.Trình độ cán bộ quản lý trong cácH ợp tácxã nông nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)

Đến hết 31/12/2020, toàn huyện có 100 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp (chiếm 80% tổng số HTX toàn huyện).Tất cả các HTX đều được tổ chức hoạt động và quản lý theo mô hình một bộ máy là vừa quản lý, vừa điều hành. Điều này cho thấy việc quản lý, điều hành hoạt động của các HTX chưa phức tạp, chưa cần bố trí bộ máy quản lý riêng, điều hành riêng.

Số lượng thành viên quản lý của hợp tác xã: 580 thành viên trong đó: 10 người có trình độ đại học (chiếm 1,72%); 31 người có trình độ trung cấp và cao đẳng, cao đẳng (chiếm 5,3%); 31 người có trình độ sơ cấp (chiếm 5,3%) còn lại 508 người chiếm 87,6% chưa có trình độ chuyên môn nhưng đa số đã được học qua lớp bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý kinh tế do Liên minh hợp tác xã tỉnh tổ chức. Công tác quản lý, điều hành hoạt động của các HTX chủ yếu là bằng kinh nghiệm thực tiễn, trách nhiệm của cá nhân và lòng nhiệt tình với công việc. Những người có trình độ tốt nghiệp đại học, cao đẳng rất ít người tham gia vào quản lý HTX mà chủ yếu là tìm các công việc khác để làm. Nguyên nhân là do lĩnh vực kinh tế hợp tác còn gặp nhiều khó khăn, chế độ đãi ngộ hầu như không có, thu nhập chủ yếu phụ thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

34

Bảng 3.4: Số lượng và trình độ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp

Đơn vị tính: người TT LOẠI HÌNH HTX CÁN BỘ QUẢN LÝ TRÌNH ĐỘ TỔNG SỐ BAN QUẢN TRỊ KIỂM SOÁT KẾ TOÁN

VĂN HOÁ CHUYÊN MÔN

CẤP I CẤP II CẤP III CHƯA QUA ĐÀO TẠO SƠ CẤP T.CẤP; C.ĐẲNG ĐH 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 72 48 12 12 0 18 54 57 8 6 1 2 HTX trồng rau an toàn 28 19 5 4 6 22 22 4 2 3 HTX nuôi trồng thủy sản 10 6 2 2 10 10 4 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp 428 280 74 74 56 372 378 18 23 9 5 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 44 28 8 8 13 31 41 3 Tổng cộng: 580 379 101 100 98 482 508 31 31 10

Nguồn nhân lực của HTX nông nghiệp tuy đã được nâng lên so với trước đây (tuy nhiên số lượng không nhiều), nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hạn chế, yếu kém. Phần lớn đội ngũ cán bộ trong các HTX nông nghiệp thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết để có thể tổ chức điều hành hoạt động của HTX một cách có hiệu quả. Đa số cán bộ đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành trong các HTX nông nghiệp đều dựa trên cơ sở, uy tín và kinh nghiệm được tích lũy từ hoạt động thực tế chứ chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn một cách bài bản.

Trình độ, năng lực tổ chức quản lý kinh tế và hoạt động của đội ngũ cán bộ quản lý HTX nông nghiệp chưa đáp ứng được với yêu cầu nhiệm vụ phát triển của HTX trong cơ chế thị trường. Bên cạnh đó, các HTX cũng chưa chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kế cận và chưa cụ thể hoá các tiêu chuẩn, chức danh cho đội ngũ cán bộ trong Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX. Việc bố trí nguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu về đào tạo nguồn nhân lực của HTX hầu như không có.

Trong những năm qua, cấp ủy, chính quyền từ cấp tỉnh đến huyện rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ và đặc biệt là cán bộ chủ chốt cho các HTX nông nghiệp. Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao cho Liên minh HTX tỉnh và Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Sơn La mở các lớp đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn cho Ban quản trị, Ban kiểm soát, kế toán HTX. Tuy nhiên, số lượng cán bộ HTX tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng rất ít và hiệu quả thực tế không cao do các chính sách đào tạo chưa phù hợp, sát với thực tế (thời gian tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày; chế độ hỗ trợ cho cán bộđi học thấp). Bên cạnh đó, hầu hết đội ngũ giúp việc cho các HTX nông nghiệp chưa được đào tạo về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ do vậy mà công tác tham mưu, giúp việc cho Ban quản trị HTX gặp rất nhiều khó khăn.

trợ trong công tác đào tạo, bồi dưỡng. Tuy nhiên công tác đào tạo cũng còn những hạn chế nhất định, chưa tạo được sự đồng bộ, bài bản trong công tác đào tạo, chưa phát huy nguồn lực quản lý của các HTX. Trung bình mỗi năm, cán bộ quản lý HTX được tham gia một khoá học bồi dưỡng kiến thức quản lý kinh tế do Liên minh HTX tỉnh hoặc các đơn vị khác tổ chức. Nhưng về trình độ văn hoá và chuyên môn của các Hợp tác xã còn thấp so với đòi hỏi ngày càng cao về nhiệm vụ và mục tiêu đặt ra trong khu vực kinh tế tập thể của huyện.

Từ thực trạng nêu trên, việc mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ Ban quản trị và cán bộ kế toán của các HTX là rất cần thiết và cấp bách. Tăng cường hơn nữa công tác đào tạo bồi dưỡng những kiến thức mới về quản lý kinh tế, tài chính cho cán bộ quản lý và vận dụng một cách khoa học, sáng tạo vào trong sản xuất kinh doanh nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần cải thiện đời sống và tăng thêm thu nhập cho các thành viên.

3.1.3. Tài sn vn qu, kết qu hot động sn xut kinh doanh ca các Hp tác xã nông nghip. tác xã nông nghip.

Tổng số vốn của HTX đến tháng 12/2020 là 247,880 tỷ đồng, tăng 74,9 tỷ đồng so với năm 2018; số vốn này tăng từ việc thành lập mới các HTX. Trong đó: Số vốn cố định là 186,722 tỷ đồng; vốn lưu động là 61,158 tỷđồng. Nguồn vốn này được hình thành từ việc góp vốn của các thành viên trong HTX và vốn vay tín dụng từ các ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Bảng 3.5: Tình hình vốn quỹ của các HTX nông nghiệp ĐVT: Triệu đồng ĐVT: Triệu đồng TT ĐỊA BÀN TỔNG HỢP VỐN CỦA CÁC HTX TỔNG SỐ VỐN CỐ ĐỊNH VỐN LƯU ĐỘNG 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 11.660 3.820 7.840

2 HTX trồng rau an toàn 8.520 8.150 370 3 HTX nuôi trồng thủy sản 2.100 1.600 500 4 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp 211.880 162.252 48.628 5 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 13.720 9.900 3.820 TỔNG CỘNG 247.880 186.722 61.158

(Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn, 2021)

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 48 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)