Cách thức và quy định ban phong chức tước triều Lê Sơ 70-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 78 - 79)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

3.2. Chế độ ban phong chức tƣớc, phẩm trật 70-

3.2.1. Cách thức và quy định ban phong chức tước triều Lê Sơ 70-

Nhà Lê Sơ rất coi trọng yếu tố “hoàng tộc”. Việc phong tƣớc đƣợc dựa trên quan hệ huyết thống, theo nguyên tắc huyết thống càng gần thì tƣớc càng cao. Đặc biệt, đến giai đoạn trị vì của Lê Thánh Tông, lệ phong tƣớc cho ngƣời hoàng tộc còn đƣợc áp dụng cho tất cả những đối tƣợng trực hệ bậc dƣới nhƣ Hoàng tử, Thế tử, Hoàng thái tử, Hoàng thái tôn… Điển hình là sự kiện ngày 26 tháng 9 năm Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông ban hành hiệu định Hoàng triều quan chế. Quan chế bắt đầu từ các tƣớc của những ngƣời thuộc tông phái nhà vua, bao gồm: Thân vƣơng, Tự thân vƣơng, tƣớc Công, tƣớc Hầu, tƣớc Bá, tƣớc Tử và tƣớc Nam; sau đó mới đến quy định phong tƣớc cho các công thần, gồm: tƣớc Quốc công, tƣớc Quận Công và tƣớc Hầu, tƣớc Bá. [42:665]

Việc ban phong chức tƣớc và phẩm trật chính là nhằm đảm bảo những quyền lợi về tinh thần và vật chất cho ngƣời làm quan. Xét theo quan chế đời Hồng Đức: tƣớc Vƣơng, tƣớc Công, tƣớc Hầu, tƣớc Bá đều đứng trên hàng chánh nhất phẩm, tƣớc Tử ngang hàng với chánh nhất phẩm và tƣớc Nam ngang hàng với tòng nhất phẩm. Đến năm Hồng Đức thứ 2 (1471), vua Lê Thánh Tông đã ấn định về quy chế phong các tƣớc cho các ngƣời trong hoàng tộc và các bầy tôi có công. [20:138 ]

Ngoài những ngƣời có công đƣợc ban phong quan tƣớc và bổng lộc, cũng có những đối tƣợng đƣợc phong tƣớc hiệu nhƣng không đƣợc ban chức và hƣởng bổng lộc, bao gồm: [20:124]

- Những ngƣời là bậc trên (nhƣ ông, bà, cha, mẹ...) của các quan lại có công hay là thân thích của vua. Nghĩa là những ngƣời bậc trên theo trực hệ của đƣơng sự. Những ngƣời này sẽ đƣợc gia phong quan tƣớc theo Lệ truy phong.

- Những ngƣời là bậc dƣới (nhƣ con, cháu...) của các quan lại có công hay của thân thích của vua. Những ngƣời này sẽ đƣợc gia phong quan tƣớc theo Lệ ấm phong.

Ngoài ra, những ngƣời này còn đƣợc hƣởng thêm lệ ấm sung, nghĩa là nếu phù hợp điều kiện thì có thể đƣợc làm quan (xem thêm 3.1.1).

- Những ngƣời đã nộp thóc, tiền vào công quỹ (có đóng góp cho nhà nƣớc) thì cũng đƣợc gia phong quan tƣớc.

Ngoài việc phong tƣớc thì vua Lê Thánh Tông còn có quy định khá cụ thể về việc ban hàm Tản chức (hay Tản quan) dành cho các quan văn và quan võ; Thông tư, tức là xem xét tƣ cách và kinh lịch, hay kinh nghiệm của quan lại. Tất cả các quan chức văn võ tại chức, văn võ tản quan, vệ quan (chức quan bảo vệ kinh thành), huân quan thì đều có Quan tư. [42:666]

Tóm lại, dƣới thời Lê Sơ, quý tộc và quan lại đƣợc hƣởng các mức độ đặc quyền khác nhau, đƣợc bắt nguồn từ các vị trí của họ trong bộ máy chính quyền. Những đặc quyền này đƣợc sự bảo trợ của Nhà nƣớc, cụ thể đƣợc quy định trong Quốc triều hình luật đã tạo ra một đặc quyền pháp lý với quý tộc đƣợc phong tƣớc mà kể cả khi phạm pháp (trừ nhóm tội “thập ác”), họ cũng rất khó bị trừng phạt bởi pháp luật đƣơng thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)