So sánh chế độ lƣơng bổng giữa triều Lê Sơ với triều Minh 7 6-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 84 - 88)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

3.3. So sánh chế độ lƣơng bổng giữa triều Lê Sơ với triều Minh 7 6-

Ngoài quyền lực chính trị và địa vị xã hội có từ chức tƣớc, quan lại các cấp thời quân chủ ở Trung Hoa và Đại Việt còn đƣợc hƣởng những quyền lợi vật chất và tinh thần thông qua chế độ bổng lộc, ban cấp ruộng đất, hƣu trí...

Thời Lê Sơ, các vị vua đều đã ý thức đƣợc cần phải xây dựng một chế độ đãi ngộ hợp lý để vừa thu hút, vừa có thể phát huy tối đa hệ thống quan lại phục vụ cho đất nƣớc. Ngay từ thời vua Lê Thái Tổ, ông đã ra lệnh chỉ cho các đại thần bàn định số ruộng cấp cho quan lại, quân nhân và dân chúng. Tuy nhiên, việc ban cấp này lúc đầu chỉ mang ý nghĩa thƣởng công và chƣa có quy định cụ thể. Phải đến thời Lê Thánh

Tông, chế độ lƣơng bổng của quan lại mới đƣợc quy định chi tiết. Về tổng thể, chế độ lƣơng bổng triều đình Lê Sơ trả cho quan lại bằng hai hình thức chủ yếu là đất đai và tiền lƣơng [42:765]

Năm 1477, vua Lê Thánh Tông ban hành chế độ bổng lộc cho quý tộc và quan lại các cấp, bao gồm: Tiền cấp hàng năm (Tuế bổng), tiền thu thuế một số hộ (thực hộ),

đất ở và một số ruộng đất các loại gọi là lộc điền.

Trong các chính sách ban cấp này, chế độ lộc điền có nhiều điểm đáng chú ý. Theo đó, vua Lê Thánh Tông phân chia rất rõ thành các loại ruộng đất ban cấp: Thế nghiệp điền (ruộng thế nghiệp), Tứ điền (ruộng ân tứ), Tự điền (ruộng tế tự) và bãi dâu. Ông cũng xây dựng một hệ thống phẩm cấp rõ ràng, từ tầng lớp quý tộc, quan lại cao cấp đến phụ nữ quý tộc – Nữ quan, quy định cấp bậc nào thì đƣợc hƣởng chế độ lộc điền tƣơng ứng. [42:766]

Cũng năm này, vua Lê Thánh Tông cũng quy định về lệ cấp đất ở, vƣờn ao (thổ trạch viên trì) cho những quan lại có công đƣợc phong tƣớc Ngũ đẳng, cùng quan văn, quan võ từ Nhất phẩm đến Cửu phẩm, ai ở trong kinh đô thì đều đƣợc cấp thổ trạch và vƣờn ao [42:766].

Chế độ tiền lƣơng cho các quan trong Kinh và ngoài các xứ thừa tuyên đƣợc định rõ: viên quan nào kiêm chức ngang với phẩm mình thì bổng đƣợc cấp theo hạng nhiều việc; viên nào chức thấp mà kiêm chức cao thì tính từ chức kiêm ấy, mà lui xuống đến phẩm trật mình, tuỳ theo hạng nhiều việc hay ít việc mà định cấp, viên nào chức cao mà hành chức thấp, thì tính từ chức hành ấy mà tiến lên phẩm trật của mình; tuỳ theo nhiều việc hay ít việc mà định cấp. [20:146; 41:770]

Nét độc đáo trong chế độ lƣơng bổng của triều Lê Sơ là trả cho các quan lại rất cao, có khoảng cách rất lớn giữa các bậc lƣơng (tăng dần theo tƣớc phẩm) và tất cả đều đƣợc quy định minh bạch, công khai. Coi là cao, bởi theo quy đổi và tính toán thì ngay cả một viên thƣ lại phẩm cấp thấp, lƣơng bổng của anh ta cũng đủ nuôi sống bản thân và gia đình ở mức tối thiểu. Lƣơng bổng cao thể hiện chính sách trọng đãi quan lại của

nhà nƣớc để họ yên tâm công tác, góp phần làm trong sạch đội ngũ quan lại và hạn chế tối đa tiêu cực. [03:98] Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến cho triều Lê Sơ đạt đƣợc “quốc thái dân an”.

So sánh với chế độ lƣơng bổng của triều Minh, bên cạnh những điểm giống nhau về mô hình, cách thức và các hình thức ban cấp bổng lộc (ví dụ nhƣ cả triều Lê Sơ và triều Minh đều ban cấp bổng lộc theo chế độ lộc điền, ban cấp bằng ruộng đất, bằng tiền... theo thức bậc cao thấp), chúng ta cũng nhận thấy những điểm khác biệt nhất định. Chẳng hạn nhƣ ở triều Lê Sơ không có việc ban cấp bổng lộc bằng Vật thực, tức là gạo (thóc), còn ở triều Minh thì bên cạnh cấp tiền thì gạo cũng đƣợc coi là một trong những bổng lộc chính cấp cho các quan lại đang tại chức. Đây cũng là một trong những hình thức ban cấp bổng lộc phổ biến của các triều đình phong kiến Trung Hoa đối với quan lại bề tôi của mình, bên cạnh ruộng đất và lƣơng tiền.

Trong Minh Thái Tổ thực lục (Quyển 60, quyển 130, quyển 185) đều có ghi chép chi tiết quy định về từng phẩm quan (phân theo chánh, tòng nhƣ triều Lê Sơ) và số lƣợng gạo, tiền đƣợc cấp theo tháng Nguyệt mễ - hoặc theo năm (Tuế mễ -

). Năm Hồng Vũ thứ 20 (1387), Minh Thái Tổ lệnh cho bộ Hộ định lại chế độ lƣơng bổng hàng tháng cho các quan, trong đó đơn vị để đo dung tích gạo chỉ đƣợc dùng là

thạch hoặc đấu14

, thay cho đơn vị đấu thăng trƣớc đó, còn đơn vị tính của tiền là quan.

Theo phân tích thì trƣớc đó, bổng lộc của triều Minh với hệ thống quan lại là không cao, có lẽ vì số lƣợng quan lại quá đồ sộ. Đây là điểm khác biệt quan trọng so với triều Lê Sơ. Tuy nhiên theo thời gian, các vị vua triều Minh đã dần cải tổ theo hƣớng lƣơng bổng cấp cho quan lại ngày càng đƣợc nâng cao và có khoảng cách lớn giữa các chức tƣớc, phẩm hàm. Chẳng hạn nhƣ giữa chế độ lƣơng bổng của năm Hồng Võ thứ 13

14 Theo các tài liệu sử thì 1 thạch gạo tƣơng đƣơng với số gạo một ngƣời tiêu thụ trong 1 năm, còn 1 đấu là lƣợng gạo 1 ngƣời tiêu thụ trong 1 ngày. Tính ra thì 1 thạch gạo nặng khoảng 150 kg.

(1380) so với năm Hồng Võ năm thứ 4 (1371), theo thống kê, bình quân mức lƣơng bổng của quan lại đã đƣợc tăng gần gấp đôi [72: 60, 30,185].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)