Thu nhập bình quân của lao động tại HTX

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 59)

Đơn vị: 1.000.000đ/tháng/lao động TT Loại hình hợp tác xã Năm 2018 2019 2020 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 2,8 2,9 3,1 2 HTX trồng rau an toàn 1,2 1,8 1,4 3 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp 4,4 4,7 4,7 4 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 5,5 6,2 7,4 Nguồn: Điều tra tháng 4/2021 3.1.10. Kết qu thc hin nghĩa v thuế ca các Hp tác xã

Trong các HTX nông nghiệp, thì chỉ duy nhất loại hình HTX dịch vụ nông nghiệp phải nộp thuế. Trung bình mỗi năm HTX phải nộp các loại thuế là 21,76 triệu đồng.

Bảng 3.14. Tình hình nộp Thuế VAT + TNDN + Môn bài + thuế khác của các HTX ĐVT: 1000.000đồng. TT Loại hình hợp tác xã Năm 2018 2019 2020 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 20 20,0 25,3 2 HTX trồng rau an toàn 0 0 0 3 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng hợp 0 0 0 4 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 0 0 0 5 HTx nuôi trồng thủy sản 0 0 0

* XẾP LOẠI HTX NÔNGNGHIỆP

Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BNNPTNT về hướng dẫn phân loại và đánh giá hợp tác xã (HTX) hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Phân loại HTC được chi làm 4 nhóm: Hoạt động tốt, hoạt động khá, hoạt động trung bình, hoạt động yếu.

Theo số liệu tại Bảng 3.15 cho thấy: Số HTX được đánh giá hoạt động có hiệu quả năm 2020 là 12/100 HTX, chiếm tỷ 12%; có 10HTX hoạt động khá chiếm 10%; có 30 HTX hoạt động trung bình chiếm 30%; có 32 HTX hoạt động yếu kém chiếm 32%; có 16 HTX không phân loại (trong đó có 01 HTX thủy sản ngừng hoạt động; 15 HTX thành lập mới năm 2020).

Với phân tích trên cho thấy, tổng số HTX thành lập trên địa bàn tuy nhiều, nhưng hiệu quả hoạt động chưa cao; chưa khai thác được tiềm năng lợi thế của địa phương.

Bảng 3.15. Xếp loại hợp tác xã năm 2020 theo tiêu chí của Bộ Nông nghiệp và PTNT TT Loại hình hợp tác xã Tổng số HTX Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) 1 HTX dịch vụ nông nghiệp 12 2 16,7 10 83,3 2 HTX trồng rau an toàn 4 1 25 3 75 3 HTx nuôi trồng thủy sản 2 1 50 4 HTX trồng trọt và dịch vụ tổng 74 12 16,2 10 13,5 24 32,4 12 16,2

hợp 5 HTX chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp 8 3 37,5 5 62,5 Cộng 100 12 12 10 10 30 30 31 31 1 1

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện Mai Sơn tháng 4/2021

3.2. Một số khó khăn, hạn chế trong quá trình phát triển hợp tác xã nông nghiệp nông nghiệp

3.2.1. Khó khăn, hn chế

Tuy đã đạt được những kết quả quan trọng, nhưng so với mục tiêu, yêu cầu của Đảng và Nhà nước ta về hoạt động của thành phần kinh tế tập thể mà nòng cốt là các HTX đã đề ra, thì nhìn chung hoạt động của các HTX còn chậm phát triển cả về số lượng và chất, chưa đạt được những chuyển biến mang tính bước ngoặt, còn nhiều hạn chế, yếu kém chưa khắc phục được đó là:

- Một số cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa quan tâm, chưa thật sự vào cuộc trong việc phát triển kinh tế HTX.

-Số lượng HTX tăng 83 HTX so với năm 2011, nhưng có 62% số HTX hoạt động trung bình và yếu kém, một số số HTX hoạt động còn mang tính hình thức nhất là các HTX nông nghiệp chuyển theo Luật HTX. Tốc độ phát triển của thành phần kinh tế HTX của huyện còn chậm so với thành phần kinh tế khác.

-Năng lực nội tại của các HTX còn yếu: Tài sản vốn quỹ, còn quá ít, đặc biệt là một số HTX nông nghiệp có quy mô nhỏ bé. Trình độ chuyên môn và năng lực cán bộ quản lý của các HTX còn thấp, việc xác định phương hướng, xây dựng kế hoạch hoạt động vẫn còn lúng túng. Khả năng mở rộng quy mô, đa dạng hoá ngành nghề, tiếp cận với các chương trình, dự án cũng như các nguồn vốn tín dụng của HTX còn hạn chế. Hoạt động của các HTX

còn thiếu sự liên doanh liên kết trong hệ thống với nhau cũng như với các thành phần kinh tế khác.

-Hầu hết cán bộ HTX chưa qua đào tạo (còn 876%) và việc nâng cao năng lực cho cán bộ HTX mới chỉ thực hiện được ở mức độ bồi dưỡng kiến thức do vậy hiệu quả bồi dưỡng và chất lượng cán bộ HTX không cao.

-Tỷ lệ đóng góp trung bình hàng năm của khu vực kinh tế HTX vào nền kinh tế của huyện còn thấp chỉ đạt 0,59%, do đó chưa khẳng định rõ vai trò của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện Mai Sơn

-Công tác kế toán, quản lý tài chính của các HTX cơ bản được thực hiện theo quy định của nhà nước nhưng vẫn cònyếu.

3.2.2. Nguyên nhân ca hn chếnh hưởng ca nó đến hiu qu hot động ca các Hp tác xã động ca các Hp tác xã

- Nhận thức của một số cấp ủy đảng, chính quyền về chủ trương, đường lối của Đảng, về tinh thần của Nghị quyết vẫn còn chưa thống nhất và chưa đúng. Chưa hiểu rõ về bản chất, những giá trị, nguyên tắc của tổ chức kinh tế tập thể, HTX, dẫn đến chưa thấy hết được vai trò, vị trí quan trọng của kinh tế tập thể trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vẫn còn một bộ phận cán bộ, đảng viên và người dân chưa thật sự hiểu đầy đủ về bản chất HTX, chưa phân biệt được HTX kiểu cũ và HTX kiểu mới, chưa thật sự tin tưởng vào mô hình HTX.

- Hệ thống quản lý nhà nước đối với kinh tế HTX ở huyện và cấp cơ sở trong thời gian dài không được củng cố, đa số là cán bộ kiêm nhiệm không có chuyên môn về phát triển kinh tế hợp tác, HTX nên việc giúp đỡ các HTX gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và dịch vụ.

-Một số chính sách hỗ trợ khuyến khích kinh tế tập thể của Đảng và Nhà nước đã ban hành nhưng việc hướng dẫn thực hiện còn chậm, thiếu đồng

bộ như chính sách đất đai, hỗ trợ vốn... nên cơ sở khó thực hiện. Chưa có chính sách đãi ngộ cán bộ quản lý HTX.

-Việc phối hợp, cụ thể hóa các chính sách về phát triển kinh tế tập thể của các ngành còn chậm, chưa chú trọng quan tâm hướng dẫn nên chưa thực sự là động lực thúc đẩy kinh tế hợp tác phát triển, nhiều HTX chưa có đất làm trụ sở, chính sách tài chính, tín dụng đối với các HTX là khó tiếp cận...

-Kinh tế hộ phát triển chưa mạnh, sản xuất của hộ nông dân vẫn còn nhỏ lẻ, chưa phát triển mạnh thành sản xuất hàng hóa.

3.3. Ảnh hưởng của các yếu tốđến phát triển hợp tác xã

3.3.1. Nhóm các nhân tố kháchquan

a. Vn đề th trường

- Thị trường đầu ra về hàng hóa, dịch vụ: Ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của HTX.

Những mô hình HTX mới trong nông nghiệp trên địa bàn huyện Mai Sơn là trồng các loại cây ăn quả; nuôi ong, trồng các cây lương thực... tận dụng được tiềm năng sẵn có của địa phương

Vấn đề thị trường đầu ra cho sản phẩm cây ăn quả rất tiềm năng, nhưng do nguồn vốn còn hạn chế, tiếp thu khoa học kỹ thuật còn chậm, mẫu mã bao bì còn hạn chế...do đó các HTX nông nghiệp hiện nay vẫn còn rất vất vả trong việc tìm kiếm thị trường riêng.

- Thị trường vốn:

Nguồn vốn góp của thành viên HTX không cao, khi mà số vốn hỗ trợ chỉ giải quyết một phần nhỏ trong hoạt động kinh doanh của HTX. Do đó hoạt động hỗ trợ về vốn cho HTX chưa thực sự hiệu quả.

Ngoài ra đối với các tổ chức tín dụng khác thì việc cho vay HTX cũng gặp khó khăn bởi hiệu quả hoạt động thấp, không có tài sản thế chấp hay tài

sản có giá trị thế chấp thấp do ở vùng xa; phương án kinh doanh với tính khả thi hạn chế.

- Thị trường sức lao động hay nguồn cung ứng lao động cho Hợp tác xã:

Hiện nay, việc thu hút nguồn lao động có chất lượng vào làm việc trong HTX là vô cùng khó khăn. Bởi vì hiệu quả kinh doanh của HTX còn chưa cao nên tiền công lao động còn thấp.

Trong nền kinh tế tri thức, môi trường thông tin hay nguồn thông tin bên ngoài có giá trị cực kỳ quan trọng đối với mọi chủ thể trong nền kinh tế thị trường, và đối với HTX điều này càng quan trọng hơn. Nhưng với trình độ nhận thức còn hạn chế, cơ sở vật chất còn kém, địa bàn chủ yếu ở những nơi xa xôi nên việc nắm bắt kịp thời các thông tin dự báo của các HTX còn chậm, thiếu chính xác.

b. Môi trường chính trị

Mấy năm gần đây công tác triển khai, tuyên truyền vận động về thành lập HTX tốt, Huyện rất chú trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mạnh dạn đưa cá loại cây ăn quả thay thế các loại cây công nghiệp kém hiệu quả nên khuyến khích động viên các hộ gia đình tham gia mạnh vào HTX

Tỉnh và Huyện rất quan tâm đến việc phát triển HTX, tạo nhiều hành lang pháp lý thuận lợi cho các HTX phát triển.

3.3.2. Nhóm các nhân tố chủ quan

a. Ngun nhân lc trong Hp tác xã

Đây là yếu tố quan trọng, quyết định thành công của HTX, giúp HTX có phương án kinh doanh hiệu quả; tổ chức quản lý HTX phát triển đúng hướng…Tuy nhiên đa phần hiện nay, đội ngũ lãnh đạo HTX là người có tuổi đời, tuổi nghề cao, do đó việc bắt kịp xu thế thay đi nhanh của thị trường sẽ

gặp đôi chút khó khăn.

Bởi vậy, hoạt động đào tạo, bồi dưỡng cần phải được chú trọng để đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Bởi trong thực tế cho thấy, kinh tế tập thể hoạt động mạnh, chủ yếu lệ thuộc khá nhiều vào năng lực trình độ và nhiệt tình của đội ngũ cán bộ.

b. Nguồn tài chính trong Hợp tác xã

Nhìn chung vốn điều lệ của các HTX thấp, khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay.

Việc huy động vốn nội bộ của HTX gặp nhiều khó khăn do các thành viên chưa tìm thấy lợi ích thiết thực của mình trong đó, mặt khác do bản thân nguồn vốn trong nội bộ xã viên là rất có hạn.

Cùng với việc nguồn vốn nội bộ hạn chế, các HTX cũng rất khó tiếp cận với nguồn vốn từ bên ngoài. Các HTX thường bị thiếu thông tin về các nguồn tài chính, tín dụng, không hiểu rõ qui trình, thủ tục, không biết cách xây dựng các dự án để huy động nguồn vốn từ bên ngoài. Ngoài ra, các HTX chưa tạo được uy tín cao đối với các tổ chức tín dụng nên việc vay vốn thường gặp nhiều trở ngại hơn so với các doanh nghiệp.

c. Nguồn vật lực trong Hợp tác xã

Cơ sở vật chất của các HTX nghèo nàn, máy móc thiết bị cũ, trình độ công nghệ lạc hậu, sản xuất thủ công là ph biến. Chỉ có 17% HTX có máy móc, phương tiện làm việc đáp ứng được nhu cầu sản xuất; 33% chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất; 50% HTX rất thiếu máy móc, phương tiện làm việc. Do công nghệ sản xuất lạc hậu nên các HTX chỉ tập trung chủ yếu vào một lĩnh vực truyền thống, mẫu mã sản phẩm đơn điệu không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

nghiệp ở huyện Mai Sơn

3.4.1. Định hướng phát trin hp tác xã nông nghip huyn mai sơn

3.4.1.1. Cơ sở của những định hướng

Đảng ta đã khẳng định chủ trương chiến lược xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, theo đó các nôi dung của định hướng xã hội chủ nghĩa đã và đang tiếp tục làm sáng tỏ lý luận và kiểm nghiệm về mặt thực tiễn. Nghị quyết của Đảng ta đã khẳng định xây dựng nước ta trở nên ”dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” lấy con người làm trung tâm của sự phát triển; nền kinh tế nước ta phải là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao gắn với thực hiện tiến bộ xã hội và công bằng xã hội trong từng bước đi và trong suốt quá trình phát triển; tăng trưởng kinh tế phải gắn với xoá đói giảm nghèo, chăm lo các mặt xãhội; với ý nghĩa đó, chắc chắn HTX là thể chế thích hợp không chỉ phát huy cao độ từng mặt mà còn kết hợp hài hòa các mặt đối lập ấy của nhiều mối quan hệ xã hội cơ bản trong nền kinh tế thị trường hiện nay ở nước ta như: sở hữu – sử dụng, người chủ - người làm thuê, cá nhân – tập thể, thành viên – cộng đồng, Nhà nước - Thị trường, cạnh tranh và hợp tác,... làm cho các mặt xã hội này không trở nên đối kháng lẫn nhau, loại trừ lẫn nhau, mà trái lại hỗ trợ lẫn nhau, nương tựa vào nhau thúc đẩy phát triển; góp phần quan trọng định hướng XHCN trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. Đây là cơ sở lý luận vững chắc chứng minh tính đúng đắn cho chủ trương lớn của Đảng đưa kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX cùng với kinh tế nhà nước dần dần trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân.

Thực hiện Luật Hợp tác xã năm 2012 và Nghị quyết số 13-NQ/TW hội nghị lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về kinh tế tập thể. Chính phủ đã ban hành hệ thông các chính sách về phát triển kinh tế tập thể, các Bộ ngành ở Trung ương cũng đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực

hiện. Tỉnh Sơn La và huyện Mai Sơn đã tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ phát triển HTX trong các chương trình, dự án khuyến nông, khuyến công và phát triển ngành nghề nông thôn, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, kiên cố hóa kênh mương, đào tạo tập huấn cán bộ. Đồng thời, tổ chức các hội nghị quán triệt, sơ kết Nghị quyết Trung ương về kinh tế tập thể, tổ chức hội thảo, diễn đàn bàn về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho cácHTX.

Công tác tổ chức, quản lý HTX tiếp tục được củng cố và đổi mới theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, khắc phục tình trạng trì trệ, tồn tại hình thức, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh phù hợp, vượt qua khó khăn, mở rộng nhiều hoạt động và đa dạng lĩnh vực sản xuất - kinh doanh, dịch vụ, từ đó đã có một số HTX hoạt động có hiệu quả hơn. Số lượng HTX được thành lập mới năm sau nhiều hơn năm trước và các HTX đã đa dạng hơn về tổ chức, cũng như nội dung hoạt động. Trong phong trào thi đua thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về phát triển kinh tế tập thể, trên địa bàn huyện đã xuất hiện nhiều HTX làm ăn có hiệu quả, thực sự là những nhân tố cho phong trào phát triển HTX ởđịa phương.

3.4.1.2. Định hướng và mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp

tác xã trên địa bàn huyện Mai Sơn

a, Định hướng phát triển Hợp tác xã

Tiếp tục phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, phong phú mà nòng cốt là các HTX. Đổi mới các HTX theo hướng thực sự là đơn vị kinh doanh có chức năng kinh tế và xã hội. Cần có cơ chế hỗ trợ phù hợp để giúp các tổ hợp tác, các HTX đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, tiếp cận các nguồn vốn, mở rộng thị trường và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ mới vào trong sản xuất, kinh doanh.

Về loại hình và quy mô tổ chức sản xuất: Củng cố, phát triển các HTX nông nghiệp theo hướng đa ngành nghề và tổng hợp: vừa làm dịch vụ phục vụ

sản xuất nông nghiệp, vừa chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tổ chức tín dụng nội bộ, dịch vụ đời sống cho xãviên. Xây dựng và mở rộng mô hình HTX đầu tư khoa học kỹ thuật để thâm canh và phát triển chiều sâu như: HTX chăn nuôi gia súc gia cầm, HTX rau an toàn, HTX trồng cây ăn quả chất lượng cao,...

Về phát triển nguồn nhân lực: Đầu tư, hỗ trợ tăng cường năng lực về trình độ chuyên môn, trình độ quản lý cho cán bộ ban quản lý HTX, đồng thời nâng cao tay nghề cho xã viên và người lao động. Việc đào tạo, bồi dưỡng

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)