Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 41 - 45)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Laı

4.1.1. Điều kiện tự nhiên, các nguồn tài nguyên và thực trạng môi trường

4.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

a. Vị trí địa lý

Thành phố Lai Châu là trung tâm hành chính chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội của tỉnh Lai Châu được thành lập ngày 10/10/2004 theo Nghị định 176/2004/NĐ-CP của Chính phủ có tọa độ địa lý từ 20°20' đến 20°27' vĩ độ Bắc; 103°20' đến 103°32' kinh độ Đông, cách cửa khẩu Ma Lù Thàng (cửa khẩu quốc gia với nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa) 50 km, cách thị trấn Sa Pa (tỉnh Lào Cai) khoảng 70 km, cách thủ đô Hà Nội khoảng 450 km, có vị trí giáp ranh như sau:

+ Phía Bắc giáp huyện Phong Thổ và huyện Tam Đường; + Phía Đông giáp huyện Tam Đường;

+ Phía Nam giáp huyện Tam Đường; + Phía Tây giáp huyện Sìn Hồ.

Diện tích tự nhiên của thành phố Lai Châu là 7.077,44 ha chiếm 0,77% diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, địa hình tương đối bằng phẳng, tài nguyên khoáng sản không nhiều, không có điểm mỏ có giá trị lớn, chủ yếu là nguyên vật liệu phục vụ nhu cầu xây dựng.

Về tổ chức đơn vị hành chính thành phố Lai Châu năm 2014, có 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường (Quyết Thắng, Quyết Tiến, Đoàn Kết, Tân Phong, Đông Phong), 02 xã (Nậm Loỏng và San Thàng), trên địa bàn thành phố có nhiều lợi thế để phát triển kinh tế theo hướng gia tăng giá trị ngành dịch vụ - thương mại, nằm trên trục đường giao thông chính nối khu vực Tây Bắc với trung tâm phát triển kinh tế của cả nước là Hà Nội theo đường Quốc Lộ 32, nằm trong chuỗi tuyến đường vành đai 1 thông qua tuyến Quốc Lộ 4D kéo dài từ Lai Châu qua Lào Cai và các tỉnh biên giới phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc tạo tuyến đô thị biên giới.

b. Địa hình, địa mạo

Thành phố Lai Châu nằm trong một thung lũng được tạo thành bởi hai dãy núi Sùng Phài và Pu Sam Cáp có địa hình chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam, cấu trúc chủ yếu là đồi, núi đất, độ dốc trung bình từ 5 - 10%, hướng dốc của địa hình theo hai hướng từ khu vực của phường Quyết Thắng về hướng Tây Nam và từ các phường Đoàn Kết, Tân Phong về phía Đông Nam của thành phố. Đặc biệt, phía Tây và Tây Nam là các dãy núi cao, phía Bắc và Đông Bắc có xen kẹp địa hình bát úp với độ cao trung bình 940 m, độ dốc > 6,5%.

Nhìn chung, thành phố có địa hình khá đa dạng cho việc xây dựng đô thị và hạ tầng xã hội, bố trí các nhu cầu sử dụng đất và có thể phát triển đa dạng cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, đặc điểm địa hình cũng gây ảnh hưởng lớn đến việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng đô thị, đặc biệt là giao thông, đồng thời đã tạo ra sự manh mún đất trong sản xuất nông nghiệp và dễ gây ra hiện tượng rửa trôi, xói mòn đất trong mùa mưa.

c. Khí hậu, thời tiết

Thành phố Lai Châu có khí hậu điển hình của vùng nhiệt đới gió mùa núi cao Tây Bắc, ngày nóng, đêm lạnh, ít chịu ảnh hưởng của bão. Khí hậu trong năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 9 có nhiệt độ và độ ẩm cao; mùa khô từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau, khí hậu lạnh, độ ẩm và lượng mưa thấp, trong đó:

+ Nhiệt độ trung bình hàng năm là 19,30C, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 13,50C (vào tháng 1) và trung bình cao nhất là 23,00C (vào tháng 7).

+ Tổng số giờ nắng/năm biến động từ 1.372 - 2.233 giờ/năm.

+ Lượng mưa ở thành phố khá lớn và có sự phân bố không đều trong năm. + Độ ẩm không khí tương đối dao động từ 73 - 90% và có sự chênh lệch độ ẩm giữa các mùa. Độ ẩm tối thiểu tuyệt đối vào các tháng 1, 2, 3 là 12 - 15%, tối đa tuyệt đối gần 100%.

d. Thuỷ văn

+ Theo đánh giá trên địa bàn thành phố có tầng đá vôi Đồng Giao, hay gặp các hang động catsơ, có nguồn nước ngầm nhưng chưa có kết quả thăm dò trữ lượng cho nên việc khai thác nguồn nước ngầm rất hạn chế.

yếu thoát nước về mùa mưa, lưu lượng không lớn, hướng thoát nước chính là Tây Bắc xuống Đông Nam.

+ Nước mạch lộ: Khu vực thành phố hiện đang có hai mó nước: Mó nước gần núi Phong Châu với lưu lượng Q= 10 l/s; Mó nước trên đường đi Sìn Hồ với lưu lượng Q = 18 l/s dao động theo mùa, chất lượng của hai mó nước tương đối tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt.

4.1.1.2. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả đánh giá tài nguyên đất cho thấy thành phố Lai Châu có 4 nhóm đất chính là: Nhóm đất phù sa, nhóm đất đen, nhóm đất Feralit đỏ vàng, nhóm đất Feralit mùn vàng đỏ trên núi, cụ thể như sau:

+ Nhóm đất phù sa: Có diện tích khoảng 691,17 ha, chiếm 9,77% diện tích tự nhiên, tập trung chủ yếu ở khu vực xã San Thàng. Đây là nhóm đất có chất lượng tốt, thích hợp với các loại cây ngắn ngày như: cây lương thực, cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Nhóm đất đen: Có diện tích khoảng 401,68 ha, chiếm 5,68% diện tích tự nhiên, phân bố rải rác trên địa bàn thành phố Lai Châu.

+ Nhóm đất Feralit đỏ vàng: Có diện tích 1.336,98 ha, chiếm 18,89% diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở khu vực xã San Thàng, Nậm Loỏng, phường Tân Phong.

+ Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi cao: Có diện tích khoảng 3.078,36 ha, chiếm 43,50% tập chung chủ yếu ở khu vực xã Nậm Loỏng, phường Quyết Thắng và Đoàn Kết; đất thích hợp cho các loại cây công nghiệp, trồng rừng.

Nhìn chung đất trên địa bàn thành phố Lai Châu có độ phì từ trung bình đến thấp, hàm lượng dinh dưỡng thấp, thoát nước khá, khả năng giữ ẩm trung bình, địa hình có độ dốc lớn, tầng đất mỏng, nhiều đá lộ đầu, quá trình canh tác đòi hỏi phải có các giải pháp kỹ thuật và bền vững.

b. Tài nguyên nước

Hiện tại trên địa bàn thành phố có 78,8 ha, diện tích đất sông suối và mặt nước chuyên dùng (sông suối 50,0 ha, mặt nước chuyên dùng 28,8 ha); mặc dù nguồn nước mặt của thành phố khá phong phú về mùa mưa với lượng dòng chảy chiếm khoảng 60 - 80% tổng lượng dòng chảy trong năm (tập trung vào tháng 6, 7, 8), nhưng lại cạn kiệt và mùa với lượng dòng chảy chỉ chiếm khoảng 20% tổng

lượng dòng chảy trong năm (kiệt nhất vào tháng 2, 3 hàng năm), dẫn đến tình trạng thiếu nước phục vụ sinh hoạt và sản xuất. Nguồn nước sử dụng chính của người dân là nước từ hệ thống cấp nước của thành phố, mó nước gần núi Phong Châu, mó nước trên đường đi Sìn Hồ và một số mạch nước nhỏ khác có chất lượng tương đối tốt, có thể sử dụng làm nguồn nước sinh hoạt và phát triển sản xuất nông nghiệp.

c. Tài nguyên rừng

Theo số liệu thống kê đất đai năm 2017, diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn thành phố Lai Châu là 1.764,4 ha, bằng 24,9% tổng diện tích tự nhiên, chủ yếu là rừng phòng hộ. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 26,26%.

Rừng ở thành phố Lai Châu thuộc loại rừng nhiệt đới, hiện nay chủ yếu còn lại là rừng nghèo, tán cây thấp, rừng đang được khoanh nuôi tái sinh và rừng trồng chưa khép tán tập chung chủ yếu ở khu vực xã San Thàng và Nậm Loỏng có vai trò hết sức quan trọng trong việc đảm bảo ổn định khí hậu khu vực thành phố, điều tiết nguồn nước, phòng chống lũ lụt bảo vệ các công trình trọng điểm của tỉnh, của thành phố.

d. Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại, theo kết quả điều tra trên địa bàn thành phố không có các nguồn tài nguyên khoáng sản lớn và quý hiếm nào, mà chỉ có các điểm mỏ vật liệu xây dựng thông thường mà chủ yếu là đá làm vật liệu xây dựng với quy mô vừa và nhỏ nằm tại xã Nậm Loỏng, xã San Thàng và phường Đoàn Kết.

e. Tài nguyên nhân văn

Là thành phố của một tỉnh miền núi phía Bắc, trong những năm qua thành phố Lai Châu luôn giữ vững vai trò là trung tâm kinh tế - chính trị, văn hoá của tỉnh và được Nhà nước quan tâm đầu tư, xây dựng. Năm 2017, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước thực hiện Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ III, đời sống dân cư trên địa bàn tương đối ổn định; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của thành phố năm 2017 là 13,95% giảm 2,25% so với năm 2016 (16,2%).

Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số thành phố Lai Châu là 39.340 người với 10.389 hộ, 7 đơn vị hành chính (5 phường, 2 ), đời sống đồng bào dân tộc đang dần dần nâng cao, trình độ dân trí từng bước được nâng lên; cơ sở hạ tầng không ngừng được đầu tư xây dựng, nâng cấp diện mạo thành phố không ngừng đổi mới.

4.1.1.3. Thực trạng môi trường

Do được bao bọc bởi các dãy núi cao có thảm thực vật tương đối phong phú đã tạo cho thành phố Lai Châu khí hậu mát mẻ, phong cảnh đẹp, thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch nghỉ dưỡng, sinh thái, du lịch tham quan, văn hóa. + Thảm thực vật nguyên sinh hầu như đã vắng mặt và khó có thể phục hồi lại được do quá trình xây dựng thành phố từ năm 2004 đến nay, phổ biến nhất trong khu vực là thảm thực vật thứ sinh nhân tạo, gắn liền với canh tác của dân như lúa, ngô, khoai lang, vừng, lạc, các loại đậu, rau quả và các cây trồng khác, cây trồng lâu năm chủ yếu là cây chè.

+ Diện tích đất rừng trên địa bàn thành phố chủ yếu là rừng phòng hộ chiếm diện tích lớn tập chung ở xã San Thàng và Nậm Loỏng và chủ yếu là rừng thứ sinh hỗn giao, rừng trồng không nhiều và phát triển chậm, khả năng khoanh nuôi và tái sinh rừng của thành phố không nhiều triển vọng, ở các phường trên địa bàn thảm thực vật chiếm ưu thế là các cây bụi, dưới tầng cây bụi có các loại cỏ ưa ẩm mọc.

+ Môi trường không khí: tuy công nghiệp chưa phát triển, nhưng do là một khu đô thị mới, đang trong quá trình xây dựng hạ tầng đô thị nên chất lượng môi trường không khí đã bị ảnh hưởng, các chất gây ô nhiễm chủ yếu là CO, CO2, xăng, dầu và bụi, ngoài ra các yếu tố như tiếng ồn, phóng xạ cũng cần được quan tâm.

Từ những vấn đề nêu trên, trong những năm sắp tới, cùng với quá trình khai thác các nguồn tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng cuộc sống thì việc tái tạo cảnh quan, dự kiến trước các biện pháp để kịp thời ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục các vấn đề ô nhiễm, bảo vệ và phát triển bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái của thành phố là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)