So sánh với chế độ tuyển bổ quan lại triều Minh 6 6-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 74 - 78)

CHƢƠNG 1 : TRIỀU LÊ SƠ VỚI VIỆC TIẾP NHẬN MÔ HÌNH

3.1.2. So sánh với chế độ tuyển bổ quan lại triều Minh 6 6-

a) Điểm giống nhau:

Cần phải khẳng định rằng, thời Lê Sơ, chế độ khoa cử Đại Việt đạt tới đỉnh cao, thịnh vƣợng. Việc này bắt nguồn từ việc vua Lê Thánh Tông đặc biệt coi trọng Nho học. Những ảnh hƣởng của Nho giáo có thể nhìn thấy ở bất cứ lĩnh vực nào của xã hội Đại Việt đƣơng thời. Điểm này rất giống với triều Minh khi đó, vì các vị vua triều Minh cũng đặc biệt đề cao Nho giáo, chính vì vậy mà trong chế độ tuyển bổ quan lại của triều Lê Sơ với triều Minh, chúng ta rất dễ bắt gặp những điểm tƣơng đồng.

Điểm tƣơng đồng trƣớc hết là chế độ khoa cử của triều Lê Sơ rất giống với chế độ khoa cử triều Minh. Thời Minh, nền khoa cử Trung Hoa cũng đạt tới đỉnh cao và thịnh trị. Tƣơng tự nhƣ các vị vua triều Lê Sơ, các vị vua triều Minh một mặt tham khảo, kế thừa nhiều phƣơng thức, quy định tuyển chọn và bổ nhiệm quan lại từ các triều đại trƣớc, mặt khác lại bổ sung thêm nhiều điều mới. Nếu nhƣ ở thời kỳ Lê Sơ, vua Lê Thái Tông là ngƣời đã có những cải tổ mang tính toàn diện, triệt để đối với chế độ quan lại thì ở thời Minh, Minh Thái Tổ (Chu Nguyên Chƣơng) ngay khi vừa lên nắm chính quyền, đã tổng kết kinh nghiệm của các triều đại trƣớc đó và cải tổ, thi hành hàng loạt chính sách mới. Trong đó không thể không kể đến các phƣơng thức tuyển bổ nhân tài. Vì thời kỳ đó, triều Minh cũng nhƣ triều Lê Sơ sau khi lên nắm chính quyền, phải đứng trƣớc nhiều thử thách về mặt nhân sự, ngƣời tài thiếu hụt và cần thiết phải

tuyển bổ ngay để củng cố bộ máy thống trị. Chính vì vậy mà chế độ khoa cử thời Minh cũng đặc biệt đƣợc coi trọng. [77] Bên cạnh đó, nhƣ ở chƣơng 2 đã giới thiệu, các vị vua Lê Sơ khi lên nắm chính quyền đã chủ trƣơng mô phỏng theo mô hình tập quyền quan liêu từ các triều đại thịnh trị của Trung Hoa, nhất là từ các triều đại nhƣ Đƣờng, Tống, Minh… Do những tƣơng đồng về bối cảnh lịch sử, thời gian tồn tại các vƣơng triều cũng nhƣ ảnh hƣởng của triều Minh với các nƣớc trong khu vực khi đó (xem lại chƣơng 1), vì vậy chế độ quan lại của triều Lê Sơ có sự mô phỏng, sao chép và ảnh hƣởng từ chế độ quan lại của triều Minh theo chúng tôi, là hết sức bình thƣờng. Cụ thể: Năm 1369, Minh Thái Tổ đích thân chế định chế độ quản lý và giáo dục Nho học trong cả nƣớc, quy định việc sắp đặt các giáo trình, bài giảng trong trƣờng học, quy định bổng lộc của các học quan. Việc Minh Thái Tổ đích thân giám sát, chế định, quản lý mọi khâu trong nền giáo dục là một trong những nguyên nhân lớn khiến cho Đại Minh đƣơng thời đạt đƣợc sự phát triển mà các triều đại trƣớc không có đƣợc. Điều đó đặt nền móng cho sự phát triển vững chắc của khoa cử triều Minh. [73]

Cách thức tuyển bổ quan lại triều Lê Sơ và triều Minh tƣơng đối giống nhau. Thời Minh, các thí sinh muốn đƣợc ra làm quan đều phải thi đỗ cả ba kỳ thi Hương, Hội, Đình. Trình tự, phép thi, điều kiện tham gia vào các kỳ thi Hƣơng, Hội, Điện (Đình) của triều Minh cũng khá tƣơng đồng với triều Lê Sơ. Và về cơ bản là mô phỏng, kế thừa theo chế độ khoa cử của các triều đại Trung Hoa trƣớc đó. Chẳng hạn:

Kỳ thi Hương là bƣớc đầu tiên của kỳ thi khoa cử thời Minh. Theo đó, các thí sinh phải vƣợt qua một kỳ thi viện (viện thí), vƣợt qua kỳ thi này rồi thì mới chính thức trở thành một quan học học sinh (tức là ngƣời học để ra làm quan), hay còn gọi là “tú tài”. Các tú tài này nhƣ vậy đã chính thức bƣớc vào hàng “sỹ”, đƣợc hƣởng những chế độ đãi ngộ nhất định của nhà nƣớc. Đây là một điểm khác với chế độ khoa cử của nhà Lê Sơ (nhà Lê Sơ chƣa ban bổng lộc ngay cho các thí sinh vƣợt qua cuộc thi Hƣơng). Nói cách khác, đạt đƣợc tƣ cách tú tài là điều kiện tiền đề bắt buộc để chính thức đƣợc

tham gia vào các kỳ thi khoa cử. Một kỳ thi Hƣơng của triều Minh gồm có 3 trƣờng thi. Vƣợt qua kỳ thi Hƣơng này thì mới đƣợc tham dự kỳ thi Hội vào năm sau.

Kỳ thi Hội do bộ Lễ tổ chức tại kinh thành, là một trong những khâu quan trọng nhất trong các kỳ thi khoa cử triều Minh, quyết định trực tiếp đến “vận mệnh” của thí sinh. Vƣợt qua kỳ thi Hội, thí sinh đƣợc goi là Cống sỹ, đủ điều kiện tham gia kỳ thi Điện do đích thân Hoàng đế làm chủ khảo.

Kỳ thi Điện (cũng gọi là thi Đình), đƣợc tổ chức trƣớc điện Phụng Thiên của Hoàng cung, do nhà vua đích thân làm chủ khảo và thi xong ngay trong ngày. Khác với các kỳ thi Hƣơng, thi Hội đƣợc chia làm 3 hoặc 4 đợt thi, nội dung thi Đình chỉ có 1 bài sách luận để khảo xét thực lực thí sinh. Những ngƣời trúng tuyển đƣợc gọi là Giáp Bảng,

cũng có thể gọi là Tiến sỹ giống nhƣ ở Việt Nam, đồng thời sẽ đƣợc bổ nhiệm các chức quan khác nhau tùy theo thứ bậc đỗ.[77]

Ngoài phƣơng thức khoa cử, triều Minh cũng áp dụng phƣơng thức tiến cử (bao gồm cả tự tiến cử) để tuyển bổ nhân tài nhƣ triều Lê Sơ. Phƣơng thức này thậm chí còn đƣợc Minh Thái Tổ sử dụng thƣờng xuyên hơn cả phƣơng thức khoa cử. Khi mới lên nắm quyền, năm Hồng Vũ thứ 6 (1373), Minh Thái Tổ còn cho lệnh phế bỏ phƣơng thức khoa cử, chủ trƣơng tiến cử. Khi đó, Minh Thái Tổ cũng đã thấy đƣợc các vấn đề bất cập, tệ nạn của phƣơng thức tiến cử trƣớc đó (khởi nguồn từ nhà Hán), nên ông đặc biệt nhấn mạnh phải lấy đức làm đầu, thứ đến mới là tài năng. Để tuyển chọn đƣợc nhân tài, Minh Thái Tổ áp dụng hai hình thức: một là cử các quan lại có năng lực đi tuyển bổ nhân tài ở khắp các địa phƣơng, hai là quy định quan lại ở các cấp địa phƣơng đều phải có trách nhiệm tiến cử hiền tài. Thậm chí, ông còn áp dụng thuật xem tướng

để truyền đạt cho các viên quan lại phụ trách đi tuyển bổ. Chế độ tiến cử đƣợc Minh Thái Tổ áp dụng trong khoảng 10 năm, sau đó ông phát hiện ra hình thức này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề, thiếu khách quan và khó quản lý, khi đó ông mới chủ trƣơng quay lại áp dụng phƣơng thức khoa cử, xoá bỏ phƣơng thức tiến cử. [57]

Tƣơng tự nhƣ nội dung đã trình bày ở chƣơng 2, sự giống nhau trong chế độ quan lại giữa triều Lê Sơ với nhà Minh cũng chỉ mang tính chất tƣơng đối. Nói chính xác hơn thì triều Lê Sơ chỉ mô phỏng về hình thức, những điểm cơ bản, còn lại thì trong chế độ tuyển bổ quan lại của Đại Việt và Trung Hoa đƣơng thời cũng có nhiều điểm khác nhau rõ rệt.

Chẳng hạn nhƣ ở triều Lê Sơ có phƣơng thức tuyển bổ quan lại bằng bầu cử với chức danh Xã trƣởng, là đặc trƣng nổi bật trong chế độ tuyển bổ quan lại của Đại Việt. Trong khi đó, triều Minh không có đơn vị cấp xã và cũng không có lệ bầu cử đối với ngƣời đứng đầu cấp hành chính này. Bên cạnh đó, qua nghiên cứu, chúng tôi cho rằng hình thức tuyển bổ qua bầu cử, tiến cử... ở triều Lê Sơ khá phổ biến và có vai trò quan trọng. Còn với triều Minh, các vị vua Trung Hoa thực chất chỉ đề cao và coi trọng phƣơng thức tuyển bổ bằng khoa cử. Đó là lý do vì sao tuy hình thức tuyển bổ bằng tiến cử ra đời trƣớc cả phƣơng thức khoa cử, nhƣng dần dần đã bị xoá bỏ, chỉ còn lại phƣơng thức khoa cử, kéo dài đến nhiều thế kỷ sau.

Hoặc một ví dụ khác, do sự khác biệt về về văn hoá, phong tục..., nên nội dung các đề thi, phƣơng thức thi... của triều Lê Sơ so với triều Minh cũng có nhiều điểm khác nhau. Ví dụ nhƣ kỳ thi Hƣơng ở triều Lê sơ gồm có 4 kỳ thi, còn ở triều Minh chỉ có 3 (nhƣ trên đã giới thiệu). Trong khi các đề thi, nội dung, phƣơng thức thi của triều Lê Sơ ngoài việc lấy đề tài chủ yếu từ Tứ Thư, Ngũ Kinh (điểm giống nhau) thì triều Minh còn sử dụng hình thức Bát cổ văn ( ) làm hình thức thi chính. Đặc biệt, chế độ

Nam Bắc quyển đƣợc coi là một đặc trƣng lớn trong chế độ khoa cử

triều Minh mà không một quốc gia nào thuộc vùng văn hoá chữ Hán áp dụng. Đây là hình thức thi áp dụng trong kỳ thi Hội, chia toàn quốc ra thành hai khu vực là phƣơng Nam và phƣơng Bắc. Sau đó sẽ căn cứ theo một tỷ lệ nhất định để tuyển bổ Tiến sỹ. [59]

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức chính quyền và quan chế triều lê sơ (việt nam) nghiên cứu so sánh với triều minh (trung quốc) (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)