Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 83 - 92)

5. Cấu trúc đề tài

3.1. Sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật

Quan niệm nghệ thuật chính là nền tảng xác định lập trường của nhà văn trong cách nhìn nhận, đánh giá và sáng tạo nghệ thuật. Quan niệm nghệ thuật chi phối sự ổn định, phát triển hay biến động của hệ thống sáng tác của nhà văn, nhà thơ. Sự phát triển quan niệm nghệ thuật của một tác giả tiêu biểu có thể đại diện cho tiến trình phát triển của văn học sử trong một giai đoạn nhất định.

Văn học Việt Nam cuối thế kỷ XIX cũng giống như văn học của nhiều nước Châu Á khác, chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Trung Quốc. Các nhà nho quan niệm sáng tác không phải để biểu hiện cái đẹp, không phải để mua vui, cái người ta quan tâm trước hết không phải thực tế khách quan mà là đạo lí cương thường ―Có thể đó là thứ văn chương mượn cảnh nói tình, biểu đạt tâm chí, bộc bạch tấm lòng trung trinh tiết tháo, cũng là thể hiện đạo lí cương thường‖ [8, tr. 23]. Họ cũng quan niệm văn chương viết ra là để cho mình, viết vào văn tập, thi tập, lưu lại cho con cháu để ―cất vào danh sơn‖. Người sáng tác không có động cơ đem tác phẩm của mình phổ biến rộng rãi trong công chúng mà những người am hiểu thơ văn sẽ chủ động kiếm tìm, đọc cho nhau nghe, chép cho nhau xem những áng văn hay để đời. Thêm nữa, các nhà nho cho rằng văn chương bác cổ là thứ văn chương cao quí, tức là thứ văn chương hướng tới tính cổ điển, chuộng nhai lại những thi liệu, văn liệu xưa cũ, coi việc vận dụng điển cố, điển tích như một biểu hiện của sự am hiểu, tinh thông kim cổ. Quan niệm sùng cổ đem lại một thứ văn chương khuôn sáo, cũ

mòn. Và điều đáng nói là nhà nho viết văn, làm thơ không phải để nói cái tôi cá nhân mà cá nhân nhà nho chỉ là cái loa phát ngôn cho cái ta to lớn – phần đạo lý cương thường của người quân tử.

―Văn chương có thể coi là một thứ nghề, một thứ kỹ xảo, nắm vững nó nhà nho có thể thi đậu, làm quan – nhà nho làm văn chương trong các trường hợp khác nhau của công việc cai trị. Từ nhỏ họ đã tập làm thơ, viết văn, tuần tự từ việc học thuộc, làm đối, làm đoạn.

Khi vào đời, văn chương dùng để soạn thảo các giấy tờ việc công (chiếu biểu, từ lệnh ngoại giao, văn tế thần, giấy tờ việc công từ phê đơn từ đến làm tờ sức từ bẩm), chép sử.

Văn chương cũng được dùng trong việc thù ứng giao thiệp. Người ta chia vui, chia buồn với nhau bằng một đôi câu đối, viếng nhau bằng một bài văn tế, đón nhau, tiễn nhau bằng một bài thơ, ghi lại kỷ niệm bằng một bài ký, bài tự. Tất cả những thứ văn chương thù ứng đó đều không phải viết theo đòi hỏi của xúc cảm mà viết theo đòi hỏi của quan hệ, của cương vị, thể diện không cho phép thoái thác. Giữa bạn bè thường cùng nhau ngâm vịnh, cùng nhau xướng họa.

Đối với riêng mình nhà nho dùng văn ghi chép những điều mình nghe, mình thấy, những sự tích, những thắng cảnh, làm những bài thơ vịnh cảnh, vịnh vật hay để thổ lộ tâm sự (cảm hoài, ngôn chí), cảm hoài, ngôn chí ấy vịnh cảnh, vịnh vật chủ yếu cũng là gửi gắm tâm sự.

Quan niệm thế giới, quan niệm con người, quan niệm văn học nho gia ảnh hưởng sâu sắc đến việc viết văn, làm thơ của họ. Theo quan niệm nho gia văn là biểu hiện của đạo, dùng để truyền đạt đạo lý thánh hiền, đem gương sáng đạo đức để giáo hóa. Văn nhân tất phải có tài ―nhả ngọc phun châu‖ tức là có tài sử dụng ngôn ngữ, văn tự nhưng trước hết họ phải có cái chứa bên trong là đạo đức, cái để đưa ra giáo hóa. Vì vậy văn nhân vẫn gần gũi với loại

thánh hiền hơn loại nghệ sỹ. Văn không tách khỏi triết, sử. Viết văn không tránh khỏi việc nói đến thực tế nhưng văn nhân không quan tâm nhiều đến quan sát, miêu tả, nhận thức.

Cái được quan tâm hàng đầu trong thực tế là đạo lý tức là sự hài hòa của trật tự theo đạo đức, cương thường. Mô tả và trần thuật bị hạn chế theo giác độ cảm thụ của tâm.

Thể loại văn học phát triển nhất là thơ. Thơ chủ yếu là để gửi gắm, bộc bạch tâm sự. Ngôn chí, cảm hoài là bộc bạch tâm sự mà vịnh cảnh, vịnh vật cũng là gửi gắm tâm sự. Thơ chủ yếu là trữ tình nhưng con người sống và có giá trị chủ yếu bằng đạo lý cương thường cho nên bộc bạch tâm sự thơ không nhằm nói tiếng nói của cái tôi riêng lẻ mà nói tiếng nói của cái ―ta‖ – (phần đạo lý trong cái tôi đó). Trong thơ có loại vịnh cảnh, vịnh vật, trong văn có loại ký, tự đều là những thể loại miêu tả, ghi chép thực tế, tìm cảm hứng trong sự vật khách quan. Nhưng ngay ở đây thực tế vẫn bị gạn lọc theo đạo lý. Hình ảnh thực tế trong văn chương nhà nho không phải không có khi đạt đến hình tượng cực kỳ cô đọng, sâu sắc, trùng hợp với cái điển hình, nhưng thường bị cách nhìn trên đây làm cho mờ nhạt, khô cứng, không phản ánh thực tế phong phú, sinh động. Quan niệm văn chương đạo lý không làm cho văn chương chú ý đến con người thực, cuộc sống thực, ràng buộc, kìm hãm văn nghệ chân chính phát triển‖[8, tr. 30]

Thông qua hệ thống sáng tác còn lưu lại của Phan Đình Phùng ta có thể thấy dấu ấn của những quan niệm sáng tác truyền thống như thế. Có thể nói, Việt Nam là một nước nông nghiệp kiểu châu Á vốn trì trệ, luẩn quẩn. ―Dù có xảy ra bao nhiêu cuộc bể dâu thì luân thường vẫn cứ là khuôn vàng thước ngọc. Người ta dựa vào nó để đánh giá, noi theo nó để suy nghĩ, hành động, lấy nó làm mô hình để khôi phục trật tự, đưa về lối cũ... Nền văn học của nhà nho là con đẻ của xã hội đó và cũng rất thích hợp với xã hội đó‖. Bởi suốt cả

nghìn năm, dù vật đổi sao dời, dù giang sơn bao lần đổi chủ song xã hội vẫn nằm nguyên trong khuôn khổ xã hội chuyên chế quân chủ. Chỉ đến thế kỷ XX, dưới sự tác động sâu sắc của công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, cuộc sống phẳng lặng trước đây nay đã có sự biến đổi ghê gớm trên mọi lĩnh vực từ kinh tế, chính trị, xã hội đến văn hóa tư tưởng. Xã hội từ quân chủ chuyên chế chuyển sang thực dân nửa phong kiến. Kinh tế tư bản chủ nghĩa xuất hiện ở thành thị, xã hội có thêm những giai cấp, tầng lớp mới với những cách nhìn nhận cuộc sống không còn như các giai cấp phong kiến trước đây. ―Trong một xã hội cá nhân trở thành thực tế, luân thường – những quan hệ đạo lý bất biến- quá đơn giản, chật hẹp, không thể chứa đựng nổi sự phức tạp, đa dạng, sự biến động của thực tế cuộc sống‖ [8,tr.32] người ta chờ đợi văn học đưa lại cho mình những cái khác trước. Cùng với đó là công cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc đòi hỏi cần có sự tập hợp lực lượng, khơi lên ngọn lửa đấu tranh mạnh mẽ của nhân dân. Trước đây, vua chính là ngọn đuốc soi đường, là ngọn cờ tập hợp lực lượng. Giờ đây, ―vua là tượng gỗ, dân là thân trâu‖. Những chí sỹ cách mạng tìm mọi cách để tập hợp lực lượng trong hoàn cảnh chỉ còn ―văn chương là vũ khí đấu tranh duy nhất‖. Do đó, dù là sáng tác vì mục đích kiếm sống, giải khuây, giãi bày tâm sự hay để phục vụ cho sự nghiệp cứu nước vĩ đại thì người sáng tác buộc phải có cái nhìn mới trong văn chương. Và tất yếu quan niệm văn chương giáo huấn bị thay thế bởi văn chương coi trọng sự thực. Vấn đề nhận thức, mô tả, phản ánh được đặt ra, dần dần phá vỡ khuôn khổ của văn chương ước lệ, sùng cổ, khuôn sáo. Văn chương không còn gắn với sử, không còn gắn với triết mà tách ra thành một nghệ thuật và phải coi trọng cái đẹp. Văn nghệ sỹ trở thành một chức nghiệp, văn phẩm, thi phẩm trở thành hàng hóa. Và tính cá thể trong văn chương ngày càng bộc lộ rõ nét. Đặc biệt, trong những năm cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, trong dòng văn học yêu nước, quan niệm về chức năng

phương tiện để hướng đạo mà nó đã trở thành vũ khí đấu tranh phục vụ công cuộc giải phóng dân tộc khỏi ách áp bức của thực dân Pháp.

―Trong văn học bác học các nhà nho tiếp tục ngôn chí, cảm hoài trước cảnh đất nước sa vào tay giặc, trước cảnh cương thường điên đảo, thánh hiền suy vi, nhân tình đen bạc... Nhưng quan trọng hơn cả là ta chứng kiến được ở đây các nhà nho yêu nước vứt bỏ lối văn chương cao đạo, xa quần chúng, thứ văn chương gọt giũa tỉ mỉ để tranh khéo mua vui, rèn giũa văn học trở thành vũ khí phục vụ cho sự nghiệp cứu nước và duy tân. Trong khi giao cho văn học làm nhiệm vụ cao quí đó, các cụ đã đặt mình trước dân tộc, trước nhân dân, quan tâm đến công chúng, tức là mọi tầng lớp nhân dân, cải tạo văn học chữ Hán cho dễ hiểu hơn, gây xúc động hơn, có ý thức sử dụng chữ Nôm và các hình thức văn học dân gian đem tư tưởng yêu nước thay cho đạo lý cương thường để giác ngộ quần chúng. Trong thực tiễn sáng tác họ đã nâng cao cả chất lượng, nội dung và nghệ thuật‖. ( 38, Văn học giao thời)

Nằm trong dòng chảy chung của lịch sử, Phan Bội Châu có những thay đổi lớn lao về nhận thức – không chỉ trong đời sống, chính trị mà cả trong sáng tác văn chương. Nếu như trong hoạt động cách mạng Phan Bội Châu luôn luôn có sự thay đổi đường lối hoạt động tùy theo tình hình cách mạng thì trong sáng tác văn chương, quan niệm văn chương của ông lại thống nhất từ trước đến sau, với cốt lõi là văn chương của Nho gia: đề cao văn chương chính đạo, giáo huấn, vị đời, khinh thường văn nghệ, coi đó là phù phiếm chỉ để mua vui. Ông quan niệm việc lập thân rất giống Viên Mai:

Bữa bữa những mong ghi sử sách Lập thân xoàng nhất ấy văn chương.

(Tùy viên thi thoại — Viên Mai)

Tuy nhiên, do yêu cầu của hoạt động cách mạng, Phan đã sử dụng văn chương như một thứ phương tiện, một thứ vũ khí lợi hại không thể thiếu

trong cuộc đấu tranh mới. Ông đã sử dụng văn chương như một phương tiện hữu hiệu để tuyên truyền tư tưởng duy tân và chuyền đi bầu máu nóng sôi trào của mình nhằm thổi bùng lên một phong trào đấu tranh mạnh mẽ để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ thực dân. Khi thực dân Pháp chiếm Bắc Kì, Phan Bội Châu viết hịch Bình Tâythu Bắc, sau đó viết Lưu cầu huyết lệ tâm thư như một mối dây liên kết tác giả với những sĩ phu yêu nước. Lúc ở nước ngoài, Phan Bội Châu sáng tác nhiều hơn, bút lực của ông mạnh hơn: Việt Nam vong quốc sử, Hải ngoại huyết tư, Trùng quang tâm sử, Ngục trung thư... Với nội dung yêu nước thương dân sâu sắc, theo quan niệm dùng văn chương phục vụ chính trị, văn chương Phạn Bội Châu có một điểm nhất quán giữa nhiệt tình yêu nước và quyết tâm làm cách mạng. Quan điểm ấy được tác giả đưa vào văn học một cách tự giác. Văn chương dưới tay ông lại trở thành phương tiện truyền đi, thổi lên ngọn lửa yêu nước sôi sục cho biết bao người đọc nó.

Ngọn lửa yêu nước sôi sục ấy được Phan Bội Châu khơi lên bằng nhiều cách. Có khi thông qua nỗi xúc động thống thiết của ông trước những tấm gương anh hùng liệt sĩ hy sinh chống Pháp: Ông Trương Định vì Nam Kì mà tuẫn tiết, ông Nguyễn Tri Phương vì Hà Nội mà tuẫn tiết, chuyện đó tôi thường bàn đến; lại nắm tay đấm ngực xấu hổ vì phải lùi sau hai ông‖ (Ngục trung thư) mà Phan muốn thổi bừng lên khí thế chiến đấu mãnh liệt, tinh thần sẵn sàng hi sinh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Cũng có khi Văn thơ Phan Bội Châu phản ánh và khơi dậy lòng căm thù bọn thực dân đã bóc lột nhân dân ta tận xương tủy:

Trăm thứ thuế, thuế gì cũng ngặt, Rút chặt dân như thắt chỉ xe. (Hải ngoại huyết thư)

Nó nuôi mình như trâu như chó, Nó coi mình như cỏ như rơm.

(Hải ngoại huyết thư)

Ông đả kích bọn vua chúa chỉ lo hưởng thụ:

Cơm ngự thiện bữa nghìn quan, Ngoài kia dân đói, dân tàn mặc dân.

Để rồi chỉ biết đầu hàng giặc xâm lược:

Khi giặc đến, người trong phản trước,

Đem của dân vạch chước hòa thân.

Thơ ông Phan phản ánh tình trạng thực tế của dân tộc, cũng là nhận thức mới của con người về tình trạng “ vua là tượng gỗ, dân là thân trâu”. Từ đó, truyền đi thông điệp phủ định vai trò giai cấp phong kiến trong công cuộc bảo vệ đất nước đương thời.

Đối lập với vua quan vô dụng, người anh hùng tự nhiệm Phan Bội Châu ấp ủ một khát khao cháy bỏng:

Đạp toang hai cánh càn khôn,

Đem xuân vẽ lại trong non nước nhà!

(Chơi xuân)

Hình ảnh thơ thật mạnh mẽ phản ánh tột đỉnh một ước nguyện cao đẹp, lớn lao. Đó là ước nguyện của người có tầm vóc sánh ngang vũ trụ, sẵn sàng đem sức mạnh của mình để dành lại mùa xuân yên ấm cho Tổ quốc thân yêu. Lời thơ phóng khoáng mà sục sôi một bầu máu nóng, dồn nén sức mạnh của chính nghĩa, phơi phới niềm tin vào sức mạnh bản thân và tương lai nước nhà.

Văn chương cũng trở thành công cụ truyền bá quan niệm yêu nước mang nội dung dân chủ tiến bộ: dân là dân nước, nước là nước dân. Không

vào cuộc đấu tranh chống Pháp không chút do dự: ―Bọn tôi đã hiến thân thờ nước, đầu lâu tính mệnh có thể hi sinh được hết, thì con đường họa phúc lợi

hại sao trù trừ mà tránh được nữa chăng (Ngục trung thư). Văn chương cũng

truyền bá tư tưởng bài trừ hủ nho: ― Non sông đã chết, sống thêm nhục – Hiền thánh còn đâu học cũng hoài‖. Đồng thời, kêu gọi tầng lớp trí thức xuất dương kiếm tìm chân trời tri thức mới phục vụ cho đất nước:

Muốn vượt bể Đông theo cánh gió, Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

(Lưu biệt khi xuất dương)

― Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi‖

Hình ảnh thơ thật lãng mạn, hào hùng không chỉ nâng cao tầm vóc mà còn lột tả được vẻ đẹp hùng tâm tráng trí của người ra đi.

Ngòi bút Phan Bội Châu còn sáng ngời lí tưởng anh hùng. Bên cạnh

những câu thơ trong huyết thư thể hiện nỗi đau lòng trước cảnh vong quốc, thơ văn ông cho rằng cần nhiều bậc anh hùng đảm nhận trách nhiệm cứu nước. Cho nên ông tập trung thể hiện nhân vật anh hùng trong thơ văn. Các tác phẩm Việt Nam nghĩa liệt, Việt Nam vong quốc sử, Phan Bội Châu niên biểu đã khắc họa những bậc anh hùng hi sinh trong các phong trào chống Pháp.

Bên cạnh các anh hùng có tên tuổi, còn có những hào kiệt vô danh xuất thân từ quần chúng nhân dân lao động, Trùng quang tâm sử miêu tả những anh hùng xuất thân từ tầng lớp nghèo khổ như các nhân vật anh Xí, ông Võ, anh Phấn… Đặc biệt, vai trò của người phụ nữ trong sự nghiệp cứu nước rất được coi trọng; chẳng hạn nhân vật cô Chí trong Trùng quang tâm sử là một nữ anh hùng tài trí, có tâm cơ, nhất là lòng yêu nước, căm thù giặc sâu

sắc. Phan Bội Châu còn bày tỏ quan niệm của mình về vai trò của cá nhân và

Lê Lợi là một vị anh hùng nổi tiếng lừng lẫy hơn đời đấy thôi. Nếu không có ức triệu anh hùng đó vô danh khác lôi kéo để thúc đẩy, để giúp đỡ

cho thì vị anh hùng cũng không thể thành công được (Trùng quang tâm sử).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 83 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)