Quy mô và loại hình hợp tácxã nông nghiệp tại huyện Mai Sơn

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 48)

Chương 3 .K ẾT QUẢ NGHIÊNCỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1.1.Quy mô và loại hình hợp tácxã nông nghiệp tại huyện Mai Sơn

3.1. Thực trạng phát triển htx nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn

3.1.1.Quy mô và loại hình hợp tácxã nông nghiệp tại huyện Mai Sơn

Phong trào hợp tác hoá nông nghiệp ở huyện Mai Sơn đã trải qua các cuộc vận động đoàn kết tốt, sản xuất tốt, xây dựng HTX tốt, chấp hành chính sách tốt. Tuy nhiên, với đặc thù là một huyện miền núi khó khăn, kinh tế phát triển chậm và chủ yếu là dân tộc thiểu số sinh sống. Vì vậy hợp tác xã cũng phát triển chậm, đến năm 1989 các hợp tác xã mới được thành lập nhưng số lượng không nhiều (có 02 hợp tác xã) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ.

Thực hiện Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị, phong trào phát triển Hợp tác xã ở huyện Mai Sơn cũng có sự thay đổi, tuy nhiên số lượng cũng chưa nhiều, chất lượng hoạt động cũng chưa cao; các hộ nông dân mới chỉ đang dừng lại ở việc liên kết nhỏ trong sản xuất (tại thời điểm này, toàn huyện thành lập được 144 Tổ hợp tác).

Thực hiện Nghị quyết 13-NQ/TW ngày 18/3/2002, Hội nghị lần thứ năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể; sau khi tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết đã đạt được một số kết quả nhất định như: Số lượng tổ hợp tác, HTX thành lập mới tăng lên; các HTX kiểu cũ cơ bản được chuyển đổi; HTX phát triển đa dạng cả về ngành nghề, quy mô và trình độ, tình trạng yếu kém của khu vực kinh tế tập thể, kinh tế Hợp tác xã từng bước được khắc phục. Một số Hợp tác xã đã tổ chức sản xuất làm ăn có hiệu quả, bộ máy tổ chức Hợp tác xã được củng cố, kiện toàn, bước đầu khẳng định kinh tế hợp tác, Hợp tác xã là nhân tố quan trọng góp phần đảm bảo an sinh xã hội, ổn định chính trịở cơ

sở, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện.

Đến năm 2003, Luật Hợp tác xã ban hành, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ chương, chính sách thúc đẩy triển kinh tế tập thể, coi kinh tế tập thể là một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Quốc dân. Tỉnh Sơn La ban hành các văn bản chỉ đạo như: Nghị quyết số 93/2006/NQ-HĐND ngày 13/3/2006 của Hội đồng nhân dân tỉnh về phát triển kinh tế tập thể tỉnh Sơn La giai đoạn 2010-2020; Kế hoạch số: 07/KH-UBND ngày 05/04/2006 của UBND tỉnh Sơn La về phát triển kinh tế tập thể 05 năm giai đoạn 2006-2010; Nghị quyết số 14-NQ/TU ngày 19/4/2007 của Ban thường vụ tỉnh uỷ Sơn La về tăng cường lãnh đạo phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động kinh tế tập thể. Vì vậy, số lượng hợp tác xã trên địa bàn huyện bắt đầu được nâng lên. Đến năm 2011, toàn huyện có 17 HTX trên các lĩnh vực Nông lâm nghiệp, tăng 15 hợp tác xã so với trước khi chưa ban hành Luật Hợp tác xã.

Tuy nhiên, việc khắc phục những hạn chế, yếu kém của khu vực kinh tế tập thể còn chậm, quy mô của các tổ hợp tác, HTX còn nhỏ; trình độ công nghệ lạc hậu, trình độ năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý còn yếu; chất lượng, hiệu quả hoạt động của các HTX, tổ hợp tác còn thấp, việc thực hiện chính sách chưa nghiêm; nhiều HTX chưa tự nỗ lực phấn đấu vươn lên, tỉ lệ đóng góp vào ngân sách của huyện đạt thấp...

Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém của kinh tế tập thể là: Một số cấp uỷ, chính quyền địa phương, các phòng ban chuyên môn của huyện, cán bộ, đảng viên chưa quán triệt đầy đủ chủ trương, quan điểm phát triển kinh tế tập thể đã xác định trong Nghị quyết; còn lúng túng trong lãnh đạo,chỉ đạo phát triển kinh tế tập thể; một bộ phận người dân chưa hiểu đầy đủ chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với phát triển HTX, Luật HTX; hệ thống chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể ban hành chậm, chưa đồng bộ; một số nội dung chính sách chưa sát với thực tế.

Sau khi Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW ngày 02/01/2008 về tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết hội nghị Trung ương 5 (khóa IX) về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, và sự ra đời của Luật hợp tác xã năm 2012, các cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương đã quan tâm hơn đến việc phát triển kinh tế tập thể, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các HTX thành lập và hoạt động. Mặt khác, do làm tốt công tác tuyên truyền, hương dẫn, vận động, nên nhận thức của cán bộ đảng viên và nhân dân về kinh tế hợp tác, HTX đã có chuyển biến tích cực, họ thấy rõ lợi ích của việc hợp tác, nhất là trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Thực tế cho thấy địa phương nào cấp uỷ, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao thì địa phương đó có nhiều HTX được thành lập và hoạt động có hiệu quả hơn.

Ở giai đoạn này, các Hợp tác xã hoạt động theo hướng sau:

- Tiếp tục đổi mới các HTX đã thành lập trước đây theo Luật HTX năm 2012; Đăng ký và quyết định thành lập mới cácHTX theo quy định.

- Đối với các HTX còn hoạt động có hiệu quả tốt, có tư cách pháp nhân, còn vốn quỹ, tài sản rõ ràng, hoạch toán từng năm, có ban quản trị, cán bộ quản lý năng lực, nội bộ thống nhất, nông dân đồng tình thì Ủy ban nhân dân huyện, xã hướng dẫn giúp đỡ Hợp tác xã làm thủ tục đăng ký lại và xây dựng điều lệ Hợp tác xã cho phù hợp với điều lệ mẫu và Luật Hợp tác xã.

- Về quy mô HTX: Cơ bản giữ nguyên quy mô của HTX nông nghiệp hiện nay, trường hợp đặc biệt có thể tách hoặc sát nhập cho phù hợp.

- Về loại hình HTX: Thực hiện hoàn thiện các chức năng nhiệm vụ theo mô hình HTX sản xuất kinh doanh, dịch vụ theo hướng cổ phần hoá đa sở hữu về vốn và tư liệu sản xuất.

- Về nội dung hoạt động của HTX: Hoạt động theo đúng Luật HTX và Điều lệ HTX ban hành. Thiết lập quan hệ sản xuất mới, tạo động lực mới

trong nông nghiệp. Bảo đảm nguyên tắc tự nguyện gia nhập, quản lý dân chủ và bình đẳng, bảo đảm HTX và xã viên cùng có lợi. Vốn quỹ Hợp tác xã phải bảo toàn và sinh lời.

Kết quả thực hiện chuyển đổi và thành lập mới hợp tác xã đến ngày 31/12/2020, toàn huyện có 100 hợp tác xã nông nghiệp, tăng 83 hợp tác xã so với năm 2011.

Bảng 3.1. Tình hình thành lập mới hợp tác xã nông nghiệp giai đoạn 2018-2020. 2018-2020. Đơn vị: HTX STT Năm Tổng số HTX Trong đó Giải thể Thành lập mới 1 2018 85 0 40 2 2019 91 0 6 3 2020 100 0 9

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn, 2021.

3.1.1.1. Hợp tác xã nông nghiệp phân theo địa bàn hoạt động

Bảng 3.2. Tổng hợp HTX nông nghiệp theo địa bàn toàn huyện

TT XÃ/THỊ TRẤN Số lượng Ghi chú 1 Thị trấn Hát Lót 10 2 Xã Hát Lót 16 3 Xã Mường Bon 9 4 Xã Mường Bằng 1 5 Xã Chiềng Mung 5 6 Xã Chiềng Mai 2 7 Xã Chiềng Ban 2 8 Xã Chiềng Kheo 2

TT XÃ/THỊ TRẤN Số lượng Ghi chú 9 Xã Chiềng Dong 10 Xã Chiềng Chung 1 11 Xã Mường Chanh 10 12 Xã Chiềng Ve 1 13 Xã Nà Ớt 1 14 Xã Phiêng Cằm 15 Xã Chiềng Nơi 16 Xã Cò Nòi 16 17 Xã Chiềng Lương 10 18 Xã Phiêng Pằn 3 19 Xã Chiềng Sung 5 20 Xã Tà Hộc 1 21 Xã Nà Bó 3 22 Xã Chiềng Chăn 2 CỘNG: 100

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn, 2021

Theo kết quả thống kê, thì số lượng HTX nông nghiệp trên địa bàn xã Hát Lót và Cò Nòi là cao nhất, mỗi xã có16 HTX nông nghiệp; Thị trấn Hát Lót, Chiềng Lương, Mường Chanh mỗi xã có 10 HTX nông nghiệp, xã Mường Bon có 9 HTX; các xã còn lại dưới 5 HTX. Có 03 xã chưa phát triển hợp tác xã nào là Chiềng Dong, Phiêng Cằm, Chiềng Nơi.

3.1.1.2. Hợp tác xã phân theo lĩnh vực hoạt động

Từ năm 2018 – 2020, thành lập mới được 55 hợp tác xã, nâng tổng số HTX nông nghiệp của toàn huyện đến hết năm 2020 có 100 HTX với 2.951

thành viên HTX, các HTX đã có định hướng sản xuất kinh doanh và đang duy trì hoạt động, bên cạnh đó tỉnh có những chính sách hỗ trợ, khuyến khích các hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dịch vụ nông nghiệp. Các hợp tác xã nằm trên địa bàn các xã trong huyện có vai trò tạo việc làm cho lao động địa phương. Góp phần phát triển kinh tế của địa phương, giúp các xã hoàn thiện tiêu chí số 13 trong chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, có một số HTX nông nghiệp không hoạt kém hiệu quả, điển hình như: Hợp tác xã Noong Ten; hợp tác xã Bản Hịa; Hợp tác xã Lọng Nặm; Hợp tác xã Diệp Sơn; Hợp tác xã Tân Sơn, Hợp tác xã Và – Hờ…

Bảng3.3. Tổng hợp HTX nông nghiệp theo lĩnh vực hoạt động TT LOẠI HÌNH HTX SỐ LƯỢNG GHI CHÚ 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 12 2 HTX trồng rau an toàn 04 3 HTX nuôi trồng thủy sản 02 Ngừng HĐ 01 HTX. 01 HTX mới thành lập 4 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp 74 5 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 08 TỔNG CỘNG: 100

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn, 2021

Trong số 100 HTX nông nghiệp, có 74 HTX hoạt động trong lĩnh vực trồng trọt và dịch vụ tổng hợp chiếm 74%, kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực này được duy trì hoạt động; tuy nhiên vẫn còn nhiều hợp tác xã hoạt động hiệu quả chưa cao. Các HTX này đều cung cấp dịch vụ giống, vật tư, phân bón cho sản xuất nông nghiệp cho các thành viên hợp tác (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

xã góp phần giảm chi phí trong sản xuất.

Có 12 HTX hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp, đa số các HTX này đều làm khâu trung gian cung cấp dịch vụ giống, vật tư, phân bón cho sản xuất nông nghiệp trên địa bàn để hưởng phần trăm hoa hồng từ các nhà phân phối. Có thể thấy rằng, đây thật sự là một hạn chế trong hoạt động sản xuất kinh doanh, các HTX chưa mạnh dạn đầu tư vốn, thay đổi phương thức sản xuất kinh doanh để mang lại lợi nhuận cho các thành viên.

Bên canh đó, các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp khác chiểm tỷ lệ rất thấp như HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp có 08 HTX chiếm 8%, phát triển thủy sản có 02 HTX chiếm 02%; HTX trồng rau an toàn có 04 đơn vị chiếm 4%. Các HTX này phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, thời tiết, khí hậu (như HTX trồng rau, HTX thủy sản) và vốn, kỹ thuật, nguồn nhân lực, khả năng hoạt động sản xuất kinh doanh của các HTX (như HTX chăn nuôi).

Đây là một trong những vấn đề cốt yếu mà các HTX nông nghiệp cần phải nghiên cứu, xem xét trong khi xây dựng phương án sản xuất kinh doanh. Tuy đây là lĩnh vực không mới nhưng nó tạo ra mức lợi nhuận tốt hơn, là cầu nối để gắn kết quá trình sản xuất với quá trình tiêu thụ và các yếu tố khác trong nền kinh tế thị trường, chính thông qua các lĩnh vực này mà sản phẩm nông sản mới gia tăng giá trị, tạo ra những sản phẩm mới phong phú và đa dạng đểđáp ứng nhu cầu thịtrường.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 42 - 48)