Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29 - 32)

5. Những đóng góp mới, ý nghĩa khoahọc và thực tiễn của đề tài

1.3.Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan

Nông nghiệp nông thôn nói chung, kinh tế hợp tác và HTX nông nghiệp nói riêng là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước luôn quan tâm. Trong suốt quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đặc biệt từ khi có Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị cho đến nay, vấn đề kinh tế hợp tác và HTX trong nông nghiệp là chủđề nghiên cứu được nhiều cơ quan khoa

học, nhiều nhà nghiên cứu và các cán bộ chỉđạo thực tiễn quan tâm. Đến nay, đã có nhiều công trình được công bố, như:

- “Đổi mới tổ chức và quản lý HTX trong nông nghiệp, nông thôn” của tác giả Lương Xuân Quý, Nguyễn Thế Nhã, đã khái quát toàn bộ quá trình phát triển của các hình thức tổ chức, quản lý các HTX trong nông thôn Việt Nam giai đoạn trước khi chuyển sang kinh tế thị trường, phân tích thực trạng mô hình tổ chức quản lý các HTX ở một số địa phương tiêu biểu và đề ra một số phương hướng và giải pháp chủ yếu để xây dựng mô hình tổ chức có hiệu quả cho các loại hình HTX.

- Bài viết HTX “Vấn đề cũ, cách nhìn mới” của tác giả Đào Thế Tuấn, đã làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về sự ra đời, thực trạng HTX nông nghiệp ở một số nước trên thế giới và ở nước ta, đồng thời đề xuất phương hướng và giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX ở nước ta trong thời gian tới.

- Bài viết “Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế hợp tác trong nông nghiệp” của tác giả Hoàng Việt, đã đề cập đến sự phát triển của HTX nông nghiệp ở nước ta và chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến hoạt động yếu kém của các HTX, đóng góp một số giải pháp giúp phát triển HTX trong thời gian tới.

- “Mô hình phát triển HTX nông nghiệp ở Việt Nam” của tác giả Hồ Văn Vĩnh, Nguyễn Quốc Thái, đã trình bày cơ sở khoa học của mô hình phát triển HTX nông nghiệp; những nhận xét đánh giá qua khảo sát thực tiễn các HTX nông nghiệp sau 6 năm thực hiện Luật HTX và đề xuất các mô hình HTX nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm sắp tới.

- “Hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước” của tác giả Nguyễn Thị Bích Liên, Tác giả luận văn đã làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về hỗ trợ phát triển HTX nông nghiệp ở nước ta hiện nay, đề ra được phương hướng và một số giải pháp hỗ trợ nhằm thúc đẩy phát triển HTX trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian tới.

- “Kinh tế hợp tác, HTX ở Việt Nam – Thực trạng và định hướng phát triển” của tác giả Nguyễn Văn Bình, Chu Tiến Quang, Lưu Văn Sùng, đã hệ thống hóa quá trình hình thành, phát triển các loại hình kinh tế hợp tác, HTX trên thế giới và ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, nêu lên định hướng phát triển HTX phù hợp với đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

- “Kinh tế hợp tác trong nông nghiệp ở nước ta hiện nay” của tác giả Phạm Thị Cần, Vũ Văn Phúc, Nguyễn Văn Kỷ, đã tập trung trình bày những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh tế hợp tác, HTX, sự cần thiết khách quan phải lựa chọn các mô hình kinh tế hợp tác, HTX phù hợp với đặc điểm, điều kiện nông nghiệp, nông thôn nước ta và đề xuất những giải pháp phát triển các mô hình kinh tế hợp tác, HTX trong nông nghiệp, nông thôn Việt Nam.

Các công trình nói trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh liên quan đến hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX ở nước ta, trong đó có HTX nông nghiệp. Tuy nhiên, cho đến nay, về hỗ trợ của Nhà nước nhằm phát triển HTX nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Sơn La thì chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên biệt và hệ thống.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊNCỨU

2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Địa bàn nghiên cứu: Huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La.

Đặc điểm của huyện Mai Sơn: Mai Sơn là một huyện miền núi của tỉnh Sơn La có diện tích tự nhiên là 142.670 ha, có 6,4 km đường biên giới chung với huyện Xiềng Khọ, tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào; có đường quốc lộ 6 chạy dọc địa phận huyện là 42 km; có đường Quốc lộ 4G và Quốc lộ 37, đường Nà Bó - Nà Co và đường 103 là các nút giao thông quan

trọng với các huyện bạn. Trên địa bàn huyện có nhiều dân tộc sinh sống, trong đó: Dân tộc Thái chiếm 55%, dân tộc Kinh chiếm 31%, dân tộc Mông chiếm 7,4%, dân tộc Mường 0,6%, dân tộc Sinh Mun 2,6%, dân tộc Khơ Mú 2,5%, còn lại là các dân tộc khác. Huyện có 22 đơn vị hành chính gồm 21 xã và 01 thị trấn. Toàn huyện có 125 hợp tác xã, trong đó có 100 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp trên địa bàn huyện mai sơn, tỉnh sơn la (Trang 29 - 32)