Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 45 - 54)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu

4.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Laı

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

4.1.2.1. Khái quát thực trạng phát triển kinh tế, xã hội

Tổng kết tình hình thực hiện phát triển kinh tế xã hội giai đoạn năm 2010 - 2017 cho thấy nền kinh tế của thành phố vẫn duy trì được mức độ tăng trưởng cao, chất lượng tăng trưởng của một số ngành và lĩnh vực kinh tế - xã hội phát triển tương đối toàn diện và ổn định. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân giai đoạn 2010 - 2015 đạt 22,5%, trong đó lĩnh vực thương mại - dịch vụ

tăng bình quân 23,6%/năm; công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng 4%/năm; Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 30 triệu đồng/người/năm đến 2017 đạt 39,1 triệu đồng/người/năm.

Cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với xu thế chuyển đổi cơ cấu kinh tế chung của tỉnh, trong đó tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Cụ thể: Năm 2017 cơ cấu kinh tế của các ngành thương mại dịch vụ đạt 65,5%; công nghiệp xây dựng đạt 29,5%; nông lâm nghiệp là 5,0%.

Tổng thu ngân sách trên địa bàn thành phố giai đoạn 2011 - 2015 đạt 528,15 tỷ đồng; năm 2016 đạt 222,69 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 235,41 tỷ đồng. Giá trị hàng xuất khẩu địa phương đạt 2,80 triệu USD bằng 110,2% kế hoạch.

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế

a. Thương mại - dịch vụ, tín dụng ngân hàng

Thương mại - dịch vụ phát triển, chất lượng phục vụ từng bước được nâng lên; tổng doanh thu năm 2017 đạt gần 3.268,07 tỷ đồng, tăng bình quân 23,6%/năm. Hạ tầng dịch vụ thương mại, du lịch phát triển, và đi vào hoạt động ổn định, có hiệu quả. Trung tâm thương mại, hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng, nhà hàng, khách sạn, các điểm vui chơi giải trí được xây dựng đồng bộ và hạ tầng dịch vụ bưu chính, viễn thông được đầu tư xây dựng; dịch vụ vận tải phát triển cả về số lượng và chất lượng, hệ thống hạ tầng giao thông, bến xe khách được đầu tư đồng bộ và đưa vào sử dụng đảm bảo phục vụ tốt và ổn định cả hiện tại và tương lai.

Hệ thống các ngân hàng trên địa bàn triển khai thực hiện có hiệu quả các chính sách tín dụng theo quy định, góp phần tác động tích cực đến phát triển kinh tế của thành phố.

b. Công nghiệp - xây dựng

Các ngành sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển khá, đến nay trên địa bàn thành phố có 506 cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tập trung chủ yếu vào các ngành như khai thác vật liệu xây dựng, gia công cơ khí, sửa chữa, lắp ráp, chế biến lương thực, thực phẩm, chế biến chè.... Hiện nay sản phẩm chè khô của thành phố đã xuất khẩu ra các nước như Pakistan, Đài Loan, Nhật Bản ... đã có sức cạnh tranh và mang lại giá trị kinh tế cao. Các ngành nghề truyền thống địa phương bước đầu được khôi phục và phát

triển góp phần tạo việc làm, thu nhập cho người lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng năm 2017 đạt 1.470,25 tỷ đồng.

Đầu tư xây dựng: Công tác quản lý vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước, vốn trái phiếu Chính phủ đã thực hiện đảm bảo đúng quy định, khắc phục được tình trạng bố trí vốn phân tán, dàn trải. Sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; tập trung nguồn vốn cho các dự án, công trình cấp thiết về hạ tầng kỹ thuật và xã hội, chương trình mục tiêu quốc gia và xây dựng nông thôn mới.

c. Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

- Về trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2017 đạt trên 6.717,90 tấn đạt 102% kế hoạch, tổng diện tích gieo trồng năm 2017 đạt 2.535,12 ha. Trong đó diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt đạt 1.388,85 ha, sản lượng đạt 6.717,90 tấn; tăng 1.693,69 tấn so với năm 2010. Thâm canh diện tích chè, nâng cao năng suất sản lượng chè búp tươi cung cấp nguyên liệu chế biến chè khô cho xuất khẩu, diện tích chè hiện có 656,30 ha (trong đó trồng mới 53,20 ha). Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân trên một đơn vị diện tích của thành phố đạt 79,24 triệu đồng/ha/năm. Tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp đạt 226,83 tỷ đồng.

- Về chăn nuôi: Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, khuyến khích phát triển các hộ gia đình, cơ sở kinh doanh chăn nuôi theo quy mô trang trại với các vật nuôi truyền thống như ong mật, lợn, gà, bò, dê.... theo số liệu thống kê năm 2017 tổng đàn gia súc của thành phố ước đạt 35.009 con; tốc độ tăng trưởng đàn gia súc bình quân đạt 7,97%/năm.

- Thủy sản: Tiếp tục triển khai các chính sách hỗ trợ nuôi trồng và khai thác thủy sản, chuyển đổi diện tích canh tác kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản. áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật đưa những giống cá cho năng suất và giá trị kinh tế cao; hiện nay diện tích đất thủy sản đạt của thành phố là 115,60 ha tăng 41,8 ha so với năm 2010.

- Lâm nghiệp: Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phát triển rừng, theo số liệu thống kê năm 2017 diện tích rừng trên địa bàn thành phố là 2.587,6 ha, trong đó diện tích rừng do các hộ gia đình, cá nhân quản lý, bảo vệ và nhận tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng là 1.731,6 ha.

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

a. Dân số

Theo số liệu thống kê năm 2017, dân số trên địa bàn thành phố là 39.340 người với khoảng 10.389 hộ.

+ Dân số thành thị có 332.305 nhân khẩu, chiếm 82,11% so với dân số toàn thành phố.

+ Dân số nông thôn có 7.035 nhân khẩu, chiếm 17,89% so với dân số toàn thành phố.

+ Tổng dân số toàn thành phố được phân bố trên 7 đơn vị hành chính tuy nhiên có sự phân bố không đồng đều giữa các phường, xã.

+ Quy mô phân bố đô thị có sự chêch lệch giữa các phường: dân số tập tập trung lớn nhất trên địa bàn phường Tân phong (có 9.890 nhân khẩu, 3.526 hộ), thấp nhất phường Quyết Thắng (có 5.676 nhân khẩu, 1688 hộ).

+ Quy mô phân bố dân số ở 2 xã không đều nhau, xã nậm Loỏng là 1.832 người, trong khi đó xã San Thàng dân số 4.457 người.

Theo chuẩn nghèo mới, tính đến nay trên địa bàn thành phố có 119 hộ nghèo, tỷ lệ chiếm 1,15% so với tổng số hộ dân, hộ nghèo tập trung chủ yếu tại 2 xã Nậm Loỏng và San Thàng. ( Niên giám thồng kê thành phố Lai Châu, 2017)

b. Lao động và việc làm

Trong những năm qua, cùng với sự mở rộng, phát triển của mạng lưới thương mại - dịch vụ, nguồn lao động của thành phố tăng nhanh từ 8.291 người năm 2010 lên 25.795 người năm 2017, trong đó:

+ Lao động khu vực thành thị 20.260 người; + Lao động khu vực nông thôn 5.535người;

Số lao động đã qua đào tạo, tập huấn là 20.751 người. Tỷ lệ lao động được đào tạo so với tổng lao động có khả năng lao động chiếm 82,95%. Chi tiết hiện trạng lao động trên địa bàn thành phố thể hiện tại bảng 4.2.

Nhìn chung, nguồn lao động của thành phố tương đối dồi dào, là điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế xã hội, lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp; trong tương lai, để đáp ứng được nhu cầu lao động trong điều kiện khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển cần có hướng và đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động.

c. Thu nhập và mức sống

Trong những năm qua, nhờ phát triển kinh tế nên đời sống của đại bộ phận cư dân trên địa bàn thành phố từng bước được nâng lên rõ rệt, các tiện nghi sinh hoạt, điều kiện sống, văn hóa tinh thần...được cải thiện đáng kể, thu nhập bình quân đầu người giai đoạn 2015 đạt 36 triệu đồng/năm đến năm 2017 đạt 39,1 triệu đồng/người/năm; số hộ khá, giàu ngày càng nhiều; tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 1,15%.

Bảng 4.1. Hiện trạng lao động

TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017

1 Tổng số người trong độ tuổi LĐ Người 25.448 25.795

Tỷ lệ so với dân số % 67,4 65,6

2 Số lao động chia theo khu vực Người

2.1 Lao động thành thị Người 20.486 20.260

2.2 Lao động nông thôn Người 4.962 5.535

3 Số người trong độ tuổi có khả

năng LĐ Người 24.790 25.017

Nguồn: Niên giám thồng kê thành phố Lai Châu (2017)

4.1.2.4. Thực trạng phát triển đô thị và các khu dân cư nông thôn

a. Thực trạng phát triển đô thị

Thành phố Lai Châu là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hoá - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan đầu não của tỉnh, bao gồm 5 phường và 2 xã với quy mô diện tích 7.077,44 ha, trên phạm vi thành phố các cơ quan hành chính phân thành 3 cấp:

+ Các cơ quan cấp tỉnh gồm: Trụ sở Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh và các sở ban ngành của tỉnh đã được xây dựng mới tại khu hợp khối trung tâm hành chính chính trị tỉnh, gồm 7 tòa nhà, trong đó có 2 tòa nhà xây dựng 9 tầng, 05 tòa nhà xây dựng 7 tầng.

+ Các cơ quan của thành phố: Trụ sở Ủy ban nhân dân thành phố cùng cơ quan trực thuộc Ủy ban nhân dân thành phố hiện tại đang được đầu tư xây dựng;

công trình sử dụng.

+ Các cơ quan khác của tỉnh, thành phố như: điện lực, ngân hàng, chi cục thuế, kho bạc nhà nước, bảo hiểm, bưu điện phân bố ở dọc đường 58m và đường QL 4D.

Nhìn chung, đô thị thành phố Lai Châu đã phát triển mạnh mẽ cả về tốc độ, quy mô và đồng bộ; bộ mặt đô thị từng bước được khang trang với việc đầu tư có hệ thống các trụ sở, cơ quan nhà nước, phân khu phát triển kinh tế - xã hội; các công trình công cộng, điện chiếu sáng, bưu chính viễn thông, phát thanh truyền hình, chợ, công viên cây xanh... tạo nên một đô thị hiện đại, xanh - sạch - đẹp.

b. Thực trạng phát triển khu dân cư nông thôn

Do đặc điểm hình thành và lịch sử phát triển, là địa bàn có nhiều thành phần dân tộc sinh sống nên các khu dân cư ở thành phố Lai Châu được phát triển theo những hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào điều kiện và mức độ tập trung dân cư trong từng khu vực với các điểm dân cư truyền thống như thôn, bản (xã San Thàng, Nậm Loỏng), các khu dân cư thường phân bố tập trung theo các trục đường giao thông có dịch vụ thương mại, buôn bán nhỏ phát triển và sản xuất nông, lâm nghiệp.

Những năm qua, việc thực hiện các chương trình định canh định cư, chương trình xoá đói giảm nghèo, dự án xây dựng giao thông nông thôn, dự án phát triển các vùng chuyên canh rau, màu.... đã gắn việc sắp xếp, ổn định dân cư với đất đai sản xuất và xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng nông thôn, làm thay đổi dần bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, nhìn chung cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh; hệ thống giao thông, cấp nước còn hạn chế, các công trình như trường học, chợ, y tế, sân thể thao... còn chưa đồng bộ cần tiếp tục đầu tư xây dựng.

4.1.2.5. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng

a. Thực trạng phát triển giao thông * Giao thông đường bộ

Thành phố Lai Châu là đô thị mới được quy hoạch và đầu tư xây dựng đồng bộ, hệ thống giao thông được xây dựng khang trang sạch sẽ và hiện đại. Các tuyến giao thông chính được trải nhựa, các đường nhánh được trải nhựa hoặc

bê tông hoá có vỉa hè rộng, thông thoáng. Một số tuyến giao thông chính trên địa bàn thành phố như sau:

- Quốc lộ 4D: Là tuyến quốc lộ xuất phát từ Lai Châu (điểm giao với QL12) chạy tới Lào Cai; đây là tuyến đường trục quan trọng nhất trong quan hệ vùng và góp phần phát triển kinh tế thành phố Lai Châu, tổng chiều dài qua khu vực nghiên cứu của Quốc lộ 4D là 12,4 km, chiều rộng đường 16,5m đến 20,5m, mặt đường rộng từ 9m đến 10,5m, vỉa hè hai bên rộng từ 6m - đến 10m.

- Tỉnh Lộ 129: Là tuyến huyết mạch nối thành phố Lai Châu và huyện Sìn Hồ, tổng chiều dài qua khu vực nghiên cứu 14,3 km, từ km0 - km14+ 300 mặt đường rộng 8m, hè đường hai bên mỗi bên rộng 1 - 3m, từ km1+00 trở đi mặt đường rộng 6m (theo quy mô đường cấp IV miền núi); các tuyến đường nối trung tâm thành phố đến các xã lân cận có tổng chiều dài khoảng 28 km, có quy mô đường rộng nền đường 4 - 5m.

- Các tuyến đường nối trung tâm thành phố đến các xã có tổng chiều dài khoảng 28 km, có quy mô đường cấp III miền núi có chất lượng tốt, chiều rộng nền đường từ 4 - 5m.

* Hệ thống giao thông nội thị: Nhìn chung mạng lưới giao thông nội thị của thành phố tương đối hoàn thiện và có chất lượng tốt với tổng chiều dài đường giao thông toàn thành phố là 41,8 km.

* Các công trình giao thông khác: Cùng với sự phát triển của hệ thống giao thông đường bộ, bến xe của thành phố Lai Châu đã đáp ứng được nhu cầu vận tải trong thởi điểm hiện tại, tuy nhiên trong tương lai với tốc độ phát triển của thành phố, bến xe có quy mô hiện tại khó có thể đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, do vậy trong giai đoạn quy hoạch cần mở rộng hoặc xây mới quy mô bến xe.

b. Thực trạng phát triển thủy lợi, nước sinh hoạt

Các công trình thủy lợi trên địa bàn thành phố đã và đang được đầu tư xây dựng quy mô, hiện đại và tương đối đồng bộ đã đáp ứng được nhu cầu tưới, tiêu cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.

- Đối với hệ thống thủy lợi nội thành phố: Bao gồm một kênh dẫn nước chính chạy dọc thành phố bắt nguồn từ phường Đoàn Kết đến xã San Thàng và các tuyến nhánh được xây dựng theo các công trình giao thông và các khu dân cư

là một công trình hiện đại đã giải quyết cơ bản hiện tượng úng lụt cục bộ vào mùa mưa của thành phố.

- Hiện nay trên địa bàn khu vực hai xã San Thàng và Nậm Loỏng hệ thống thủy lợi phục vụ tưới, tiêu nước đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa hoàn chỉnh và có quy mô nhỏ lấy từ các mó nước, khe nước; trong kỳ quy hoạch cần tiếp tục đầu tư xây dựng đồng bộ.

- Nước sinh hoạt: Hiện tại đã đáp ứng cơ bản được nhu cầu của nhân dân trong khu vực nội thị, khu vực hai xã San Thàng và Nậm Loỏng hiện được đáp ứng một phần, phần còn lại nhân dân sử dụng nước tại các mó nước, khe nước và một phần nhỏ dùng nước ngầm.

c. Thực trạng phát triển năng lượng, bưu chính, viễn thông

Mạng lưới điện của thành phố được xây dựng tương đối quy mô và hiện đại, đến nay đã có 100% số xã, phường, 100% số thôn, bản, khu phố có điện, 100% số hộ được sử dụng điện lưới quốc gia.

+ Nguồn điện: Trạm 110 KV đóng tại xã San Thàng, đây là trạm cấp điện toàn tỉnh bằng tuyến đường dây 110KV Lào Cai - thành phố Lai Châu; Ngoài ra nguồn điện năng còn được hỗ trợ bởi đường dây 35KV từ trạm 110KV Lào Cai khi đường dây 110KV Lai Châu gặp sự cố.

+ Trạm phân phối: Các trạm biến áp phân phối 35/0,4kv trong thành phố dùng trạm đặt ngoài trời treo trên cột và trạm trệt, toàn thành phố có 62 trạm biến

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu 92011 2015) trong phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố lai châu, tỉnh lai châu (Trang 45 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)