Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển hợp tácxã nông

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 61 - 63)

3.1.5 .Thực trạng về sử dụng lao động tại cácH ợp tácxã

3.2. Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển hợp tácxã nông

nông nghiệp

3.2.1. Khó khăn, hn chế

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động của thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đã đề ra, thì nhìn chung hoạt động của các HTX còn chậm phát triển cả về số lượng và chất, chưa đạt được những chuyển biến mang tính bước ngoặt, còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa khắc phục được đó là:

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm, chưa thật sự vào cuộc trong việc phát triển kinh tế HTX.

-Số lượng HTX tăng 83 HTX so với năm 2011, nhưng có 62% số HTX hoạt động trung bình và yếu kém, một số số HTX hoạt động còn mang tính hình thức nhất là các HTX nông nghiệp chuyển theo Luật HTX. Tốc độ phát triển của thành phần kinh tế HTX của huyện còn chậm so với thành phần kinh tế khác.

-Năng lực nội tại của các HTX còn yếu: Tài sản vốn quỹ, còn quá ít, đặc biệt là một số HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ bé. Trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn thấp, việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động vẫn còn lúng túng. Khả năng mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng của HTX còn hạn chế. Hoạt động của các HTX

còn thiếu sự liên doanh liên kết trong hệ thống với nhau cũng như với các thành phần kinh tế khác.

-Hầu hết cán bộ HTX chưa qua đào tạo (còn 876%) và việc nâng cao năng lực cho cán bộ HTX mới chỉ thực hiện được ở mức độ bồi dưỡng kiến thức do vậy hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng cán bộ HTX không cao.

-Tỷ lệ đóng góp trung bình hàng năm của khu vực kinh tế HTX vào nền kinh tế của huyện còn thấp chỉ đạt 0,59%, do đó chưa khẳng định rõ vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Mai Sơn

-Công tác kế toán, quản lý tài chính của các HTX cơ bản được thực hiện theo quy định của nhà nước nhưng vẫn cònyếu.

3.2.2. Nguyên nhân ca hn chếnh hưởng ca nó đến hiu qu hot động ca các Hp tác xã động ca các Hp tác xã

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, đường lối của Đảng, về tinh thần của Nghị quyết vẫn còn chưa thống nhất và chưa đúng. Chưa hiểu rõ về bản chất, những giá trị, nguyên tắc của tổ chức kinh tế tập thể, HTX, dẫn đến chưa thấy hết được vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa thật sự hiểu đầy đủ về bản chất HTX, chưa phân biệt được HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới, chưa thật sự tin tưởng vào mô hình HTX.

- Hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế HTX ở huyện và cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số là cán bộ kiêm nhiệm không có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nên việc giúp đỡ các HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

-Một số chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước đã ban hành nhưng việc hướng dẫn thực hiện còn chậm, thiếu đồng

bộ như chính sách đất đai, hỗ trợ vốn... nên cơ sở khó thực hiện. Chưa có chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý HTX.

-Việc phối hợp, cụ thể hóa các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của các ngành còn chậm, chưa chú trọng quan tâm hướng dẫn nên chưa thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, nhiều HTX chưa có đất làm trụ sở, chính sách tài chính, tín dụng đối với các HTX là khó tiếp cận...

-Kinh tế hộ phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông dân vẫn còn nhỏ lẻ, chưa phát triển mạnh thành sản xuất hàng hóa.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 61 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)