Sự mở rộng của hệ thống thể loại;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 92 - 104)

5. Cấu trúc đề tài

3.2. Sự mở rộng của hệ thống thể loại;

Thể loại giữ vai trò quan trọng trong văn học. Bakhtin đã từng khẳng định:Đằng sau cái mặt ngoài sặc sỡ và đầy tạp âm ồn ào của tiến trình văn học, người ta không nhìn thấy vận mệnh to lớn và cơ bản của văn học và ngôn ngữ, mà những nhân vật chính nơi đây trước hết là các thể loại, còn trào lưu, trường phái chỉ là những nhân vật hạng nhì hoặc hạng ba‖. Thể loại là ―nhân vật chính‖, nhân vật số một của tiến trình văn học, điều này càng đúng với văn học trung đại nói chung, văn học trung đại Việt Nam nói riêng.

Theo công trình Thơ ca Việt Nam (hình thức và thể loại) của Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức đã giới thiệu có hệ thống các thể và hình thức thơ ca, nhưng chủ yếu mới tính riêng về thơ ca, mặc dù trong sách có bao gồm cả phú, văn, tế, văn xuôi cổ. Có thể nói cho đến nay một công trình nghiên cứu giới thiệu đầy đủ các thể loại văn học trung đại Việt Nam vẫn chưa có. Nhà Việt Nam học Nga Niculin trong sách Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XIX(1977) đã trình bày quá trình văn học Việt Nam trung đại theo tiến trình hình thành một số thể loại theo quan niệm loại hình trung đại. Ông chú ý trước hết tới văn bia thời Lý- Trần. Thơ bang giao, văn chính luận, kệ (thế kỷ X-XII), thơ (thế kỷ XIII-XV), sử ký, truyện truyền kỳ, dã sử, kể vè, hát xẩm (thé kỷ XVI-XVII), truyện Nôm, vãn, ngâm khúc (XVIII-XIX), thơ, ca dao, vè, ca trù, văn tế, tiểu thuyết.

Ở tác giả Phan Đình Phùng, số lượng sáng tác không nhiều. Qua khảo sát ta thấy ông sáng tác chủ yếu là thể loại thơ, thư từ và câu đối. Tất cả các sáng tác của Phan Đình Phùng đều nằm trong khuôn khổ thể loại của văn học nhà nho. Thơ của Phan Đình Phùng xét về mặt nội dung, nó thuộc loại thơ

dùng để nói chí, tỏ lòng. Đó là nỗi niềm tâm sự của nhà nho trung nghĩa luôn trăn trở về tấm cô trung, tái tê với nỗi đau thời thế:

Ngoài sân oanh hót hoa chào,

Nhắn ai xuân tới rằng sao chưa về ? Ô quành đỉnh Ngự tái tê

Hồng Sơn vạn dặm ngóng bè mây trôi. Nhà ta trung hiếu truyền đời

Há thân đất khách đau lời biệt ly! Rộn ràng đón Tết người đi,

Lòng ta, ta có vui gì với xuân!

(Mậu Tý nguyên đán cảm tác)

Nỗi lòng đau xót của chính tác giả có khi bật ra thành lời: ―Kinh thành ngoái lại mà trông

Xót vua đau nước, mắt rưng lệ nhoà Quyền gian một mực xúi hoà

Để người trung nghĩa biết là làm sao Thay mặt mới, khác vương hầu Non sông đổi chủ còn đâu của mình Con em dòng dõi vắng tanh

Xa xa những ngóng non Bình, khôn an‖. (Cảm tác)

Thơ văn cũng là phương tiện chuyển tải khát vọng lớn lao của nhà yêu nước Phan Đình Phùng:

―Từng nghe rửa giáp níu sông trời Người ấy là ai, ta ấy ai?

Chém rắn giữa đường, gươm tuốt chậm Đuổi hươu đồng nội, giáo khua sai

Ba canh không ngủ lòng lo giận Muôn dặm xa nhà chốn nghỉ ngơi Máu giặc hẹn ngày hoà với rượu Khúc ca chiến thắng tấu vua hay‖.

(Tái bộ chủ nhân)

Tám câu thơ ngắn gọn dồn nén một chí khí lớn lao, một nỗi hận, nỗi lo, nỗi giận và cả khát vọng lập chiến công. Bao trùm tất cả vẫn là tấm lòng trung hiếu, luôn hướng về một vầng mặt trời đạo lý: ông vua.

Thơ tỏ lòng của Phan Đình Phùng đạt đến chuẩn mực của văn thơ trung đại.Hình thức thơ gói gọn trong khuôn khổ của thơ văn nho giáo. Hầu hết các tác phẩm của ông đều ở thể thất ngôn tứ tuyệt hoặc thất ngôn bát cú, hình ảnh thơ quen thuộc, sử dụng các thi liệu thơ cổ: ―níu giáp kéo sông trời‖, ― nhà trung hiếu‖, ― người trung nghĩa‖, đặc biệt văn thơ đều viết bằng chữ Hán.

Văn chính luận của Phan Đình Phùng cũng vẫn xoay quanh vấn đề trung nghĩa. Bức thư trả lời Hoàng Cao Khải bộc lộ một thái độ chính trị mạnh mẽ, dứt khoát, sẵn sàng đánh đổi, hi sinh cho dân, cho nước, đoạn tuyệt với bè lũ bán nước. Về nghệ thuật, văn chính luận của Phan Đình Phùng sử dụng ngôn ngữ chữ Hán để truyền đạt tư tưởng, bày tỏ lập trường và tranh biện nhằm khẳng định quyết tâm giữ nước, bảo vệ nhân dân của mình. Thông qua những áng văn chính luận, Phan vừa thể hiện trình độ Hán học uyên thâm vừa thể hiện sự sáng tạo, linh hoạt, sâu sắc trong sử dụng Hán ngữ tạo sức mạnh, sức thuyết phục trong tranh biện.

Đến Phan Bội Châu, ông đã táo bạo thể nghiệm ngòi bút của mình trên khắp các thể loại. Trước kia, khi còn là một ―tay cử tử giữa trường văn trận bút‖ Phan sáng tác chủ yếu là thơ, văn, phú, lục nhưng khi ý thức được việc cần thiết dùng văn chương như một vũ khí duy tân hữu hiệu thì hệ thống thể loại trong sáng tác của Phan đã thay đổi, phong phú hơn. Giáo sư Đặng Thai

Mai đã nhận xét: ―Có lẽ từ xưa đến nay trong văn học Việt Nam, chưa có nhà văn nào đã chịu khó và có gan đem ngòi bút ra thử thách trên nhiều loại văn khác nhau như Sào Nam‖[8, tr. 165]. Về tự sự, ông có đủ các thể ký, bút ký, tùy bút, mẩu truyện, truyện ngắn, tiểu thuyết, nhật ký, nghị luận. Về trữ tình, ông đủ thơ cách luật, thơ lục bát, ca trù, trường ca yêu nước, ngâm khúc, thơ tự do, thơ pha dân ca. Về biền ngẫu, ông có phú, văn tế, câu đối. Về sân khấu, ông có tuồng, không kể dân ca đối đáp.

Giai đoạn trước phong trào Đông Du văn thơ Phan Bội Châu vẫn mang đậm màu sắc của văn chương cử tử. Hịch BìnhTây thu Bắc, Bái thạch vi huynh là những sáng tác đỉnh cao của văn thơ trung đại.

Nhưng từ khi tiếp thu tư tưởng duy tân, văn chương Phan đã có những bước tiến đáng kể. Giáo sư Trần Đình Hượu đã có những đánh giá khái quát về văn chương Phan Bội Châu như sau: ―Nhưng từ khi xuất dương, trên cương vị lãnh tụ chính đảng, không những các công việc ngoại giao, tổ chức, tuyên truyền, những công việc ngoài văn học là hoàn toàn mới mẻ mà cả văn chương ông viết lúc đó như các bức thư ngoại giao, những lời kêu gọi, tuyên ngôn chính cương, sách biên khảo giới thiệu Việt Nam tuy vẫn viết theo quan niệm văn học nhà nho và nghệ thuật còn chịu ảnh hưởng văn xuôi cũ khá nặng nhưng thể loại đã nằm ngoài khuôn khổ văn chương nhà nho‖[8, tr. 136]. Theo quá trình hoạt động cách mạng, văn chương Phan Bội Châu dần có sự thay đổi, cả về quan niệm và hình thức thể loại. Thực vậy, có những thể loại văn học truyền thống được Phan Bội Châu vận dụng như thơ, phú, liệt truyện, tiểu thuyết chương hồi, thơ chữ Hán... song ông đã thổi vào các thể loại truyền thống đó một luồng sinh khí mới. Luồng sinh khí ấy chính là bầu máu nóng của đấng xả thân vì dân tộc được hai mươi triệu đồng bào Việt Nam tôn sùng. Và thêm nữa, về mặt hình thức, Phan Bội Châu đã có ý thức cách tân các thể loại văn học truyền thống để dễ dàng đi vào quần chúng, phục vụ cho

công cuộc tuyên truyền tư tưởng chính trị. Thậm chí có những tác phẩm ông viết bằng chữ Hán rồi lại chính ông dịch ra thể thơ truyền thống cho nhân dân dễ đọc, dễ hiểu, dễ nhớ, tiêu biểu là cuốn Việt Nam quốc sử bình diễn ca dịch thơ từ tác phẩm Việt Nam quốc sử khảo.

Bài Lưu biệt khi xuất dương là bài thơ chữ Hán nhưng mang nội dung tư tưởng mới mẻ:

Làm trai phải lạ ở trên đời Há để càn khôn tự chuyển dời Trong khoảng trăm năm cần có tớ Sau này muôn thuở há không ai ? Non sông đã mất, sống thêm nhục Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài Muốn vượt bể Đông theo cánh gió Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Vẫn là một bài thơ tỏ chí với thể thơ thất ngôn bát cú quen thuộc, những thi liệu không có gì mới lạ: ―càn khôn‖, ―non sông‖, ― bể Đông‖, ―hiền thánh‖, nghệ thuật đối rất chỉnh làm nên vẻ đẹp cổ điển cho bài thơ. Tuy nhiên, Xuất dương lưu biệt cũng đã xuất hiện những yếu tố mới lạ, trong đó đặc biệt nhất là nhà thơ đã thể hiện trực tiếp cái ―tôi‖ chí sĩ – một cái ―tôi‖ lớn lao sánh ngang tầm vũ trụ, hiên ngang khẳng định sự tồn tại của mình. Sau này cái ―tôi‖ ấy càng ngày càng xuất hiện với mật độ dày đặc báo hiệu một thời kỳ mới với những nhận thức rất mới đem theo những cách tân thú vị cho thi ca. Lý luận văn học xác định: ―cốt lõi của nền văn học hiện đại là con người – cá nhân làm nhân vật trung tâm, khác hẳn con người quần thể, con người công dân trong văn học trung đại‖[42, tr. 283]. Và con người – cá nhân ấy đã xuất hiện xuyên suốt trong sự nghiệp sáng tác của Phan Bội Châu như một dấu hiệu của văn học hiện đại.

Dấu hiệu hiện đại trong thi ca Phan Bội Châu còn thể hiện ở sự đơn giản hóa. Để dễ dàng thực hiện mục đích tuyên truyền tư tưởng duy tân, hướng đến đông đảo quần chúng nhân dân thơ văn Phan Bội Châu ngày càng trở nên đơn giản, gần gũi, dễ đọc, dễ hiểu. Cái đích hướng tới là đem đến cái mới mẻ trong nhận thức chứ không còn nhăm nhăm gọt câu, đẽo chữ với những ―trần ngôn sáo ngữ‖ của văn học bác học trung đại nữa. Thử xem một đoạn trong bài Á tế Á ca:

Năm châu là bậc nhất,

Người nhiều hơn mà đất cũng rộng hơn. Cuộc đời mở hội doanh hoàn, Anh hùng bốn bể giang san một nhà.

Gẫm từ thuở Âu La tìm đất, Vượt Chi Na qua Nhật đến Triều Tiên.

Xiêm La, Ấn Độ gần liền,

Cao Miên, Đại Việt thông miền Ai Lao. Thịt một miếng trăm dao xâu xé, Chiếc kim âu chẳng mẻ cũng khôn lành.

Tôi con Pháp, tớ thầy Anh,

Nín hơi Đại Đức, nép mình cường Nga. Gương Ấn Độ còn xa đâu đó, Chẳng máu đào, nhưng cũng họ da vàng

Mênh mông một dải Đông Dương, Nước non quanh quất trông càng thêm đau.

Thể thơ đã rất tự do, câu dài câu ngắn nhịp nhàng, uyển chuyển, hình ảnh thơ vô cùng chân thực với những địa danh― Xiêm La, Ấn Độ, Cao Miên, Đại Việt, Đại Đức, Cường Nga‖..., cách nói cũng rất gần gũi, dân dã ― thịt một miếng trăm dao xâu xé‖, ―Chẳng máu đào, nhưng cũng họ da vàng‖, và

tâm trạng, cảm xúc của nhà thơ được bộc lộ một cách trực tiếp chứ không còn theo kiểu kí ngụ bác học nữa. Ở đây, văn thơ Phan Bội Châu đã bình dân hóa, cho thấy sự cố gắng cách tân trong văn thơ của ông. Và sau này các nhà tuyên truyền hiện đại cũng vận dụng rất linh hoạt loại thơ bình dân này, đem đến hiệu quả đáng kể cho cách mạng.

Cũng dưới ảnh hưởng của tư tưởng duy tân, của quan niệm nghệ thuật hướng tới đông đảo quần chúng nhân dân vì mục đích cách mạng, bên cạnh việc cách tân thơ văn, thể loại tuồng truyền thống cũng được Phan Bội Châu vận dụng theo cách riêng của mình.

Ở tuồng Trưng nữ vương Phan đã vận dụng cốt lõi lịch sử của cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng để ngầm tái hiện lại bức tranh đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Mục đích là khơi dậy tinh thần kháng Pháp và tuyên truyền tư tưởng dân chủ nên tuồng của Phan Bội Châu có sự khác biệt về các tuyến nhân vật và khung cảnh sân khấu. Nếu ―tuồng truyền thống (không kể tuồng đồ) là một thể loại nghệ thuật căn bản có tính cung đình. Tư tưởng của tuồng là đề cao trung nghĩa. Nhân vật thường chia hai tuyến trung và nịnh rõ rệt. Hành động sân khấu thường là những âm mưu tranh đoạt ngôi vua, là cuộc đấu tranh của những bề tôi trung nghĩa chống bọn phản nghịch. Trong tuồng có đề cập đến tình cha con, mẹ con, vợ chồng, anh em bè bạn...nhưng cuộc sống bình thường , đời sống xã hội và nhân dân không có vai trò đáng kể trên sân khấu. Khung cảnh của hành động tuồng thường là cảnh triều đình, cảnh chiến trường‖[9, tr.168] thì Trưng nữ vương lại có một số thay đổi đáng kể. Thế giới nhân vật của Trưng nữ vương đã phong phú hơn, và tính cách nhân vật cũng có phần phức tạp. Bên cạnh những nhân vật Trưng Trắc, Trưng Nhị, Liên Hoàn, Tô Định, Thái thú còn có tên bán nước Trần Quí tham lam, hèn hạ, có màng lưới cảnh sát, mật thám rất hiện đại, đặc biệt tập thể nhân dân miền núi và miền biển yêu nước, sẵn sàng ―vì dân vì nước mà chịu thiệt‖,

sẵn sàng khởi nghĩa, chỉ mong có ―sẵn cơ quan‖ để được ra hoạt động. Họ có vai trò rõ rệt trên sân khấu. Đặc biệt họ mang tinh thần sắn sàng hi sinh ―vì dân, vì nước‖ chứ không đơn thuần là vì vua như tuồng truyền thống. Tính cách nhân vật cũng có những khúc quanh rất con người. Bà Trưng là một liệt nữ nhưng không phải lúc nào cũng hào hùng. Khi Thi Sách hi sinh bà cũng không tránh khỏi phút giây yếu đuối: ―Dạ chị rầy chín khúc rối ren, thôi muôn việc có lẽ nhất chiêu mà tận phế‖. Đánh Tô Định xong bà nghĩ ngay đến việc làm chay cho chồng chứ không phải lên ngôi vua. Trước việc lên ngôi bà cũng có những phút giây đắn đo, cân nhắc như ―làm điều gì không phải với nhân dân‖.

Như thế,― đem chủ đề yêu nước, đoàn kết dân tộc thay cho cho chủ đề trung nghĩa Phan Bội Châu cũng đem con người và cuộc sống bình thường vào tuồng làm cho tuồng thay đổi tính chất, cũng còn là quân quốc nhưng đã mang nhiều màu sắc xã hội‖[8, tr. 169]. Điều đó đã làm thay đổi văn học cũ.

Bên cạnh chủ đề dân chủ, Trưng nữ vương còn đề cao vai trò của phụ nữ. Trưng Trắc, Trưng Nhị đứng đầu cuộc khởi nghĩa đã đành. Nhân vật cố Hoe bà cũng đóng vai trò quan trọng, đã căm thù giặc, khinh bỉ lũ bán nước ―cõng rắn gà nhà‖, đã can đảm cứu Thi Bằng bởi bà biết chú cháu Thi Bằng vì dân vì nước mà chịu thiệt. Trưng Trắc đã đánh giá bà là ―kẻ vô danh mà giữ lấy can trường, biết tiếc nước, biết thương dân là mấy có‖, Liên Hoàn là thị tỳ, rất tận tâm với chủ nhưng cũng đồng thời là người yêu nước, đảm đang, chủ động, quyết đoán, khác với vai thị tỳ của tuồng cổ, đã có công giúp hai bà Trưng ―thanh toán miếu đường‖.

Chính mục đích tuyên truyền những tư tưởng duy tân như đề cao tinh thần đoàn kết nhân dân, vai trò của phụ nữ, khai mở lối sống mới:― Phen này cắt tóc đi tu...‖ khiến cho tuồng của Phan Bội Châu thoát khỏi những qui tắc nghiêm ngặt của tuồng cổ, đến gần hơn với quần chúng nhân dân. Đó là sự

thay đổi về tuyến nhân vật (đặc biệt chú ý vai trò của nhân dân), hoàn cảnh sân khấu, chủ đề tư tưởng. Mặc dù không tránh khỏi những sự lẫn lộn giữa các loại hình nghệ thuật song qua thể loại tuồng ta vẫn thấy được sự chuyển biến trong tư tưởng và nghệ thuật trong sáng tác của Phan Bội Châu nói riêng, của giai đoạn văn học cận đại nói chung. Nó đang dần phá vỡ những qui phạm của nghệ thuật trung đại, tiệm cận với nghệ thuật hiện đại.

Quá trình hiện đại hóa nghệ thuật ở Phan Bội Châu thể hiện rõ nét trong thể loại truyện và tiểu thuyết. Phan viết khá nhiều truyện, có những truyện chỉ vài dòng như: Truyện Phạm Tử Tư, Truyện Nguyễn Khắc Công, Truyện Cao Trúc Hải, nhưng cũng có những truyện dài tới cài chục trang như: Truyên Lê Quốc Thụy – Nguyễn Dục Tú, Truyện Nguyễn Hàm, Truyện Trần Quí Cáp, Nữ liệt sĩ Đinh phu nhân, Truyện Đặng Thái Thân, Chân tướng quân, Nhà sư ăn rau, Tái sinhsinh... ―Giữa hai loại truyện đó có quan hệ chặt chẽ về nghệ thuật: kế thừa và phát triển thể loại liệt truyện... Liệt truyện là một thể do Tư Mã Thiên sáng tạo, dùng để viết sử ký. Về sau người ta bắt chước cách viết đó để chép gia phả, viết bi ký. Liệt truyện thường là kể sự

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tư tưởng yêu nước từ trung nghĩa sang duy tân cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX qua tác giả phan đình phùng và phan bội châu (Trang 92 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)