Khái quát về cách thức, mô hình tổ chức các cấp chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 59 - 61)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

2.2. Tổ chức chính quyền địa phƣơng 51-

2.2.1. Khái quát về cách thức, mô hình tổ chức các cấp chính quyền địa phương

phương triều Lê Sơ

Cơ cấu quyền lực với ba bộ phận hành chính, quân sự và giám sát cũng đƣợc áp dụng trong cách thức tổ chức chính quyền địa phƣơng. Có thể khái quát cơ cấu tổ chức chính quyền địa phƣơng triều Lê Sơ nhƣ sơ đồ dƣới đây:

Sơ đồ 3 – Cơ cấu tổ chức chính quyền địa phương triều Lê Sơ

(Từ thời Lê Thánh Tông)7

Năm 1466, vua Lê Thánh Tông đã chia Đại Việt làm 12 Thừa tuyên: Hải Dƣơng, Sơn Nam, Sơn Tây, Kinh Bắc, An Bang, Tuyên Quang, Hƣng Hóa, Lạng Sơn, Ninh Sóc, Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa. Năm 1469, triều đình “định bản đồ trong cả nƣớc, quy định rõ các khu vực hành chính thuộc 12 đạo thừa tuyên”. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông cho đặt thêm đạo thừa tuyên Quảng Nam gồm 3 phủ, 9 huyện. Nhƣ vậy, Đại Việt sau năm 1471 gồm 13 thừa tuyên [08:411.] Ở mỗi Thừa tuyên, nhà Lê thiết đặt ba cơ quan độc lập cùng cấp và phân quyền phụ trách, gọi là Tam ty, gồm:

Thừa tuyên bố chính sứ ty (gọi tắt là Thừa ty) phụ trách các công việc hành chính, dân sự; Đô tổng binh sứ ty (gọi tắt là Đô ty) phụ trách quân đội và Thanh hình hiến sát sứ ty (gọi tắt là Hiến ty) phụ trách các công việc về giám sát và tƣ pháp (pháp luật). Đến đây, cấp chính quyền cao nhất ở mỗi địa phƣơng đã đƣợc thống nhất cả về tên gọi cũng nhƣ cách thức tổ chức. Cũng tƣơng tự nhƣ trong cách thức tổ chức bộ máy trung ƣơng, có thể thấy rằng vua Lê Thánh Tông không đặt riêng chức đứng đầu thừa tuyên là để nhằm hạn chế hiện tƣợng “cực quyền” cũng nhƣ để tăng cƣờng kiểm soát và chỉ đạo từ xa. Tất nhiên, đứng đầu mỗi ty này nhà vua đều cử các quan trong triều đình quản lý và chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp trƣớc nhà vua.

Dƣới đạo thừa tuyên, nhà Lê Sơ thống nhất đổi đặt thành Phủ, đứng đầu là Tri phủ. Mỗi phủ bao gồm một số huyện ở đồng bằng, đứng đầu là Tri huyện hoặc châu ở miền núi, đứng đầu là Tri châu. Đơn vị hành chính cấp cơ sở phổ biến là (ở kinh thành là phƣờng còn ở miền núi là trang, sách hoặc động). [03:88]

Có thể thấy rằng, các triều vua trƣớc thời Lê Sơ mặc dù áp dụng các chính sách tập quyền thân dân, gần gũi với dân, tuy nhiên nhìn chung lại không thể hiệu quả bằng mô hình tập quyền quan liêu mà nhà Lê Sơ, đặc biệt là thời vua Lê Thánh Tông trong việc quản lý chặt chẽ các cấp chính quyền địa phƣơng. Với cách thức tổ chức bộ máy chính quyền chặt chẽ nhƣ trên, có thể thấy chính quyền trung ƣơng đã kiểm soát và chi phối mạnh mẽ các địa phƣơng trên mọi phƣơng diện, từ tổ chức hành chính đến quản lý quân điền, phong tục, tập quán... Đồng thời, sự quản lý chặt chẽ này cũng cho thấy sự quan tâm của trung ƣơng tới từng cấp, đơn vị của địa phƣơng. Chính vì vậy mà chỉ có ở thời Lê Thánh Tông, ông mới lập hẳn các cơ quan chuyên trách về nông nghiệp ở trung ƣơng để quản lý mọi công việc liên quan đến nông nghiệp trong cả nƣớc. Việc này đã đặt nền móng cho tất cả các triều vua đời sau vì trƣớc đó chƣa có tiền lệ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)