CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH
2.1.2. So sánh với tổ chức bộ máy chính quyền trung ương triều Minh 45-
2.1.2.1. Mô hình tổ chức chính quyền trung ương tập quyền của triều Minh
Chúng ta đều biết rằng, năm 1368, sau khi thiết lập triều Minh, Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chƣơng) phải đối mặt với nhiều vấn đề và thách thức đặt ra. Trong số đó, nhà Minh cũng phải tập trung lo xây dựng một mô hình quản lý nhà nƣớc phù hợp với tình hình đất nƣớc và bối cảnh mới đặt ra. Để xây dựng tổ chức chính quyền mới, các vị
vua triều Minh (nhất là Minh Thái Tổ) đã kế thừa và tham khảo các mô hình tổ chức chính quyền của các triều đại trƣớc, đồng thời thiết lập lại hệ thống chính quyền các cấp.
Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), với sự kiện Thừa tƣớng Hồ Duy Dung mƣu phản, Minh Thái Tổ nhân đó đã xoá bỏ hẳn chế độ Thừa tƣớng, phế bỏ Trung thƣ tỉnh và các cơ quan trung gian, qua đó nâng địa vị của Lục Bộ lên thành hệ thống cơ quan chuyên trách cốt lõi trong triều đình và do hoàng đế trực tiếp điều hành. Đứng đầu mỗi bộ là các chức Thƣợng thƣ, Thị lang... Quyền quản lý đất nƣớc đƣợc chia thành ba hệ thống cơ quan: hành chính, quân sự và giám sát. Từ đây, quyền lực tuyệt đối tập trung vào tay Hoàng đế, Đại Minh bƣớc vào giai đoạn quản lý đất nƣớc theo chế độ quân chủ chuyên chế.
Có thể khái quát mô hình tổ chức chính quyền trung ƣơng triều Minh nhƣ sơ đồ dƣới đây: 6
6 Sơ đồ do ngƣời viết luận sau khi tổng hợp và tham khảo các nguồn sử liệu tự xây dựng, bao gồm các nghiên cứu nhƣ đã dẫn trong phần Lịch sử nghiên cứu vấn đề và Tiết 1- Thể chế hành chính Minh triều, Trung Quốc thông sử, Quyển 9.
Sơ đồ 2 - Sơ đồ tổ chức chính quyền trung ương triều Minh
Nhƣ vậy, sau khi Minh Thái Tổ xóa bỏ Trung thƣ tỉnh, sáu Bộ trở thành cơ quan tối cao trong cơ cấu hành chính của triều Minh. Điều này về sau (năm 1471), Lê Thánh Tông đã học theo nhƣ vậy. Về tên gọi, Lục bộ triều Lê Sơ cũng tƣơng tự nhƣ của triều Minh, gồm các bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình và Công, chia nhau điều hành các công việc hành chính, sự vụ và không trùng lấn trách nhiệm với nhau. Mỗi Bộ triều Minh đều do một vị trƣởng quan là Thƣợng thƣ đứng đầu, 2 vị phó quan là Tả thị lang và Hữu thị lang. Thƣợng thƣ và Tả hữu thị lang gọi là “đƣờng quan” (quan ở công đƣờng), trực tiếp nhận nhiệm vụ và chịu trách nhiệm trƣớc hoàng đế về công việc thuộc Bộ mình. Mỗi bộ có các ty sở thuộc gọi là Thanh lại ty, do một viên Lang trung đứng đầu và một Viên ngoại lang giúp việc. Cơ cấu tổ chức của Thanh lại ty có thể tạm phân làm hai loại. Đối với các bộ ít phải làm việc trực tiếp với các địa phƣơng nhƣ bộ Lại, Lễ,
do công việc thƣờng xuyên liên hệ với địa phƣơng nên Thanh lại ty đƣợc thiết lập trực tiếp tại 13 tỉnh. [06:535-538 ]
Để hỗ trợ công việc của sáu bộ, triều Minh còn thiết lập các cơ quan chuyên môn khác nhƣ: Lục tự, Thông chính ty, Quốc tử giám, Quốc sử viện…
Đô đốc, tức Đô đốc phủ là cơ quan quân sự tối cao của quốc gia. Năm Hồng Vũ thứ 13 (1380), Minh Thái Tổ hoàn thiện cơ cấu tổ chức của Phủ Đô đốc, lập năm quân là Trung, Tả, Hữu, Tiền và Hậu, gọi là Ngũ quân đô đốc phủ. Đứng đầu Ngũ quân đô đốc phủ gồm các chức Tả, Hữu đô đốc, cùng Đồng tri và Thiêm sự quản lĩnh lực lƣợng quân đội toàn quốc. Dƣới mỗi phủ có các vệ và các ty ở địa phƣơng. Trong quan hệ với bộ Binh, Ngũ phủ trông coi phƣơng diện chuyên môn, chỉ huy tác chiến, nhất là khi có chiến tranh, còn bộ Binh lo giải quyết những vấn đề thuộc về quân chính, quân nhu, tiếp tế. [80:44]
Ngự sử, tức Ngự sử đài là cơ quan chuyên việc giám sát, đàn hặc (hặc tội các quan). Năm Hồng Vũ thứ 15 (1382), Ngự sử đài đƣợc đổi thành Đô sát viện lo việc tƣ pháp và giám sát. Đứng đầu Đô sát viện là Đô ngự sử, dƣới có các chức Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử, Giám sát ngự sử. Các quan Ngự sử tuy phẩm cấp không cao nhƣng quyền hạn rất lớn. Họ đƣợc trao quyền can gián hoàng đế và hặc tội tất cả các quan trong, ngoài triều. Đô sát viện cùng với bộ Hình và Đại lý tự hợp thành ba cơ quan xét xử tối cao về hình ngục, gọi là “Tam pháp ty” [80:32]. Việc thiết lập Đô sát viện đƣợc đánh giá là một sáng tạo của nhà Minh mà trƣớc đó chƣa hề có và đƣơng thời cũng chƣa từng thấy ở phƣơng Tây [05:02].
Cẩm Y vệ, Đông Xưởng và Tây Xưởng đƣợc coi là các cơ quan đặc vụ của Hoàng đế nhà Minh. Cùng với các cơ quan chức năng khác nhƣ Đô đốc phủ và Đô sát viện thì những cơ quan này nắm giữ và trông coi mọi công việc liên quan đến bắt giữ, xét xử, giam ngục, giám sát, điều tra... mọi hành vi của quan và dân. Những cơ quan đặc vụ này có quyền lực rất lớn, thậm chí có thể xử lý phạm nhân mà không cần phải tuân theo “Minh hình luật”. Đây là các cơ quan an ninh do hoàng đế nhà Minh trực tiếp
quản lý, xƣởng vệ đƣợc hƣởng quyền truy xét, tra khảo phạm nhân không cần thông qua các cấp xét xử thông thƣờng. Điều này cho thấy một đặc điểm tiêu biểu thể hiện bản chất quân chủ chuyên chế của các hoàng đế triều Minh. [71:07]
Điểm khác biệt quan trọng trong tổ chức chính quyền trung ƣơng của nhà Minh so với nhà Lê Sơ, đó là để điều hành việc triều chính, hoàng đế lập ra cơ quan Nội các để hỗ trợ các công việc chính sự. Ngƣời tham gia Nội các là các Đại học sĩ (của các điện Hoa Cái, Văn Hoa, Văn Uyên, tòa Đông Các và viện Hàn lâm) đảm nhận chức vụ cố vấn kiêm mật thƣ. Ban đầu, họ là những ngƣời không trực tiếp quản lý hành chính, sau đƣợc ban quyền cao chức trọng, thƣờng đảm nhận các chức vụ Thƣợng thƣ, Thị lang của sáu Bộ. Nội các là một điểm nhấn trong tổ chức chính quyền trung ƣơng triều Minh. Đó là cơ quan cố vấn đặc biệt của Hoàng đế. Sau thời Minh Thái Tổ, Hoàng đế ngày càng lệ thuộc vào Nội các, khiến cho quyền lực của cơ quan này ngày càng lớn. Đến mức sau đó Nội các có quyền trực tiếp phê duyệt tấu chƣơng do Lục bộ và địa phƣơng trình lên, viết ra ý kiến của mình vào một tờ giấy và dán lên tấu chƣơng trƣớc khi trình Hoàng đế phê chuẩn [05:02].
2.1.2.2. Một vài so sánh
Từ những trình bày ở trên, có thể khẳng định rằng, các vị vua triều Lê Sơ, đặc biệt từ thời vua Lê Thánh Tông trở đi đã tích cực áp dụng một cách có chọn lọc mô hình tập quyền chuyên chế theo hình mẫu Trung Hoa mà cụ thể là triều Minh. Chính vì vậy mà trong mô hình tổ chức chính quyền trung ƣơng của triều Lê Sơ với triều Minh có rất nhiều điểm tƣơng đồng. Thậm chí có thể nói các diễn biến của những thay đổi (nhƣ bổ sung hoặc xoá bỏ một số cơ quan hành chính trong triều đình) cũng rất giống nhau. Ví dụ nhƣ việc phế bỏ chức vụ Tể tƣớng và các cơ quan trung gian giữa hoàng đế và các bộ phận thừa hành, kiện toàn cơ cấu tổ chức và chức năng của Lục bộ để hoàng đế trực tiếp nắm quyền lực... Trong cách thức tổ chức của từng cơ quan trung ƣơng giữa triều Lê Sơ với triều Minh cũng có nhiều điểm tƣơng đồng. Tƣơng đồng cả từ tên gọi lẫn nhiệm vụ, chức năng.
Tuy nhiên, nếu đi sâu tìm hiểu sẽ thấy rằng, những sự tƣơng đồng này nhiều khi chỉ là hình thức bên ngoài. Bởi mỗi một vị vua khi lựa chọn mô hình mới để quản lý triều đại của mình thì vẫn phải tham chiếu không ngừng với những điều kiện về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, phong tục tập quán của đất nƣớc mình và truyền thống quản lý trong lịch sử. Triều Lê Sơ khi thiết lập mô hình chính trị mới đã kế thừa các triều đại trƣớc nhƣ Hồ, Trần, Lý..., tƣơng tự ở Trung Quốc, triều Minh cũng tham chiếu các triều đại Đƣờng, Tống.... Bản chất của các mô hình tổ chức chính quyền về sau luôn luôn có những thay đổi và khác biệt so với các mô hình trƣớc đó. Chẳng hạn nhƣ vua Lê Thánh Tông không lập Đô sát viện nhƣ triều Minh mà vẫn giữ Ngự sử đài và Tả hữu gián nghị đại phu ở Môn hạ sảnh để chuyên việc giám sát, đàn hặc (luận tội các quan). Tuy nhiên, các chức quan trong Ngự sử đài triều Lê Sơ lại hoàn toàn giống với Đô sát viện của triều Minh, nhƣ: Đô ngự sử, Phó đô ngự sử, Thiêm đô ngự sử và Đề hình giám sát ngự sử.
Một ví dụ khác nhƣ cùng thiết lập cơ chế điều hành với Lục bộ, cũng gồm 6 cơ quan có chức năng, tên gọi tƣơng tự nhau (Lại, Hỗ, Lễ, Binh, Hình, Bộ, Công) nhƣng giữa Lục bộ của triều Lê Sơ với Lục bộ của triều Minh lại có một số khác biệt nhỏ. Điểm thứ nhất dễ nhận thấy thể hiện ngay chính ở tên gọi của các cơ quan chuyên môn (Thanh lại ty) trực thuộc sáu Bộ. Ngoài ty Nghi Chế của bộ Lễ và ty Doanh Thiện của bộ Công là trùng nhau, còn lại các ty khác của sáu bộ triều Minh không hề thấy xuất hiện trong tổ chức chính quyền triều Lê. Trong khi đó, 10 ty: Thuyên Khảo (của bộ Lại), Độ Chi, Bản Tịch (bộ Hộ), Vũ Khố, Quân Vụ (bộ Binh), Thanh Hình, Thận Hình, Minh Hình, Tƣờng Hình (bộ Hình) và Công Trình (bộ Công) lại là riêng có trong quan chế triều Lê Sơ.
Về cách thức tổ chức, sáu Bộ triều Lê đƣợc thiết lập một cách thống nhất gồm các cơ quan thƣờng trực và cơ quan chuyên môn ở trung ƣơng, không có các cơ quan chuyên trách (Thanh lại ty) đƣợc tổ chức trực tiếp tại các địa phƣơng nhƣ trong quan chế triều Minh. Về cơ cấu bộ máy, sáu Bộ triều Lê đƣợc tổ chức gọn nhẹ hơn rất nhiều
so với Lục bộ nhà Minh. Ngoài các chức trƣởng quan đứng đầu (Thƣợng thƣ, Tả hữu thị lang), nhà Lê Sơ tỉnh giảm nhiều số thuộc viên và các cơ quan trực thuộc (ty, cục, kho).
Một điểm khác biệt lớn nữa đó là mỗi triều đại đều có thiết lập một số cơ quan phục vụ riêng cho nhà Vua. Chẳng hạn nhƣ triều Minh lập Nội Các và các cơ quan đặc vụ với quyền hành rất lớn gồm Cẩm Y Vệ, Đông Xƣởng, Tây Xƣởng... Trong khi đó, triều Lê Sơ thiết lập cơ chế Lục Khoa để giám sát Lục bộ... Tuy về một khía cạnh nào đó triều Lê Sơ vẫn mô phỏng theo cách thức tổ chức các cơ quan này của triều Minh. Nếu tiếp cận từ góc độ lịch sử và hoàn cảnh đƣơng thời, có thể thấy rằng việc tạo ra những khác biệt để phù hợp với tình hình đất nƣớc này của các vị vua triều Lê Sơ, và đặc biệt là vua Lê Thánh Tông thực sự là một đóng góp rất lớn trong công cuộc xây dựng và quản lý đất nƣớc. Vì vậy, chúng tôi cho rằng, không nhất thiết phải đề cập nhiều đến vấn đề triều Lê Sơ “mô phỏng” hay “sao chép” mô hình tổ chức chính quyền nhà Minh nhƣ trong các công trình nghiên cứu khác bởi vì điều đó là phù hợp với hoàn cảnh lịch sử đƣơng thời của nhà Lê Sơ.