Khái lƣợc về thiết chế chính trị triều Minh 2 1-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 29 - 34)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

1.2. Khái lƣợc về thiết chế chính trị triều Minh 2 1-

1.2.1. Quá trình ra đời và tồn tại của triều Minh

Vào giữa thế kỷ XIV, ở Trung Quốc xảy ra nhiều biến động, với nạn đói, bệnh dịch và các cuộc khởi nghĩa nông dân diễn ra khắp nơi. Một số nhóm ngƣời Hán nổi dậy, cuối cùng nhóm do Chu Nguyên Chƣơng lãnh đạo có lực lƣợng đông đảo và mạnh nhất đã giành thắng lợi, đánh bại nhà Nguyên. Tháng 1 năm 1368, Chu Nguyên Chƣơng xƣng đế tại Nam Kinh (tức Minh Thái Tổ), lấy niên hiệu Hồng Vũ, triều Minh đƣợc kiến lập. Sau đó, quân Minh tiến hành Bắc phạt và Tây chinh, trong cùng năm công chiếm Đại Đô (nay là Bắc Kinh), triều Nguyên triệt thoát khỏi Trung Nguyên, rút về phía Bắc (sử gọi là Bắc Nguyên). Năm 1387, nhà Minh thu phục Liêu Đông, đánh bại Ngạch Cáp Xuất. Cuối cùng, đến năm 1388, nhà Minh xâm nhập Mạc Bắc (phía Bắc sa mạc Gobi) tấn công và đánh bại Bắc Nguyên. Trung Quốc đến đây ổn định. Đầu thời kiến quốc, Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chƣơng) định đô tại phủ Ứng Thiên (nay là Nam Kinh), đến năm Vĩnh Lạc thứ 19 (1421), Minh Thành Tổ (Chu Đệ) mới dời đô đến phủ Thuận Thiên (nay là Bắc Kinh). [62:9-16 ]

Minh Thái Tổ đƣợc xem nhƣ là một trong các hoàng đế vĩ đại nhất trong lịch sử các vƣơng triều phong kiến Trung Hoa. Ông đã có rất nhiều công trạng to lớn với đất nƣớc. Các sử gia gọi thời kỳ cai trị của ông là Hồng Vũ chi trị ( ). Sau Hồng

Vũ chi trị thì Vĩnh Lạc thịnh thế thời Thành Tổ và Nhân Tuyên chi trị thời Nhân Tông và Minh Tông cũng là các thời kỳ hƣng thịnh của triều Minh.

Tuy nhiên, đến thời kỳ Anh Tông và Cảnh Thái Đế, trải qua Sự biến Thổ Mộc( )1, quốc lực giảm mạnh. Sau khi Thế Tông đăng cơ, phát sinh tranh chấp Đại lễ nghị 2, kéo dài trong 3 năm (1521-1524), giữa Hoàng đế và các đại thần

Dƣơng Đình Hòa, Mao Trừng, trở thành một trƣờng đấu tranh chính trị trong triều đình nhà Minh lúc đó. Kết quả, Minh Thế Tông dựa vào hoàng quyền hùng mạnh, giành đƣợc thắng lợi cuối cùng, những ngƣời phản đối đều bị trừng phạt. Năm 1566, Minh Thế Tông từ trần, Hoàng thái tử Chu Tái Hậu tức vị, tức Minh Mục Tông, lấy niên hiệu là Long Khánh. Từ đây, triều Minh bắt đầu bƣớc vào giai đoạn trung hƣng, trải qua hai thời kỳ Long Khánh tân chính ( ) Vạn Lịch trung hưng (1572-1582), quốc lực triều Minh đƣợc khôi phục. Tuy nhiên, đến giữa thời Minh Thần Tông (1563 –1620, hoàng đế dần lơ đãng triều chính, sử gọi giai đoạn này là Vạn Lịch đãi chính

, bắt đầu chính trị hỗn loạn thời vãn Minh. Từ trung kỳ về sau, ở Trung Quốc xảy

ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân. Năm 1644, Lý Tự Thành cùng những nông dân khác khởi nghĩa, đánh hạ Bắc Kinh, triều Minh sụp đổ. [76:363-404]

1 Là cuộc chiến xảy ra vào 1 tháng 9 năm 1449 tại biên giới Đại Minh, giữa quân đội nhà Minh và Mông Cổ. Trong trận chiến này, lực lƣợng nhà Minh vốn đông đảo hơn đã thất bại hoàn toàn. Với việc toàn quân bại trận, hoàng đế bị bắt sống. Sự biến Thổ Mộc bảo đƣợc coi là thất bại quân sự lớn nhất trong lịch sử nhà Minh và là bƣớc ngoặt đánh dấu sự thay đổi cán cân quyền lực ở biên giới phía Bắc Trung Quốc giữa nhà Minh và các bộ tộc gốc Mông Cổ.

2 Đại lễ nghị ( ) là một loạt những cuộc tranh luận về vấn đề phong hiệu dành cho thân sinh của Minh Thế Tông Gia Tĩnh Đế trong đại lễ tôn xƣng Hoàng khảo theo Tông pháp Hoàng tộc có nghĩa là cha của Hoàng đế đã qua đời.

1.2.2. Những đặc điểm chủ yếu của thiết chế chính trị triều Minh

Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Minh Thái Tổ đã tận dụng những lợi thế chính trị-kinh tế-văn hoá-xã hội sẵn có trong bối cảnh chính trị chung của khu vực Đông Á để xây dựng một mô hình nhà nƣớc mới – một thiết chế chính trị mới.

Về chính trị, Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ lấy việc Thừa tƣớng Hồ Duy Dung mƣu phản nên phế bỏ chức vụ Thừa tƣớng. Các hoàng đế nhà Minh sau này cũng không đặt lại chức vụ đó. Từ thời Tần, Hán trở đi, Trung Quốc đã hơn 1.600 năm áp dụng chế độ Tể tƣớng, đến đây bị phế bỏ. Từ đó, Lục bộ (Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công) trực tiếp do hoàng đế phụ trách, quyền của Thừa tƣớng và quyền về quân sự hợp làm một, hoàng đế triều Minh một mình nắm đại quyền. Thể chế chính trị của triều Minh cũng là chính thể chuyên chế hiếm thấy trong lịch sử thế giới, thi hành thể chế quốc gia mang tính chất “tam quyền phân lập”: quân quyền, quyền hành chính, quyền giám sát.[56: 11]

Về tổng thể, triều Minh mô phỏng và kế thừa cách phân chia hành chính của triều Nguyên. Khu hành chính địa phƣơng cấp một, nhà Minh đặt ba cơ quan: Bố chính ty (quản lý hành chính địa phƣơng), Án sát ty, và Đô ty (quản lý quân sự địa phƣơng), phân biệt quản lý hành chính, tƣ pháp và quân sự. Cách tổ chức chính quyền địa phƣơng nhƣ vậy là do nhà Minh rút kinh nghiệm từ những triều đại trƣớc, phòng ngừa việc tập trung quyền lực địa phƣơng. [64:51]

Trong thời kỳ Minh Thành Tổ (1360–1424), quân sự Trung Quốc hƣng thịnh, tầm ảnh hƣởng sâu rộng tới nhiều quốc gia Đông Á đƣơng thời, trong đó có Đại Việt. Nhờ kế thừa những thành tựu khoa học mà ngƣời Mông Cổ mang về từ khắp nơi trên thế giới, nhà Minh có một quân đội có thể nói là đông đảo và trang bị tốt nhất thế giới trong thế kỉ XIV-, XV. [62:33-49]

Về ngoại giao, Minh Thành Tổ thay đổi sách lƣợc bế quan tự thủ của Minh Thái Tổ, từ năm 1405 bắt đầu phái cử nhà hàng hải Trịnh Hòa xuống Tây Dƣơng, giao thiệp

trên khắp khu vực Đông Á, lập cả căn cứ tại Malacca, truyền bá uy quyền của các hoàng đế nhà Minh cũng nhƣ tăng cƣờng giao lƣu kinh tế chính trị giữa triều Minh và thế giới, thể hiện triều đại Vĩnh Lạc ở vào đỉnh cao thịnh vƣợng và có tính mở cửa. Quy mô của đội thuyền Trịnh Hoà vô cùng lớn mạnh, các triều đại Trung Quốc trƣớc đó chƣa từng có, đi xa nhất đến khu vực Somali tại Đông Phi, khuếch đại sức ảnh hƣởng của triều Minh đối với các quốc gia Đông Á và ven Ấn Độ Dƣơng. [76: 46-65 ]

Về kinh tế, ngoài sự phát triển thƣơng mại và giao thông xuyên biên giới nhƣ chúng tôi đã giới thiệu qua ở trên, trong nƣớc, Minh Thái Tổ rất ủng hộ việc thành lập các cộng đồng nông nghiệp tự túc. Những địa chủ phong kiến mới nổi cuối thời nhà Tống và trong thời nhà Nguyên bị tịch thu tài sản. Một lƣợng lớn đất đai bị triều đình sung công, chia lẻ và cho thuê; nô lệ tƣ nhân bị cấm. Vì vậy sau khi Minh Thành Tổ qua đời, các nông dân có sở hữu đất chiếm số đông trong nông nghiệp Trung Quốc. Nhìn chung, kinh tế thời Minh vẫn lấy phƣơng thức tiểu nông tự cấp tự túc làm chủ yếu. [53:154-165]

Về văn hoá-xã hội, từ năm 1403 đến năm 1408, Minh Thành Tổ cho biên soạn

Vĩnh Lạc đại điển ( ) với quy mô vô cùng đồ sộ. Công trình này gồm 22.877

quyển, ƣớc tính có hơn 370 triệu chữ. Vĩnh lạc đại điển đƣợc coilà bộ bách khoa toàn thƣ của Trung Quốc, cũng đƣợc coi là một trong những bộ bách khoa toàn thƣ đầu tiên trên thế giới và cho đến nay đây vẫn là một trong những tác phẩm đồ sộ nhất trong lĩnh vực này [51:01]. Về mặt xã hội, một đặc điểm nổi bật đó là nếu nhƣ dƣới thời Nguyên, tầng lớp Nho sĩ Khổng giáo bị khống chế, kìm hãm trong gần một thế kỷ thì đến thời Minh Thái Tổ một lần nữa lại chiếm đƣợc vai trò chủ chốt trong việc điều hành đế quốc. Đây cũng là một trong những lý do vì sao các vị vua của vƣơng triều Lê Sơ rất coi trọng Nho giáo. Chính vì tầm ảnh hƣởng từ việc chủ trƣơng Nho học của triều Minh đã tạo ra ảnh hƣởng rất lớn đối với tất cả các quốc gia Đông Á đƣơng thời, trong đó có Việt Nam.

Những đặc trƣng khái quát về kinh tế - chính trị - văn hoá - xã hội của triều Minh trên đây sẽ giúp chúng ta hiểu đƣợc tổng thể tình hình xã hội Trung Quốc đƣơng thời cũng nhƣ hiểu đƣợc vì sao các vƣơng triều Lê Sơ lại chịu ảnh hƣởng nhiều mặt từ các chính sách, chiến lƣợc phát triển quốc gia của triều Minh Trung Quốc đến nhƣ vậy.

1.2.3. Ảnh hưởng của thiết chế chính trị triều Minh tới các nước trong khu vực

Sự hình thành và phát triển cƣờng thịnh của triều Minh cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV đã là cơ sở quan trọng để Trung Quốc không chỉ tiến hành cuộc đấu tranh chống ngƣời Mông Cổ ở phía Bắc mà còn khiến cho triều Minh có đủ điều kiện, khả năng để mở rộng ảnh hƣởng và các mối quan hệ với Triều Tiên, Hàn Quốc, Nhật Bản và các quốc gia khác ở Đông Nam Á đƣơng thời, trong đó có Việt Nam. Chính trên cơ sở đó, từ những năm 1371 (khi Hồng Vũ lần đầu tiên gửi sứ giả tới các nƣớc láng giềng) cho tới cuối thế kỷ XV, phần lớn các quốc gia ở Đông Á đã thiết lập mối bang giao với triều Minh, tạo ra mối liên hệ thƣờng xuyên về kinh tế, chính trị và ngoại giao giữa các nƣớc với Trung Quốc.

Mối bang giao giữa triều Minh với các quốc gia Đông Á trong khoảng cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV đƣợc xây dựng dựa trên nhiều khuôn mẫu truyền thống trong quan hệ Trung Quốc với các láng giềng trong lịch sử. Thêm vào đó, Trung Hoa từ lâu đã đƣợc biết đến là một trong những cái nôi của nền văn minh thế giới, là trung tâm của cả vùng Đông Á đƣơng thời, giữ vị trí quan trọng nhất trong các mối quan hệ kinh tế, thƣơng mại và có có sức mạnh quân sự và ảnh hƣởng mạnh mẽ về mặt văn hóa tới các quốc gia xung quanh.

Trong khoảng nửa cuối thế kỷ XIV - đầu thế kỷ XV, xu hƣớng chủ yếu của triều Minh trong mối quan hệ với các quốc gia láng giềng thể hiện chủ yếu ở việc thiết lập mối bang giao tƣơng đối hòa bình với các nƣớc ở phía Đông và ở phƣơng Nam.

Cùng với những ảnh hƣởng về thƣơng mại, quân sự thì dựa trên những nền tảng của các hệ tƣ tƣởng văn hoá quan trọng, điển hình là hệ tƣ tƣởng Nho giáo (Khổng giáo) kéo dài hơn 2000 năm, triều Minh đã thiết lập chế độ triều cống giữa Trung Quốc với

các quốc gia láng giềng. Những hoạt động ban bố chiếu thƣ, ban tặng phẩm, hoặc hỏi thăm, tham dự lễ tiết và ban sắc phong từ thời Minh Thái Tổ đƣợc diễn ra khá đều đặn. Ngƣợc lại, chính quyền các nƣớc Đông Á và Đông Nam Á cũng thƣờng xuyên gửi các sứ đoàn tới Trung Quốc để triều cống, tạ lễ, dự khánh tiết... Do đó, từ nửa cuổi thế kỷ XIV đã hình thành nên một hệ thống triều cống và sắc phong giữa các nƣớc Đông Á với vƣơng triều Minh ở Trung Quốc đƣơng thời. Ngoài ra, trong các chuyến đi của Trịnh Hòa tới nhiều vùng đất mới, xuống cả vùng biển Đông Nam Á và Nam Á đã góp phần tạo ra nhiều ảnh hƣởng của triều Minh tới các quốc gia trong khu vực. Những chuyến đi này một mặt là phƣơng thức để Trung Quốc thiết lập quan hệ với các nƣớc, nhƣng mặt khác cũng cho thấy sự mở rộng những ảnh hƣởng của triều Minh xuống phƣơng Nam, cả trên phƣơng diện kinh tế, thƣơng mại, văn hóa và chính trị.

Từ những khái quát ở trên, có thể thấy đƣợc rằng ở khu vực Đông Á thế kỷ XV, thiết chế chính trị triều Minh đƣợc coi là mô hình tiêu biểu, tiên tiến nhất, là một thiết chế trung ƣơng tập quyền khá hoàn chỉnh trong lịch sử Trung Quốc thời kỳ trung đại. Nhà Minh đã xây dựng thiết chế trung ƣơng với mức độ tập quyền cao, hệ thống pháp luật tƣơng đối hoàn chỉnh, trở thành một trong những triều đại cƣờng thịnh nhất trong lịch sử Trung Hoa. Trong suốt 276 năm (1368-1644) của triều đại này, Trung Quốc phát triển hƣng thịnh trên mọi lĩnh vực, là cƣờng quốc có cƣơng vực lãnh thổ và hệ thống chƣ hầu rộng lớn thuộc loại bậc nhất thế giới đƣơng thời 3 [ 71:16 ]. Với sức ảnh hƣởng rộng rãi các giá trị văn minh cũng nhƣ lan toả ảnh hƣởng chính trị-kinh tế, thiết chế Trung Hoa trở thành mô hình phát triển chung của cả khu vực. [03:73]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)