5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoahọc và thực tiễn của đề tài
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Thu thập tài liệu thứ cấp: Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nước, các nghiên cứu cá nhân, tổ chức về tình hình sản xuất và tổ chức kinh tế xã hội trong và ngoài huyện.
Số liệu thứ cấp là những số liệu có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình nghiên cứu của đề tài, được công bố chính thức ở các cấp, các ngành. Thông tin số liệu chủ yếu là các kết quả nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
Các số liệu thứ cấp chủ yếu từ các nguồn: Các HTX trong huyện, các công trình khoa học trong và ngoài nước có liên quan đến HTX, thông qua các tài liệu trong và ngoài nước đã công bố như: Tài liệu báo cáo của các tổ chức trong và ngoài nước; Liên minh HTX Việt Nam và Liên minh HTX tỉnh Sơn La, UBND huyện, các phòng, ban, ngành, tài liệu các trang Website trên internet, các báo cáo nghiên cứu chuyên đề, các tài liệu khác.
Để thu nhập số liệu thứ cấp, tác giả điều tra thông qua hệ thống sổ sách, chứng từ, báo cáo đã được công bố, tham khảo ý kiến chuyên gia. Nhằm làm sáng tỏ cơ sở lý luận, thực tiễn và thực trạng về phát triển HTX trên địa bàn huyện.
- Số liệu sơ cấp là số liệu chưa được công bố, tính toán chính thức, phản ánh kết quả hoạt động của các HTX, các nhân tố ảnh hưởng và các vấn đề khác có liên quan.
- Để thu thập được số liệu sơ cấp, tác giả sử dụng các phương pháp: + Phương pháp phỏng vấn theo bộ phiếu có sẵn đối với các HTX trên địa bàn huyện: Trên cơ sở phân loại ngành nghề HTX, tác giả sẽ tiến hành chọn mẫu để phỏng vấn; số lượng mẫu phỏng vấn 30% tổng số HTX nông nghiệp (tương đương 30 HTX), trong đó:
HTX dịch vụ nông nghiệp: 03 HTX chiếm 10%. HTX trồng rau an toàn : 01 HTX, chiếm 3,3%.
HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp: 23 HTX, chiếm 76,7%. HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp: 03 HTX, chiếm 10%.
+ Phương pháp quan sát thực tế: là phương pháp quan trọng, liên quan đến cách giải thích chính xác các kết quả nghiên cứu.