So sánh với chế độ ban phong chức tước, phẩm trật triều Minh 72-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 80 - 84)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

3.2. Chế độ ban phong chức tƣớc, phẩm trật 70-

3.2.3. So sánh với chế độ ban phong chức tước, phẩm trật triều Minh 72-

Việc ban phong chức tƣớc kèm theo các quy định về phẩm trật của triều Lê Sơ về cơ bản cũng mô phỏng có chọn lọc từ các vƣơng triều Trung Hoa, đặc biệt là triều Minh. Vì vậy, chế độ ban phong chức tƣớc, phẩm trật của triều Lê Sơ với triều Minh giống nhau ở rất nhiều hạng mục và nội dung. Ví dụ nhƣ ở thời Minh, ngoài các tôn thất ra thì các văn quan, võ quan cũng đƣợc phong các tƣớc Công, Hầu, Bá (ba cấp). Triều Minh cũng có chế độ phẩm trật với các chức tản quan cho văn giai, võ giai tƣơng ứng nhƣ triều Lê Sơ, các tản quan này cũng đều có hàm chánh và tòng...

Có thể thấy rằng, tƣớc vị, phẩm trật là tiêu chí để phân biệt đẳng cấp, thế thứ giữa nhóm hoàng thân quốc thích và giữa nhóm bề tôi quan lại với nhau. Nhìn vào chức tƣớc, phẩm trật của một ngƣời thì có thể thấy đƣợc địa vị của ngƣời đó trong hệ thống triều đình. Ở cả triều Lê Sơ và triều Minh đều khá coi trọng việc xây dựng các quy định đãi ngộ này. Không chỉ giống nhau về phân cấp, về thứ tự phẩm trật mà thậm chí, một số quy định riêng, đƣợc thiết kế cho một nhóm riêng, cũng khá giống nhau. Ví dụ điển hình nhất có thể kể đến nhƣ những quy định về “đặc quyền, đặc ân” đối với tầng lớp quý tộc trong triều đình. Quý tộc có tƣớc vị có thể không tham gia vào bộ máy chính trị (không có chức) nhƣng vẫn đƣợc hƣởng những đặc ân lớn lao cả về vật chất lẫn danh vọng. Ở triều Lê Sơ, tầng lớp hoàng tộc ngoài tƣớc hiệu còn đƣợc hƣởng “đặc quyền pháp luật”, trong khi ở nhà Minh, trong một nghiên cứu về tƣớc chế, tác giả Cao Xun còn cung cấp thông tin về sự xuất hiện của “lệnh bài miễn tử” [46:46-52]. Điều đó cho thấy, trong một số trƣờng hợp, quan lại, quý tộc nhà Lê Sơ và nhà Minh còn đứng trên cả pháp luật.

Tuy nhiên, đặc quyền pháp luật của quý tộc đƣợc phong tƣớc không tuyệt đối, nó không có hiệu lực trong một số trƣờng hợp nhất định. Đặc biệt là khi phạm vào tội “thập ác” (10 tội ác)12

thì ai cũng phải chịu hình phạt. Ví dụ nhƣ trong Lê triều quan chế quy định: “Những ngƣời mà ông bà đã phạm vào tội thuộc mƣời điều ác hay gian phi nhƣ trộm cắp hoặc đến khi có lệ phong tặng mà lấy vợ chính không theo đúng lễ hoặc có quan hệ dính líu với bọn tỳ thiếp ngông cuồng thì đều không đƣợc phong tặng.” Tức là đƣờng quan lộ của những ngƣời này sẽ chấm dứt nếu ông cha họ phạm tội. Đối chiếu với nhà Minh, nhà Đƣờng và các triều đại phong kiến Trung Hoa khác thì cũng có thể thấy rất rõ quy định này. Theo quy định của luật pháp Trung Hoa, những ngƣời phạm phải một trong các tội này bị trừng phạt nghiêm khắc hơn so với luật lệ nhà Lê Sơ rất nhiều. Ví dụ nhƣ các triều đại Đƣờng, Tống, Minh đều quy định với ngƣời phạm

phải tội “Thập ác” là: ―Tội chết không thể xin, không thể giảm nhẹ, sau khi vào ngục, gặp dịp đại xá cũng không được hưởng ân xá.‖ [24:448]

Có thể khẳng định rằng các chế độ ban phong chức tƣớc và quy định về thứ tự, phẩm trật của triều Lê Sơ với triều Minh là rất giống nhau, cơ cấu của phẩm hàm hầu nhƣ không có khác biệt: Đều chia thành 9 phẩm, có hàm chánh và tòng tƣơng ứng.

Tuy nhiên, cũng có những khác biệt nhất định về mặt số lƣợng, cơ cấu các chức quan trong quan chế của hai triều, thể hiện trong bảng dƣới đây:

STT Phẩm quan

Chức quan triều Lê Sơ Chức quan triều Minh

Tổng Trong đó Tổng Trong đó

Quan văn Quan võ Quan văn Quan võ

1. Nhất phẩm 9 6 3 18 14 4 2. Nhị phẩm 17 7 10 12 9 3 3. Tam phẩm 19 10 9 21 15 6 4. Tứ phẩm 21 9 12 21 17 4 5. Ngũ phẩm 33 15 18 44 34 10 6. Lục phẩm 41 20 21 59 50 9 7. Thất phẩm 36 26 10 49 49 0 8. Bát phẩm 53 49 4 53 53 0 9. Cửu phẩm 62 61 1 58 58 0 Cộng 291 203 88 335 299 36 Tỷ lệ (%) 100% 69.8% 30.2% 100% 89.3% 10.7%

Bảng 3.2. So sánh số lượng chức quan triều Lê Sơ với triều Minh13

13 Ngƣời viết luận tổng hợp trên cơ sở các bảng thống kê từ các tài liệu tham khảo đã dẫn, chủ yếu tổng hợp từ Phạm Đức Anh, Mô hình tổ chức nhà nước Việt Nam thế kỷ 10-19, sđd, tr.222-223.

Qua tổng hợp số liệu trên đây có thể rút ra một số nhận xét sau:

- Tổng số chức quan có phẩm hàm từ chánh nhất phẩm đến tòng cửu phẩm của triều Lê Sơ gồm 291 chức danh (quan hiệu). Con số này gần tƣơng đƣơng với nhà Minh (335).

- Các chức quan triều Lê Sơ và triều Minh giống nhau về mặt cấu trúc (ví dụ nhƣ cũng đều chia thành quan văn, quan võ…) và phẩm hàm tƣơng ứng (đều gồm cửu phẩm, có chánh và tòng).

- Số lƣợng chức quan văn ở cả hai triều Lê Sơ và Minh đều chiếm số lƣợng lớn hơn rất nhiều so với quan võ. Ở triều Lê Sơ, tỷ lệ quan văn/quan võ là 69.8%/30.2%, trong khi triều Minh sự chênh lệch này còn lớn hơn rất nhiều (89.3%/10.7%).

- Tuy nhiên, việc phân bố các chức quan theo từng phẩm hàm lại có sự khác nhau rõ rệt. Ví dụ nhƣ số quan Nhất phẩm của triều Minh nhiều hơn của triều Lê Sơ; trong khi số quan võ ở hàng thất phẩm, bát phẩm, cửu phẩm của triều Minh lại không có.

Trong mối so sánh về mặt quy mô với triều Minh hoặc các triều đại Trung Hoa khác có thể dễ dàng nhận thấy rằng, bộ máy chính quyền của Việt Nam luôn gọn nhẹ và giản lƣợc hơn. Tác giả Phạm Đức Anh đã nhận định rằng xét về tổng thể, tổ chức chính quyền triều Lê Sơ vay mƣợn khuôn mẫu từ nhà Minh, nhƣng các bộ phận không bao giờ đƣợc lấp đầy và thƣờng bỏ đi những bộ phận không cần thiết. Cơ cấu quan lại triều Minh đƣợc thiết lập ở cả trung ƣơng (Bắc Kinh) và chi nhánh ở Nam Kinh, tức là các chức đều gấp đôi về mặt số lƣợng. Nhƣ vậy có thể thấy, nếu so sánh về mặt số lƣợng, thì điểm khác nhau lớn nhất trong hệ thống quan lại triều Lê Sơ với triều Minh là ở chỗ số lƣợng quan lại của triều Minh lớn hơn số lƣợng quan lại triều Lê Sơ rất nhiều. Điều này cũng là phù hợp bởi những khác nhau về mặt diện tích lãnh thổ cũng nhƣ quy mô dân số đƣơng thời (Trung Quốc có diện tích và số dân lớn hơn Việt Nam rất nhiều nên bắt buộc phải tổ chức nhƣ vậy thì những ngƣời quản lý nhà nƣớc mới có thể làm tốt nhiệm vụ của mình). [03:228]

Sự khác nhau này còn có thể thấy trong cả những việc nhỏ, chi tiết hơn nhƣ việc ban cấp. Tuy về khung là giống nhau, nhƣng những quy định chi tiết, cụ thể lại có sự khác nhau giữa triều Lê Sơ với triều Minh. Điển hình có thể kể đến nhƣ dƣới thời Lê Sơ, triều đình không những ban cấp cho số quan lại có công, mà còn thưởng tước 1

tƣ cho cả ngƣời dân thƣờng (bách tính). Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, đây có lẽ đƣợc coi là điều hoàn toàn khác biệt về chế độ phong tƣớc của các vị vua triều Lê Sơ nói riêng và các triều đại Việt Nam khác nói chung so với các hoàng đế Trung Hoa, trong đó có các hoàng đế Minh triều. Quan chế Trung Hoa thời Minh có quy định: “Bạch đinh và vệ sĩ thuộc hàng không có tƣ”, tức là nếu không phải hàng ngũ quan lại thì sẽ không bao giờ đƣợc ban cấp này nhƣ các vị vua triều Lê Sơ vẫn thƣờng làm với dân chúng khi đất nƣớc có việc mừng vui. Những ngƣời dân khi đƣợc triều đình thƣởng 1 tư này thì họ sẽ thoát khỏi thân phận “bạch đinh” và vào trật Tòng cửu phẩm (1 tư).[42:670] Phải chăng đây cũng là một cách mà triều đình Lê Sơ muốn khuyến khích ngƣời dân làm điều thiện, tin tƣởng vào sự anh minh của ngƣời đứng đầu đất nƣớc, trung thành với vƣơng triều. Chúng tôi cho rằng biện pháp này còn thể hiện sự nhân hậu và sáng suốt trong cách quản lý bộ máy hành chính của các vị vua triều Lê Sơ. Trong khi với các hoàng đế Trung Hoa, do vì quá nhấn mạnh và phân biệt đẳng cấp, dòng tộc nên đã không thực hiện chính sách này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)