So sánh về cách thức tổ chức chính quyền địa phương giữa triều Lê Sơ vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 61 - 66)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

2.2. Tổ chức chính quyền địa phƣơng 51-

2.2.2. So sánh về cách thức tổ chức chính quyền địa phương giữa triều Lê Sơ vớ

với triều Minh

Sơ đồ 4 - Sơ đồ tổ chức chính quyền địa phương triều Minh

Sau khi tiến hành cải cách ở trung ƣơng, các vị vua triều Minh cũng rất coi trọng cải cách ở địa phƣơng. Nói đúng hơn là cũng áp dụng triệt để mô hình quản lý quân chủ chuyên chế - quản lý mọi mặt, mọi lĩnh vực của đời sống các cấp chính quyền địa phƣơng, từ vùng trung nguyên đến các vùng dân tộc thiểu số. Ngoài khu vực Kinh sƣ (ban đầu là Nam Kinh, sau chuyển về Bắc Kinh), cả nƣớc Trung Hoa khi đó đƣợc chia thành 12 tỉnh, gồm Chiết Giang, Giang Tây, Phúc kiến, Bắc Bình, Quảng Tây, Tứ Xuyên, Sơn Đông, Quảng Đông, Hà Nam, Thiểm Tây, Hồ Quảng, Sơn Tây. Năm Hồng Võ thứ 15 (1382), nhà Minh đặt thêm tỉnh thứ 13 là Vân Nam. Năm Vĩnh Lạc thứ nhất (1403), Minh Thành Tổ đổi tỉnh Bắc Bình thành Bắc Kinh. Nhƣ vậy, sau sự kiện này, Trung Quốc đƣơng thời gồm 13 tỉnh. [80:09]

Thiết chế chính trị với ba đại bộ phận hợp thành nhƣ trên cũng đƣợc thể hiện trong tổ chức chính quyền địa phƣơng, với ba cơ quan chính, tức Tam ty: Bố chính ty, Đô ty và Án sát ty. Tuy nhiên, ở đây có chút khác biệt về tên gọi và chức năng so với “Tam ty” của nhà Lê Sơ. Chức năng của ba cơ quan này dƣới triều Minh có thể mô tả khái quát nhƣ sau:

Tên gọi Chức năng, nhân sự

Thừa tuyên Bố chính sứ ty (Bố chính ty)

- Phụ trách các vấn đề về dân sự và tài chính.

- Đứng đầu là hai viên Tả, Hữu bố chính, dƣới có các chức Tả, Hữu tham chính và Tả, Hữu tham nghị.

Đô chỉ huy sứ

ty (Đô ty) - Phụ trách các công việc về quân chính (cơ quan quân sự tối cao ở địa phƣơng)

- Các chức trƣởng quan gồm Đô chỉ huy sứ, Đô chỉ huy Đồng tri và Đô chỉ huy Thiêm sự

Đề hình án sát sứ ty (Án sát ty)

- Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất về việc tƣ pháp, hình ngục ở địa phƣơng.

. - Đứng đầu là Án sát sứ, giúp việc có Án sát phó sứ và Án sát thiêm sự .

Bảng 2.4. Tổ chức chính quyền cấp tỉnh dưới triều Minh [56:57 ]

Rất giống với mô hình tổ chức chính quyền địa phƣơng triều Lê Sơ, đơn vị hành chính dƣới tỉnh của triều Minh cũng gồm các phủ, dƣới phủ là huyện hoặc châu, do các chức Tri phủ, Tri huyện, Tri châu quản lý. Trong đó, huyện là đơn vị hành chính cấp cơ sở [74: 79] .

2.2.2.2. Một vài so sánh

Điểm giống nhau dễ nhận thấy nhất đó chính là các vị vua nhà Lê Sơ và nhà Minh đều tiến hành cải cách khá triệt để, có phần mang tính cƣỡng chế và sử dụng luật pháp khi thi hành để quản lý thống nhất, tập trung đối với các địa phƣơng. Chính vì vậy mà cả vua nhà Lê Sơ và vua nhà Minh đều ban quyền hành rất lớn cho các cơ quan chuyên môn (Tam ty).

Sự tƣơng đồng trong bộ máy quản lý chính quyền địa phƣơng ở triều Lê Sơ và triều Minh thể hiện trƣớc hết trong việc phân chia đơn vị hành chính quốc gia thành 13 đạo

thừa tuyên hay 13 tỉnh, do Tam ty quản lý. Nếu có khác cũng chỉ khác về mặt tên gọi, quy mô, nhân sự, phạm vi tổ chức, còn chức năng và cách thức tổ chức cơ bản là giống nhau.

Điểm khác biệt căn bản nhất trong cách thức tổ chức chính quyền địa phƣơng giữa triều Lê Sơ so với triều Minh đó là chính quyền Đại Việt có những quy định chặt chẽ đối với chính quyền cấp xã. Chẳng hạn, năm 1490, Lê Thánh Tông chia các xã làm ba loại: xã lớn gồm 500 hộ trở lên, có 5 xã trƣởng; xã vừa gồm 300 hộ trở lên, có 4 xã trƣởng; xã nhỏ gồm 100 hộ trở lên, có 2 xã trƣởng. Những nguyên tắc và thể lệ thành lập xã mới, bầu cử xã trƣởng... đều đƣợc quy định rõ ràng trong quy định của nhà nƣớc. Trong khi đó, triều Minh và nhiều triều đại khác ở Trung Quốc, lại không có đơn vị hành chính cấp xã.

Tiểu kết chương 2

Hệ thống hành chính quốc gia thời Lê sơ, đặc biệt từ thời Lê Thánh Tông thể hiện mức độ tập trung cao độ, đề cao quyền lực tuyệt đối của ngƣời đứng đầu nhà nƣớc – đƣợc coi là “Chân mệnh thiên tử”, tức là Hoàng đế (Nhà vua). Tuy những giới thiệu và phân tích, so sánh của chúng tôi trên đây chỉ đề cập đến những vấn đề cơ bản nhất trong cơ cấu tổ chức chính quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng của triều Minh và triều Lê Sơ, chƣa đi sâu vào phân tích, đối chiếu, thống kê chi tiết tới từng hạng mục, nhƣng chỉ qua đó chúng ta cũng đã thấy đƣợc hệ thống tổ chức chính quyền đƣơng thời của triều Minh và triều Lê sơ đã đạt đến đỉnh cao của mô hình Nhà nƣớc quân chủ chuyên chế, quan liêu vì những đặc điểm ƣu việt hơn hẳn bất cứ một triều đại phong kiến nào trƣớc đó.

So sánh tổ chức bộ máy chính quyền của triều Lê Sơ và triều Minh cho thấy nhiều điểm tƣơng đồng, và việc triều đình Đại Việt thời kỳ này mô phỏng quan chế Trung Hoa là điều không thể phủ nhận. Tuy nhiên, chắc chắn đó không phải là sự sao chép máy móc hay sự vay mƣợn hoàn toàn. Thực tế lịch sử và bối cảnh chính trị triều Lê Sơ, nhất là dƣới triều đại của vua Lê Thánh Tông cho thấy, các vị vua của vƣơng triều Đại

Việt đã chọn lọc, mô phỏng một cách rất khoa học các cách thức tổ chức chính quyền từ trung ƣơng đến địa phƣơng, phù hợp với tình hình đất nƣớc lúc đó. Chẳng hạn nhƣ do những khác biệt về địa lý, cƣ dân, truyền thống văn hoá..., các vị vua triều Lê Sơ đã rút gọn và bổ sung thêm nhiều yếu tố mới khi áp dụng mô hình tập quyền quan liêu triều Minh trong tổ chức bộ máy chính quyền (ví dụ những chính sách riêng về cải cách nông nghiệp của đời vua Lê Thánh Tông khác với chính sách nông nghiệp của triều Minh cũng nhƣ khác với bất cứ triều đại nào ở Việt Nam trƣớc đó). Vì vậy mà Đại Việt Nam thời kỳ này đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trên nhiều phƣơng diện. Nhiều kinh nghiệm và bài học lịch sử từ tổ chức bộ máy chính quyền và tổ chức quản lý lãnh thổ triều Lê Sơ đƣợc nhiều triều đại về sau noi theo, đến nay vẫn còn nhiều giá trị tham khảo.

CHƢƠNG 3:

SO SÁNH QUAN CHẾ GIỮA TRIỀU LÊ SƠ VỚI TRIỀU MINH 3.1. Về chế độ tuyển bổ quan lại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)