Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai ở việt nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 28 - 35)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.2.4.Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai ở việt nam

2.2. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng đất trong nước và một số nước trên thế

2.2.4.Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất đai ở việt nam

2.2.4.1. Thời kỳ trước những năm 1980

Quy hoạch sử dụng đất đai chưa được coi là công tác của ngành quản lý đất đai mà chỉ được đề cập đến như là một phần của quy hoạch phát triển nông nghiệp. Mặc dù công tác quy hoạch sử dụng đất đai lồng vào công tác phân vùng quy hoạch nông, lâm nghiệp đã được xúc tiến vào năm 1962 nhưng chủ yếu là do các ngành chủ quản tiến hành cùng với một số tỉnh, ngành có liên quan và chưa có sự chỉ đạo thống nhất của Chính phủ.

Từ năm 1975 đến cuối năm 1978, nước ta đã soạn thảo và được Chính Phủ phê duyệt phương án phân vùng sản xuất nông lâm nghiệp và công nghiệp chế biến nông lâm sản theo bảy vùng và trên địa bàn lãnh thổ là cấp tỉnh. Các phương án phân vùng nông lâm nghiệp của tỉnh đã đề cập tới phương hướng sử dụng tài nguyên trong đó có tính toán quỹ đất nông nghiệp, lâm nghiệp.

Để triển khai công tác quy hoạch sử dụng đất đầu những năm 1980, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương thống nhất quản lý nhà nước về đất đai. Hiến pháp 1980 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý đất đai theo quy hoạch chung, nhằm đảm bảo đất đai được sử dụng hợp lý và tiết kiệm”.

Tuy nhiên, do mục đích đề ra ngay từ đầu là chỉ để phục vụ phát triển nông lâm nghiệp nên các loại đất khác chưa được đề cập tới. Bên cạnh đó, do còn thiếu nhiều tài liệu, chưa tính được khả năng đầu tư nên các phương án này có tính khả thi không cao.

2.2.4.2. Thời kỳ 1981-1986

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (1982) đã chỉ rõ: “Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, dự báo, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế xã hội, dự thảo kế hoạch triển vọng để chuẩn bị cho kế hoạch 5 năm sau”. Thực hiện nghị quyết này, các bộ ngành, tỉnh, thành phố đã tham gia triển khai chương trình lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất tại Việt Nam đến năm 2000.

Cũng trong thời kỳ này, hầu hết 500 huyện của cả nước đã tiến hành xây dựng quy hoạch tổng thể của huyện. Trong các tài liệu sơ đồ phân bố lực lượng sản xuất của tỉnh đều đề cập đến vấn đề sử dụng đất đai và được tính toán tương đối có hệ thống để khớp với cả nước, các vùng kinh tế lớn, các huyện trong tỉnh với sự tham gia phối hợp của các ngành. Các tài liệu này đã bước đầu đánh giá được hiện trạng, tiềm năng đất đai và đưa ra các dự kiến sử dụng quỹ đất quốc gia đến năm 2000.

Như vậy, đây là giai đoạn có tính bước ngoặt về bố trí sắp xếp lại đất đai mà thực chất là quy hoạch sử dụng đất đai. Điều này được phản ánh ở chỗ nội dung chủ yếu của Tổng sơ đồ tập trung vào quy hoạch vùng chuyên môn hoá và các vùng sản xuất trọng điểm của lĩnh vực nông nghiệp, các vùng trọng điểm của lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, giao thông, thuỷ lợi, cơ sở hạ tầng và đô thị.

2.2.4.3. Thời kỳ Luật Đất đai đầu tiên năm 1987 đến trước Luật Đất đai năm 1993

Luật đất đai 1987 được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 và công bố ngày 08/01/1988 tại Khoản 2 Điều 9 quy định: “Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất đai” là một trong 7 nội dung quản lý Nhà Nước đối với đất đai. Tại Điều 11, quy định cụ thể về thẩm quyền lập quy hoạch sử dụng đất: “Uỷ ban nhân dân các cấp lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai trong địa phương mình” và quy định thẩm quyền phê chuẩn, xét duyệt quy hoạch kế hoạch sử dụng đất của các cấp.

Đây là thời kỳ công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã có được cơ sở pháp lý quan trọng. Song cùng với sự trầm lắng của công tác quy hoạch nói chung sau

một thời kỳ triển khai rầm rộ, công tác quy hoạch sử dụng đất cũng chưa được xúc tiến như luật đã quy định. Nguyên nhân của vấn đề này là do nền kinh tế Việt Nam trong thời gian này đang đứng trước nhiều khó khăn và thử thách lớn lao khi chuyển sang cơ chế thị trường.

Tổng cục Quản lý Ruộng đất lần đầu tiên ra Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1991 hướng dẫn về quy hoạch phân bổ đất đai chủ yếu đối với cấp xã với những nội dung như sau:

- Xác định ranh giới về quản lý, sử dụng đất;

- Điều chỉnh một số trường hợp về quản lý và sử dụng đất; - Phân định và xác định ranh giới những khu vực đặc biệt;

- Một số nội dung khác về chu chuyển 5 loại đất, mở rộng diện tích đất sản xuất, chuẩn bị cho việc giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng các văn bản chính sách đất đai, kế hoạch sử dụng đất đai;

Với những thay đổi lớn về vai trò của Hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, việc quản lý sử dụng đất ở khu vực nông thôn nổi lên hết sức quan trọng. Căn cứ theo Thông tư hướng dẫn có những tỉnh ở đồng bằng đã tiến hành lập quy hoạch sử dụng đất đai cho hàng trăm xã (tới một nửa số xã trong toàn tỉnh). Tuy nhiên, do chưa có quy hoạch từ trên xuống cũng như các tài liệu hướng dẫn về quy trình, định mức, phương pháp, nội dung thống nhất nên các quy hoạch này bộc lộ nhiều hạn chế.

Tuy vậy, đây là thời kỳ công cuộc đổi mới ở nông thôn diễn ra sâu sắc cùng với việc giảm vai trò quản lý tập trung của hợp tác xã sản xuất nông nghiệp, tăng quyền tự chủ cho nông dân và thưc thi các chính sách đổi mới khác. Công tác quy hoạch cấp xã trong giai đoạn này nổi lên như một vấn đề cấp bách về giao đất, cấp đất,… Đây là mốc đầu tiên trong việc triển khai quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã trên khắp các xã của cả nước tuy còn nhiều hạn chế về nội dung và phương pháp thực hiện.

2.2.4.4. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 1993 đến trước Luật Đất đai 2003

Luật đất đai năm 1993 ra đời tạo cơ sở pháp lý cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai tương đối đầy đủ hơn. Năm 1994, Tổng cục Địa chính được thành lập và tới tháng 4/1995, lần đầu tiên tổ chức được một Hội nghị tập huấn về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cho Giám đốc Sở Địa chính tất cả

các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương của cả nước. Sau hội nghị, công tác lập quy hoạch sử dụng đất được triển khai ở 4 cấp là: Cả nước, tỉnh, huyện, xã. Một số dự án quy hoạch sử dụng đất đai vừa triển khai vừa rút kinh nghiệm thí điểm ở 10 tỉnh, 20 huyện đại diện cho các vùng của cả nước đã được Tổng cục Địa chính chỉ đạo và tổ chức thực hiện. Riêng các huyện điểm đã được tổng kết rút kinh nghiệm kịp thời tại Hội nghị Bắc Thái từ ngày 15 - 16/9/1995. Trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm của mấy chục năm trước đây, đặc biệt là thực tế công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai thời kỳ này, Tổng cục Địa chính đã cho nghiên cứu, soạn thảo và ban hành (tạm thời) Quyết định số 657/QĐ-ĐC ngày 28/10/1995 về quy trình, định mức và đơn giá điều tra quy hoạch sử dụng đất đai áp dụng trong phạm vi cả nước. Từ đó các địa phương có cơ sở để tổ chức triển khai thực hiện các dự án quy hoạch sử dụng đất đai theo nội dung và quy trình tương đối thống nhất, đẩy nhanh tiến độ công tác lập quy hoạch sử dụng đất đai.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai đã được quy định trong Luật đất đai 1993, Chính phủ đã ban hành Nghị Định số 68/NĐ-CP ngày 01/01/2001 quy định nội dung cụ thể về lập và xét duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đât của các cấp địa phương. Từ năm 1994, Chính Phủ đã cho triển khai xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010. Tuy vậy, cũng phải đến năm 2004, tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XI, Quốc Hội mới ra Nghị quyết số 29/2004/QH11 thông qua quy hoạch sử dụng đất đai cả nước đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất đai đến năm 2005.

Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã góp phần đảm bảo tính thống nhất trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Từng bước chủ ñộng dành quỹ đất hợp lý cho xây dựng cơ sở hạ tầng xã hội, phát triển kết cấu hạ tầng cho công nghiệp, dịch vụ, đô thị (Quốc Hội, 1993).

2.2.4.5. Thời kỳ sau Luật Đất đai năm 2003 đến trước Luật Đất đai 2013

Để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước và những yêu cầu cấp bách của công tác quản lý đất đai trong tình hình mới, tại kỳ họp thứ tư Quốc hội khoá XI đã thông qua Luật Đất đai năm 2003. Trong đó đã dành hẳn 10 điều (từ Điều 21 đến Điều 30) để quy định về nguyên tắc, căn cứ, nội dung, thẩm quyền quyết định xét duyệt quy hoạch, kế hoạch và điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Quốc hội, 2003).

thi hành Luật đất đai năm 2003. Liên quan đến công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, Nghị định đã dành hẳn chương III, từ Điều 12 đến Điều 29 quy định cụ thể về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp. Để hướng dẫn các địa phương thi hành tốt Luật đất đai 2003 và Nghị định 181/2004/NĐ-CP của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 30/2004/TT- BTNMT ngày 01/11/2004 về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; Quyết định số 04/2005/QĐ-BTNMT ngày 30/6/2005 ban hành quy trình lập và điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất các cấp.

Ngay sau khi Quốc hội có Nghị quyết số 17/2011/QH13 ngày 22/11/2011 về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương phân khai các chỉ tiêu sử dụng đất trình Chính phủ. Chính phủ đã có Công văn số 23/CP-KTN ngày 23/02/2012 phân bổ chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 cho các tỉnh, thành phố và chỉ tiêu đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh. Kết quả thực hiện được đến thời điểm hiện nay như sau:

- Lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) theo Luật Đất đai năm 2003:

+ Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) và đã được Chính phủ xét duyệt (đạt 100%).

+ Có 701/724 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015), đạt 96,82%.

2.2.4.6. Thời kỳ sau Luật Đất đai 2013 đến nay

Luật Đất đai năm 2013 đã dành toàn bộ Chương IV với 17 điều (từ Điều 35 đến Điều 51) quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; đồng thời Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai đã dành toàn bộ Chương III với 06 điều, quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Ngày 02/6/2014, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BTNMT quy định chi tiết việc lập, điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất (Quốc Hội, 2013).

Cùng với quá trình hoàn thiện pháp luật đất đai, quy định về công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa. Do vậy, công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã có những bước tiến rõ rệt và đạt được những kết quả tích cực, đáp ứng kịp thời những yêu cầu khác nhau của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, góp phần quản lý nhà nước về đất đai hiệu quả để sử dụng nguồn tài nguyên đất đai hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường sinh thái (Nguyễn Đắc Nhẫn, 2015).

Luật Đất đai 2013 ra đời, tạo cơ sở pháp lý đầy đủ hơn cho công tác quy hoạch sử dụng đất đai.

* Về quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015): Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2011 - 2015) cấp quốc gia đã được Quốc hội thông qua tại Nghị quyết số 17/2011/QH13. Bộ TN&MT đã đôn đốc, tổng hợp báo cáo của các Bộ, ngành và địa phương và Bộ trưởng đã ký thừa uỷ quyền Thủ tướng Chính phủ Báo cáo số 190/BC-CP ngày 15/5/2013 của Chính phủ gửi Quốc hội và Báo cáo số 193/BC- CP ngày 06/6/2014 của Chính phủ trình Quốc hội về kết quả kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo Nghị quyết số 17/2011/QH13 của Quốc hội. Cụ thể như sau:

- Đối với cấp tỉnh: Bộ đã trình Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) cho 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quy hoạch sử dụng đất quốc phòng, đất an ninh.

- Đối với cấp huyện: Có 564/708 huyện, quận, thành phố, thành phố thuộc tỉnh đã được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015), đạt 80%.

- Đối với cấp xã: Có 7.900/11.909 xã, phường, thị trấn, đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015), đạt 66%; trong đó phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lồng ghép với quy hoạch xây dựng nông thôn mới là 2.626 xã; các xã còn lại chưa phê duyệt quy hoạch, sẽ thực hiện lồng ghép vào quy hoạch sử dụng đất của cấp huyện (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2014).

sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) theo Luật Đất đai năm 2013.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia: Điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020). Hiện nay, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có Tờ trình số 29/TTr-BTNMT ngày 20 tháng 8 năm 2015 trình Chính phủ về việc điều chỉnh quy hoạch đến năm 2020 và lập kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020) cấp quốc gia.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp tỉnh: Có 63/63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đang lập đề cương Dự toán và lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), đạt 100%.

- Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện:

+ Có 611/724 đơn vị hành chính cấp huyện lập kế hoạch sử dụng đất năm 2015 (đạt 84,39%).

+ Có 535/724 đơn vị hành chính cấp huyện triển khai lập điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất năm 2016 (đạt 73,90%).

- Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh giai đoạn (2016 - 2020): Bộ Quốc phòng và Bộ Công an có văn bản đăng ký nhu cầu điều chỉnh đất quốc phòng và đất an ninh đến năm 2020 (Bộ Tài nguyên và Môi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 28 - 35)