế đối lập với nhân dân nói chung‖ [20]. Các nhà nho thấm nhuần tư tưởng duy tân, Phan Bội Châu nói riêng đã nhận ra vai trò người chủ đất nước của nhân dân. Và, họ hướng đến nhân dân, nhắc đến dân chủ, dân quyền...: ―Xét công pháp định trong vạn quốc/ Tư cách nên một nước là gì?/ Nhân dân nhất thổ địa nhì/ Với quyền dân chủ ấy thì có ba‖ (Việt Nam quốc sử bình diễn ca), hay ―Sông phía Bắc bể phương Đông/ Nếu không dân cũng là không có gì‖.

Như vậy, Tân thư có vai trò tập hợp các nhà nho yêu nước mới trong một trào lưu tư tưởng mới – trào lưu tư tưởng duy tân. Thực chất, duy tân học theo Âu – Mĩ là vấn đề được đặt ra từ cuối thế kỷ XIX, với tư tưởng của các nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trường Tộ... nhưng đến đầu thế kỷ XX, nó mới thực sự phát triển thành trào lưu tư tưởng với các nhà nho tiến bộ như: Nguyễn Thượng Hiền, Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, ...

Cốt lõi của tư tưởng duy tân chính là tư tưởng dân chủ tư sản – tư tưởng của giai cấp tư sản. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh nước ta giai cấp tư sản còn non yếu nên các nhà nho tiến bộ, có tinh thần ―xả sinh thủ nghĩa‖ đã thay giai cấp này làm cách mạng tư tưởng theo cách của mình. ―Tư tưởng Tân thư vốn là tư tưởng cải lương, tiếp thu khoa học kỹ thuật phương Tây trên cơ sở bảo vệ văn minh tinh thần phương Đông, lập hiến, dân chủ nhưng vẫn giữ nhiều thể chế quân chủ. Nhưng khi vào Việt Nam nó không có một giai cấp tư

sản mà cũng không còn một triều đình để có thể lợi dụng. Thực tế mất nước và nhân dân đông đảo đòi cứu nước giành độc lập đã làm nhà nho nhận nó thay giai cấp tư sản và làm cho tư tưởng duy tân trở thành kịch liệt cách mạng‖[8, tr. 67].Và tư tưởng duy tân vừa vào Việt Nam không lâu đã được các nhà nho yêu nước tiến bộ hóa thành một phong trào cách mạng rầm rộ khắp ba kỳ như giáo sư Trần Đình Hượu đã khẳng định: ―Phong trào Duy tân về chính trị - xã hội là một cuộc vận động dân tộc, dân chủ, mà về mặt tư tưởng là một cuộc vận động Khải mông. Công việc đầu tiên và có ý nghĩa hàng đầu là tuyên truyền giáo dục cho quần chúng đông đảo những tư tưởng mới‖[8, tr. 120].Các nhà nho Duy tân chủ trương xóa bỏ những yếu tố lạc hậu, thay thế bằng những tri thức, lối sống văn minh như từ bỏ việc học tứ thư, ngũ kinh phê phán gay gắt người hủ nho, chống khoa cử và văn chương bát cổ. Văn minh tân học sách, một bài được coi là cương lĩnh cải cách văn hóa, in ở đầu sách giáo khoa trường Đông kinh nghĩa thục mô tả tình cảnh thảm hại: ―Ngoài văn chương không có gì là quí, ngoài áp chế không có gì là tôn chỉ, ngoài phục tùng không có gì là nghĩ xa‖, bên trên chỉ ―cấm đoán‖, ―bưng bít‖, ―dùng người quí im lìm lặng lẽ‖.... ―Nhà hủ nho là hình ảnh tập trung mọi cái lạc hậu, hèn kém, hơn thế họ vừa ngu dốt, vừa tự cao tự đại, vừa nô lệ không biết xấu hổ, vừa lên mặt cao đạo cho thế đạo nhân tâm. Cái họ tự hào là có học thức, hiểu biết hơn người. Bài cáo hủ lậu văn vạch cho họ thấy ngoài câu thơ, câu phú, ngoài văn chương bát cổ thì nào họ có biết gì.

Đọc câu “Lịch tượng thụ thời

Hỏi giăng chẳng biết, hỏi giời chẳng hay Hỏi địa lý đêm, ngày mù tịt,

Hỏi các nghề dốt tịt trơ trơ, Nghĩa đen lẫn cẫn lơ mơ,

Bên cạnh đó các nhà nho Duy tân coi chữ quốc ngữ là linh hồn trong nước nhằm dịch và truyền bá tri thức, tư tưởng tiến bộ của thế giới.Trong tác phẩm Văn minh tân học sách - được xem là cương lĩnh hoạt động của trường Đông Kinh nghĩa thục đã khẳng định: ―Người trong nước đi học lấy chữ Quốc ngữ làm phương tiện để trong một thời gian vài tháng, đàn bà, trẻ em đều biết chữ, và người ta có thể dùng chữ Quốc ngữ để ghi việc đời xưa và chép việc đời nay… đó thực là bước đầu mở mang trí khôn vậy…‖.

“ Trước hết phải học ngay quốc ngữ Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau Chữ ta ta đã thuộc làu

Viết ra nên tiếng nên câu nên vần”.

(Bài ca khuyến học quốc ngữ của trường Đông Kinh Nghĩa Thục)

Những trường học kiểu mới như trường Dục Thanh, Phú Lâm, Đông Kinh nghĩa thục... ra đời có vai trò lớn lao trong hoạt động giáo dục tri thức, tư tưởng mới, cũng là nơi tổ chức các cuộc bình văn, diễn thuyết nhằm tuyên truyền lối sống văn minh như cắt tóc ngắn, để răng trắng, mặc đồ Tây... Văn thơ tuyên truyền và báo chí phát triển mạnh, góp phần đắc lực cho công cuộc tuyên truyền tư tưởng Duy tân:

Phen này cắt tóc đi tu

Tụng kinh Độc lập ở chùa Duy tân. Đêm ngày khấn vái chuyên cần, Cầu cho ích ước lợi dân mới là. Cốt tu sao cho mở trí dân nhà,

Tu sao độ được nước ta phú cường‖.

Các ngôi trường kiểu Đông Kinh nghĩa thục đề cao một phương pháp học tập thật văn minh, tiến bộ (mà ngày nay chúng ta cũng chưa làm được); Đông Kinh Nghĩa Thục chú trọng việc ―cho phép học trò bàn bạc tha

hồ, đối đáp tự do không phải nề hà, không cần thể cách gì hết”. Nhà trường không khép kín, nhà trường mở ra với những nhiệm vụ và hoạt động cứu nước, chấn hưng văn hoá và xã hội.

Về mặt chính trị - tư tưởng, các nhà nho Duy tân có tư tưởng phê phán cái cũ, trong đó có vấn đề chính thể và vấn đề xây dựng mô hình nhà nước dân chủ tư sản. Xuất hiện hai trường phái, một trường phái duy tân chống Pháp đại biểu là Phan Bội Châu và một trường phái duy tân chống triều đình phong kiến đại biểu là Phan Châu Trinh.Với tư tưởng duy tân, các nhà chí sĩ cách mạng đã phủ nhận tư tưởng ―Mệnh trời‖ về ngôi vua : ―Trời giao nước, giao dân cho vua; vua theo mệnh trời mà nuôi dân trị nước, dân là thần tử của vua, phải lấy lòng trung nghĩa mà đối với vua. Yêu nước và trung với vua là một, vì dân và phục vụ vua là một. Thường thì chỉ trong trường hợp nước có ngoại xâm, ngôi vua gặp nguy nan, nhà vua mới nhắc nhở cho thần dân biết ― Đối với việc hưng vong của đất nước, kẻ thất phu phải có trách nhiệm‖, và người dân mới thấy mình không chỉ sống với làng xã mà còn gắn bó với nước . Tư tưởng ― Mệnh trời‖ đó là đạo lýđể người thần tử hi sinh làm người trung nghĩa và người dân thường ngoan ngoãn chờ ― vua thánh tôi hiền đưa lại phúc thái bình‖. Đến đây, vua thành tay sai cho giặc mà ngôi vua thành công cụ của giặc. Nước không có chủ. Người dân muốn tự cứu, muốn tự nhiệm cứu nước phải giành lấy quyền làm chủ đất nước‖[8, tr. 91].

Các nhà nho duy tân thiết lập một cơ sở lí luận mới của tư tưởng yêu nước. Đó là phải giải thích lại quan hệ giữa dân và nước, tìm cho thái độ chủ động cứu nước một cơ sở lí luận. Nếu dưới chế độ quân chủ chuyên chế, vua là chủ của đất nước, mối quan hệ giữa dân và nước phải thông qua một khâu trung gian là vua,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 42 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)