Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 54 - 58)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Laı

4.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

4.1.3.1. Đánh giá về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường

a. Những thuận lợi, lợi thế

+ Thành phố Lai Châu có điều kiện tự nhiên, địa hình địa mạo sinh thái rất thuận lợi cho việc bố trí việc sử dụng đất tạo bố cục kiến trúc cảnh quan đô thị sinh động và hấp dẫn, điều kiện thiên nhiên đẹp và hùng vĩ mang nhiều đặc tính của một khu đô thị vùng núi cao xanh - sạch - đẹp.

+ Trên địa bàn thành phố có nhiều dân tộc sinh sống, tạo nên sự đa dạng về văn hóa và phong tục tập quán nhất là các dân tộc Kinh, Thái, H'Mông, Giáy.

+ Có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, thuận lợi cho sinh trưởng, phát triển và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi, phát triển các mô hình chuyên canh kinh tế nông nghiệp cung cấp thực phẩm, rau quả cho nhu cầu ngày càng cao của thành phố, là điều kiện để thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

+ Môi trường trong lành, khí hậu ôn hoà mát mẻ, nhiệt độ trung bình từ 150C đến 250C là điều kiện hết sức thuận lợi để thành phố xây dựng mô hình thành phố du lịch, nghỉ dưỡng trong tương lai.

b. Những khó khăn, hạn chế

+ Địa hình có phần bị chia cắt, nguồn nước bị hạn chế không thuận lợi cho việc khai thác nên rất khó khăn cho việc phát triển sản xuất, sinh hoạt và xây dựng đô thị; là một đô thị trẻ đang trong giai đoạn xây dựng nên nhu cầu về vốn cho đầu tư và xây dựng rất lớn.

+ Vị trí của thành phố nằm xa các trung tâm kinh tế lớn của đất nước, là khu vực chịu ảnh hưởng nhiều của các hoạt động kiến tạo địa chất, địa hình tương đối phức tạp, thường xuyên bị thiên tai (sương muối, mưa đá..), gây thiệt hại về kinh tế - xã hội, khó khăn trong việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và môi trường thu hút đầu tư kém hấp dẫn hơn nhiều các khu vực khác.

+ Tài nguyên đất tuy đa dạng về nhóm và loại nhưng phần lớn là đất dốc, tầng đất mỏng, đất có độ phì thấp, quỹ đất bằng phẳng có diện tích không lớn, chất lượng đất suy giảm, diện tích các loại đất phục vụ sản xuất nông nghiệp không nhiều lại manh mún hạn chế đến khả năng khai thác sử dụng cho các mục đích phát triển sản xuất nông nghiệp tập chung.

4.1.3.2. Đánh giá về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

a. Thuận lợi

+ Thành phố Lai Châu là trung tâm kinh tế, chính trị xã hội của tỉnh, trong những năm qua Đảng bộ và nhân dân các dân tộc luôn đoàn kết thống nhất, tích cực thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, kinh tế phát triển khá, chính trị - xã hội ổn định, quốc phòng - an ninh được giữ vững. Trong xu thế hội nhập ngày càng mạnh mẽ sẽ có thêm những cơ hội mới cho phát triển, nhất là thu hút đầu tư, chuyển giao khoa học, công nghệ.

+ Trải qua hơn 10 năm tách tỉnh, thành phố Lai Châu đã thu được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế - xã hội liên tục phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kỹ thuật được cải thiện; nhiều công trình mới được xây dựng và phát huy hiệu quả.

dào; nằm trong vùng trọng điểm của khu vực Tây Bắc với những công trình thủy điện lớn.

+ Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch đúng hướng, công nghiệp - dịch vụ phát triển nhanh, tăng trưởng kinh tế ổn định ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người tăng đều qua các năm, tỷ lệ hộ nghèo thấp.

+ Kết cấu hạ tầng đô thị được đầu tư xây dựng theo hướng đồng bộ, hiện đại, tốc độ đô thị hóa phát triển nhanh, công tác quản lý đất đai, đô thị từng bước đi vào nề nếp.

+ Văn hóa - xã hội có bước phát triển, gắn giữa phát triển kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội. chất lượng giáo dục, cơ sở vật chất trường, lớp học được nâng lên. Hoạt động văn hóa có nhiều chuyển biến, nếp sống văn minh đô thị từng bước được hình thành, truyền thống văn hóa các dân tộc được khơi dậy, giữ gìn và phát huy.

+ Thành phố Lai Châu nằm trong vùng quy hoạch kinh tế động lực của tỉnh, là lợi thế to lớn cho phát triển kinh tế cũng như hạ tầng đô thị.

b. Những hạn chế, khó khăn

+ Là một thành phố mới được thành lập nên cơ sở vật chất vẫn còn hạn chế; nguồn lực về chuyên môn còn thấp nên chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển, việc thu hút lao động có trình độ cao còn gặp nhiều khó khăn.

+ Hệ thống giao thông liên tỉnh chưa đồng bộ; chưa có đường cao tốc nối với hệ thống đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai.

+ Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn chậm, vốn đầu tư nước ngoài vào tỉnh Lai Châu nói riêng và thành phố nói chung rất hạn chế; tác động của mặt trái cơ chế thị trường và sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, quyết liệt hơn.

+ Chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ lớn, một bộ phận cán bộ chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu đổi mới.

+ Số lượng doanh nghiệp đầu tư vào thành phố ít, chủ yếu là đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, đầu tư sản xuất rất nhỏ lẻ; do cách xa các trung tâm kinh tế lớn của cả nước nên việc xúc tiến kêu gọi đầu tư đã thực hiện nhưng không mấy hiệu quả.

chậm, một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt thấp như tốc độ tăng trưởng kinh tế dịch vụ thương mại, độ che phủ rừng, hệ số sử dụng đất còn thấp.

+ Hoạt động thương mại, dịch vụ chưa đồng bộ, chất lượng dịch vụ chưa cao; hàng hóa phần lớn là nhập từ ngoài vào; hàng xuất khẩu chủ yếu là nông sản thực phẩm mang lại giá trị không cao.

+ Nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị của thành phố chủ yếu là do ngân sách trung ương cấp nên thiếu tính chủ động, một số công trình, dự án vì thế nên không được thực hiện theo kế hoạch.

+ Trình độ dân trí thấp, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, mức sống giữa khu vực thành thị và nông thôn còn có sự chêch lệch lớn, an ninh trật tự và các vấn đề xã hội còn có nhiều yếu tố tiềm ẩn phức tạp.

c. Đánh giá tác động đến việc sử dụng đất

Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, dẫn đến mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực, đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của thành phố. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, với các chính sách khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế, xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng... dự báo sẽ có những thay đổi lớn thực tế sử dụng đất hiện nay, đồng thời đặt ra những vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất và được thể hiện ở một số mặt sau:

- Để đạt được mục tiêu, phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, khai thác tối đa tiềm năng sẵn có của địa phương, cần tiếp tục chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, tăng nhanh tỷ trọng của các ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch. Theo dự kiến quỹ đất dành cho mục đích xây dựng, mở rộng và phát triển các công trình công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô tập trung, các khu dịch vụ, các khu du lịch và công trình công cộng... sẽ tác động rất lớn đối với quỹ đất của thành phố.

+ Nhằm đáp ứng được yêu cầu hiện đại hóa khi tốc độ đô thị hóa ngày càng cao thì việc đầu tư cải tạo, nâng cấp và xây dựng, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng sẽ đòi hỏi một quỹ đất tương đối lớn, không chỉ gây sức ép về quy mô diện tích mà còn tạo áp lực trong việc xác định vị trí xây dựng, bố trí các công trình.

+ Việc lấy đất dùng vào xây dựng nhà ở, xây dựng công trình phục vụ đời sống của con người là tất yếu cũng như để cải thiện nâng cao đời sống của nhân dân cần dành một diện tích thoả đáng để xây dựng thêm các công trình văn hoá - thể thao, khu vui chơi giải trí, công viên cây xanh....

Như vậy, từ thực trạng phát triển kinh tế - xã hội những năm gần đây cũng như dự báo phát triển trong tương lai (trong khi quỹ đất có hạn, đặc biệt là quỹ đất sản xuất nông nghiệp), thì áp lực đối với đất của thành phố sẽ có sự thay đổi lớn so với hiện trạng sử dụng đất hiện nay. Do đó, để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội lâu dài bền vững, cần phải xem xét một cách nghiêm túc việc khai thác sử dụng đất dựa trên cơ sở sử dụng tiết kiệm, hợp lý và có hiệu quả cao; bố trí sử dụng phải đáp ứng được nhu cầu về đất sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như phục vụ cho việc đô thị hoá cả hiện tại và trong tương lai.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)