Luật HTX 2012 được ra đời thay thế cho luật HTX năm 2003. Để thực thi luật HTX, Nghị định số 193/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 đã được ban hành, song số lượng HTX tăng không nhiều so với các năm trước. Cụ thể, bình quân số HTX thành lập mới khoảng 800 HTX/năm, trong khi số HTX phải giải thể do hoạt động kém hiệu quả hoặc đã ngừng hoạt động khoảng 550 HTX/năm. Đến hết năm 2014, cả nước có 10.446 HTX nông nghiệp hoạt động trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, thủy lợi, lâm nghiêp, diêm nghiệp và các dịch vụ phục vụ nông nghiệp. Đa số các HTX nông nghiệp là HTX kinh doanh tổng hợp; số lượng các HTX chuyên ngành không nhiều.
Bên cạnh đó, nhiều HTX nông nghiệp chưa thay đổi kịp thời phương thức hoạt động theo Luật HTX 2012, tư duy hoạt động còn nặng nề về hành chính, bao cấp theo phương thức HTX kiểu cũ. Mặt khác, đa số các HTX nông nghiệp hiện mới chỉ tập trung hoạt động trong các dịch vụ đầu vào như: cung ứng giống, vật tư, phân bón, bảo vệ thực vật,...chưa quan tâm đến các dịch vụ quan trọng về bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm.
Nghị quyết số 30-NQ/TW, ngày 12/3/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty nông, lâm nghiệp nhằm tạo sự chuyển biến căn bản về phương thức tổ chức quản lý và quản trị doanh nghiệp; xây dựng các công ty, doanh nghiệp nhà nước thành trung tâm liên kết sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, trung tâm kinh tế, khoa học – công nghệ và văn hóa đối với nhân dân trong vùng để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thâm canh gắn với công nghiệp chế biến và thị trường, phù hợp với quy hoạch sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp của mỗi vùng, miền, địa phương.
Đến 31/12/2020 cả nước có 17.462 HTX nông nghiệp và 68 Liên hiệp HTX nông nghiệp. Trong đó có 5.377 HTX trồng trọt, 940 HTX chăn nuôi, 152 HTX lâm nghiệp, 893 HTX thủy sản, 33 HTX diêm nghiệp, 114 HTX nước sạch nông thôn, 9.201 HTX tổng hợp. Theo vùng: Đồng bằng sông
Hồng có 4.696 HTX (chiếm 26,9%); Trung du miền núi phía Bắc có 3.632 HTX (chiếm 8,9%); Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ có 4.511 HTX (chiếm 14,2%); Tây Nguyên có 1.024 HTX (chiếm 10,5%); Đông Nam Bộ có 943 HTX (chiếm 15,7%); Đồng bằng sông Cửu Long có 2.656 HTX (chiếm 8,1%).
Tỷ lệ HTX nông nghiệp hoạt động hiệu quả đạt khoảng trên 70%. Tuy nhiên, vẫn còn 752 HTX nông nghiệp đã ngừng hoạt động, hiện vẫn chưa được giải thể hoặc chuyển đổi sang loại hình sản xuất kinh doanh khác. Có 1.718 HTX ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất (chiếm 9,8% tổng số HTX nông nghiệp cả nước). Có 3.913 HTX nông nghiệp thực hiện liên kết gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp với doanh nghiệp (chiếm 22,4% tổng số HTX). Có 7.463 xã đạt tiêu chí số 13 theo bộ tiêu chí quốc gia xã NTM (bằng 84% số xã cả nước). Đến hết tháng 8/2020, cả nước có 437 HTX nông nghiệp và 07 THT nông nghiệp làm chủ thể tham gia chương trình OCOP.
Số thành viên trong các HTX trong nông nghiệp đến 31/12/2020 là 3,78 triệu người, giảm so với năm 2011 là 5,59 triệu người. Số lượng thành viên giảm chủ yếu do các HTX nông nghiệp kiểu cũ quy mô toàn xã, hoạt động không hiệu quả được các địa phương giải thể hoặc tổ chức củng cố lại hoạt động. Đồng thời xu hướng thành lập mới các HTX chuyên cây, chuyên con với số lượng vài chục thành viên/HTX ngày càng nhiều, nhất là ở các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa.
Doanh thu bình quân của 01 HTX nông nghiệp bình quân 2,44 tỷđồng; lãi của 01 HTX nông nghiệp là 382,6 triệu đồng. Thu nhập bình quân của lao động làm việc thường xuyên trong HTX nông nghiệp là 3,4 triệu đồng/người/tháng.
Theo Báo cáo số 68/BC-LMT ngày 19/8/2021 của Liên Minh HTX tỉnh Sơn La Tổng kết 20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW ngày 18/3/2002. Thực hiện Luật HTX năm 2012, khu vực kinh tế tập thể, hợp tác xã dần trở thành nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trịở cơ sở, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Các hợp tác xã đã đầu tư, đổi mới trang thiết bị, mở thêm ngành nghề, tích cực huy động vốn, tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho thành viên và người lao động. Phát triển và tập trung vào các lĩnh vực như: sản xuất rau sạch; trồng hoa công nghệ cao; nuôi trồng thủy sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm; trồng cây ăn quả; cây công nghiệp thế mạnh và chế biến sâu sau thu hoạch.
Đến 31/12/2020, toàn tỉnh có 745 HTX tăng 628 HTX so với năm 2012; giải thể 72 HTX, có 06 Liên hiệp HTX; bình quân hàng năm thành lập mới được 78 HTX.
Tổng số HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp đến 31/12/2020 có 609 HTX , (trong đó: 551 HTX dịch vụ nông nghiệp chiếm 89,6%, 58 HTX thuỷ sản chiếm 9,4%), tăng 480 HTX so với năm 2012, bình quân mỗi năm thành lập mới được 60 HTX; tổng số thành viên là 8.340 người, tăng so với năm 2012 là 6.764 người; Doanh thu bình quân của HTX đạt 1.500 triệu đồng; Thu nhập bình quân của thành viên, lao động của hợp tác xã là 4 triệu đồng/người/tháng.
1.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Nông nghiệp nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị cho đến nay, vấn đề kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp là chủđề nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa
học, nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ chỉđạo thực tiễn quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình được công bố, như:
- “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp, nông thôn” của tác giả Lương Xuân Quý, Nguyễn Thế Nhã, đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam giai đoạn trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu và đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.
- Bài viết HTX “Vấn đề cũ, cách nhìn mới” của tác giả Đào Thế Tuấn, đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự ra đời, thực trạng HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở nước ta, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX ở nước ta trong thời gian tới.
- Bài viết “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” của tác giả Hoàng Việt, đã đề cập đến sự phát triển của HTX nông nghiệp ở nước ta và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hoạt động yếu kém của các HTX, đóng góp một số giải pháp giúp phát triển HTX trong thời gian tới.
- “Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái, đã trình bày cơ sở khoa học của mô hình phát triển HTX nông nghiệp; những nhận xét đánh giá qua khảo sát thực tiễn các HTX nông nghiệp sau 6 năm thực hiện Luật HTX và đề xuất các mô hình HTX nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm sắp tới.
- “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên, Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đề ra được phương hướng và một số giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.
- “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển” của tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nêu lên định hướng phát triển HTX phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.
- “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, đã tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX, sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta và đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.
Các công trình nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX ở nước ta, trong đó có HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, về hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống.
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
Địa bàn nghiên cứu: Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.
Đặc điểm của huyện Mai Sơn: Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên là 142.670 ha, có 6,4 km đường biên giới chung với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào; có đường quốc lộ 6 chạy dọc địa phận huyện là 42 km; có đường Quốc lộ 4G và Quốc lộ 37, đường Nà Bó - Nà Co và đường 103 là các nút giao thông quan
trọng với các huyện bạn. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 55%, dân tộc Kinh chiếm 31%, dân tộc Mông chiếm 7,4%, dân tộc Mường 0,6%, dân tộc Sinh Mun 2,6%, dân tộc Khơ Mú 2,5%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 01 thị trấn. Toàn huyện có 125 hợp tác xã, trong đó có 100 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
2.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Mai Sơn nằm trong toạ độ, từ 20o 52'30'' đến 21o 20'50'' vĩ độ bắc; từ 103o41'30'' đến 104o16' kinh độđông. Có vị trí giáp ranh như sau:
- Phía Đông giáp huyện Yên Châu, Bắc Yên. - Phía Bắc giáp huyện Mường La.
- Phía Tây giáp huyện Thuận Châu, Sông Mã.
- Phía Nam giáp huyện Sông Mã; tỉnh Hủa Phăn (CHDCND Lào).
Huyện Mai Sơn có 01 thị trấn Hát Lót và 21 xã, gồm: Xã Hát Lót, Mường Bon, Cò Nòi, Chiềng Mung, Mường Bằng, Chiềng Sung, Chiềng Chăn, Tà Hộc, Nà Bó, Chiềng Ban, Chiềng Mai, Chiềng Dong, Chiềng Kheo, Chiềng Ve, Mường Chanh, Chiềng Chung, Nà Ớt, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi, Phiêng Pằn và Chiềng Lương.
Mai Sơn có 03 tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn huyện (Quốc lộ 6, Quốc lộ 37, Quốc lộ 4G), trong đó tuyến Quốc lộ 6 chạy qua địa bàn với tổng chiều dài 35 km là vùng động lực dọc trục Quốc lộ 6. Do vậy, Mai Sơn có vị trí rất quan trọng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của tỉnh nói riêng và vùng Tây Bắc nói chung.
2.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng
Địa hình bị chia cắt mạnh, phức tạp, núi đá cao xen lẫn đồi, thung lũng, lòng chảo và cao nguyên. Độ cao trung bình so với mực nước biển, trung bình khoảng 800 m - 850 m, với 2 hệ thống núi chính là dãy núi Đông chính chạy dọc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và dãy chạy theo hướng Tây Bắc - Tây Nam, tạo ra nhiều tiểu vùng với các ưu thế khác nhau cho phép phát triển nền kinh tế đa dạng; khu vực có nhiều núi cao, dốc, bị chia cắt mạnh bởi các con sông, con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình khu vực này là 1000m - 1200m so với mực nước biển, phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện; địa hình đồi núi trung bình, có độ cao trung bình 500 - 700m so với mực nước biển, phổ biến là các dãy núi cao trung bình, xen kẽ các phiêng bãi, lòng chảo, rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu công nghiệp. Địa hình của huyện Mai Sơn phân bố theo vị trí địa lý như sau:
- Địa hình núi cao và dốc: Chia cắt mạnh bởi các con suối lớn và các dãy núi cao, độ cao trung bình 1000m - 1200m so với mực nước biển. Phân bố ở phía Đông Bắc và Tây Nam của huyện bao gồm khu vực thuộc xã Tà Hộc, Chiềng Chăn, Phiêng Pằn, Nà Ớt, Phiêng Cằm.
- Địa hình núi trung bình: Có độ cao trung bình từ 500m - 700m so với mực nước biển, phổ biến là núi trung bình, xen kẽ là các phiêng bãi, lòng chảo, có các phiêng bãi tương đối rộng thuận lợi để trồng lúa, rau màu và cây công nghiệp... phân bố chủ yếu dọc trục Quốc lộ 6 như: xã Cò Nòi, thị trấn Hát Lót, xã Hát lót, xã Chiềng Mung, Nà Bó, Chiềng Sung...
Nhìn chung địa hình của huyện phức tạp gây nhiều khó khăn cho phát triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên có lợi thế là địa bàn thuộc khu vực cao nguyên Nà Sản có nhiều ưu thế để hình thành vùng sản xuất nguyên liệu với quy mô tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá với các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau màu và phát triển chăn nuôi.
Diện tích đất tự nhiên của huyện là 142.670,6 ha.
Theo kết quả tổng hợp từ bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Sơn La, tài nguyên đất của huyện có các loại đất chính sau:
- Đất Feralit mùn đỏ vàng trên đá biến chất (FHj): bao gồm hầu hết ở vùng đồi núi, có màu vàng đỏ. Với loại đất này thích hợp cho việc trồng cây lâm nghiệp, cây ăn quả, cây công nghiệp dài ngày, loại đất này chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng quỹđất với 43,50%.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi (Fv): Có diện tích khoảng 26.394 ha, chiếm 18,50% tổng quỹđất.
- Đất vàng đỏ trên đá sét (Fs): Có diện tích khoảng 30.531 ha, chiếm 21,40% tổng quỹđất. 21,40% tổng quỹđất.
- Đất Feralit mùn vàng trên đá cát (FHq): Có diện tích khoảng 7.990 ha, chiếm 5,60% tổng quỹđất.
- Đất phù sa ngòi suối (P’): Phân bố chủ yếu ven các suối Nậm Pàn, Nậm Quét, Nậm Lẹ,…Loại đất này rất thích hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và các loại cây ăn quả. Có diện tích khoảng 2.568 ha, chiếm 1,80% diện tích tổng quỹđất.
- Đất dốc tụ (Ld): Phân bố chủ yếu ở các phiêng bãi bằng phẳng, loại đất này thích hợp cho trồng cây ăn quả, cây công nghiệp,… Có diện tích khoảng 9.516 ha, chiếm 6,67% tổng quỹđất.
Hầu hết các loại đất trên địa bàn huyện có độ dày tầng đất từ trung bình đến khá, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng. Các chất dinh dưỡng như: Đạm, Lân, Kali, Canxi, Magiê trong đất có hàm lượng trung bình. Do đa phần đất đai nằm trên độ dốc lớn, độ che phủ của thảm thực vật thấp nên cần chú trọng các biện pháp bảo vệ đất, hạn chế rửa trôi, xói mòn làm nghèo dinh dưỡng đất.
(Nguồn: Báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội huyện Mai Sơn
đến năm 2020).
2.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
Giai đoạn năm 2016 – 2020, kinh tế huyện Mai Sơn tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất bình quân hằng năm tăng 10%; thu nhập bình quân đầu người năm 2020 đạt 40,0 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện còn 12,77%; có 07 xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có 01 xã đạt chuẩn