CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
c. Khối lượng chất thải rắn phát sinh và thu gom
Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trong thành phố năm 2013 khoảng 147 tấn/ngày. Hiện nay Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi thu gom chất thải rắn sinh hoạt khoảng 128,3 tấn/ngày của 22.689 hộ gia đình, tỷ lệ thu gom rác thải sinh hoạt đạt 80 – 90% lượng rác phát sinh trên địa bàn thành phố (gồm 8 phường và 2 xã). Hiện nay, toàn bộ chất thải rắn thu gom chưa tiến hành phân loại tại nguồn.
Tuy nhiên, thành phố vẫn trong giai đoạn nâng cấp, phát triển, lượng dân cư sẽ tập trung đông đúc hơn làm cho nguồn gốc và lượng phát sinh rác thải sinh hoạt ngày càng gia tăng và phức tạp.
Bảng 1.2. Thống kê khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi từ năm 2005 đến năm 2013
Năm Khối lượng chất thải rắn phát sinh
2005 33.397 tấn rác/năm
25 2007 40.332 tấn rác/năm 2008 44.836 tấn rác/năm 2009 53.574 tấn rác/năm 2010 56.458 tấn rác/năm 2011 57.564 tấn rác/năm 2012 59.671,5 tấn rác/năm 2013 61.000 tấn rác/năm
26
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
- Rác thải là bao bì nilon phát sinh từ các hộ gia đình, cửa hàng, sạp chợ bn bán kinh doanh tại phường Quảng Phú, Tp. Quảng Ngãi.
- Các biện pháp hạn chế phát sinh bao bì nilon đã và đang được thực hiện tại phường Quảng Phú.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu
- Các hộ gia đình, các cửa hàng, sạp chợ có tham gia bn bán kinh doanh trên địa bàn phường Quảng Phú.
- Khu vực nghiên cứu: Phường Quảng Phú, Tp. Quảng Ngãi.
- Thời gian nghiên cứu, phát phiếu điều tra, khảo sát: 26/02/2014 – 30/03/2014
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập các số liệu thứ cấp
Phương pháp này chủ yếu là nghiên cứu, tổng hợp các tư liệu và thơng tin có liên quan như: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, và thành phần, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quảng Ngãi từ Công Ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi, số lượng bao bì nilon được sử dụng trong nước, tác hại của túi nion.
2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn
- Để thống kê tình hình sử dụng túi nilon hiện nay tại phường Quảng Phú, tôi đã lập phiếu và tiến hành điều tra phỏng vấn gồm những nội dung sau:
+ Số lượng túi nilon sử dụng hàng ngày của các hộ gia đình, cửa hàng, sạp bn bán, kinh doanh.
+ Mục đích sử dụng của các túi nilon tại hộ gia đình.
+ Hiểu biết của người dân về các vấn đề xung quanh túi nilon như: tác hại, túi thân thiện môi trường, túi nilon bị đánh thuế môi trường.
+ Các chương trình hành động tuyên truyền về hạn chế sử dụng bao bì nilon được tiến hành tại phường.
27
+ Nhận thức cũng như hành động của người dân về việc giảm sử dụng túi nilon, tái sử dụng túi lion.
+ Ý kiến của người dân về vấn đề sử dụng và hạn chế bao bì nilon hiện nay - Đối tượng phỏng vấn: các hộ gia đình, các chủ cửa hàng, sạp chợ tại phường Quảng Phú.
- Hình thức phỏng vấn: phỏng vấn trực tiếp, phát phiếu khảo sát. Tiến hành phỏng vấn 80 hộ gia đình theo tiêu chí ngẫu nhiên, đồng thời có sự cân đối về lứa tuổi, đa dạng về nghề nghiệp và 50 phiếu dành cho các cửa hàng, sạp chợ kinh doanh, buôn bán.
2.2.3. Phương pháp thống kê, xử lý số liệu
Các số liệu, tư liệu được sưu tầm ở nhiều nguồn và được thống kê lại và xử lý có hệ thống phục vụ cho việc nghiên cứu. Bên cạnh đó, kết quả thu được ở các phiếu điều tra cũng được thống kê một cách đầy đủ.
2.2.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ, hình ảnh
Phương pháp này được sử dụng nhằm làm tăng tính thuyết phục cho kết quả nghiên cứu
28