Giải pháp về truyền thông

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.4. Giải pháp về truyền thông

4.4.1. Tuyên truyền và giáo dục ý thức cho người dân

a. Cách thức thực hiện

Mọi việc điều bắt nguồn từ nhận thức. Nhận thức chỉ đạo hành vi con người, nhận thức đúng thì chỉ đạo hành vi đúng, nên một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả trên là do nhận thức và thái độ của con người về các vấn đề của túi nilon còn nhiều hạn chế. Vì vậy, giải pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc hạn chế túi nion thải ra môi trường là tuyên truyền và giáo dục rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác động của bao bì nilon đến mơi trường sống cũng như sức khỏe con người.

- Đối với các khu dân cư, tổ dân phố, làng xóm, thực hiện các cuộc vận động nhà nhà nói khơng với bao bì nilon, đưa vấn đề này vào các cuộc họp ở tổ dân phố, họp thôn, thông qua Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, loa phát thanh của xã, tổ dân phố để tuyên truyền cho mọi người dân về các tác động của bao bì nilon.

- Phụ nữ là nhóm đối tượng tiếp xúc với túi nilon nhiều nhất, nên tuyên truyền việc sử dụng lại những túi nilon cịn có thể sử dụng được trong sinh hoạt hằng ngày. Công việc này tưởng đơn giản nhưng lại hết sức cần thiết, vì giá trị của túi nilon là không cao, nên việc người dân dễ dàng bỏ đi những túi nilon mà mình tạm thời

54

khơng cần thiết là lớn. Những người nội trợ trong gia đình hãy dùng túi hay giỏ đi chợ thay cho túi nilon, các loại rau, củ, quả để thẳng vào giỏ. Trường hợp khơng thể khơng dùng túi nilon thì để chung các thực phẩm cùng loại trong cùng một túi. Nếu sử dụng túi nilon thì nên sử dụng nhiều lần thay vì chỉ một lần rồi vứt đi. Khi khơng sử dụng bao bì nilon nữa thì gom lại, để riêng cho những người mua ve chai hay cho các cửa hàng bán rau, củ.

- Chính quyền của phường cần phát động các phong trào, chiến dịch như “Ngày không túi nilon”, “Phụ nữ nói khơng với túi nilon”, “Nói khơng với túi nilon” nhằm giảm lượng dùng túi nilon và thay bằng túi giấy, túi vải, giỏ nhựa khi đi mua sắm một cách sâu rộng trong quần chúng nhân dân. Phải làm cho người dân nơi đây thực sự hiểu rõ được tác hại gây ô nhiễm do túi nilon gây nên, từ đó gây dựng ý thức tự giác khơng dùng túi nilon.

- Tổ chức sân khấu đơn giản để trình diễn các tiểu phẩm do cơng chúng tự dàn dựng và trình diễn về nội dung mơi trường, tái sinh bao bì nilon: kịch, ca nhạc, thời trang, hài... Cuối mỗi tiểu phẩm có một thơng điệp về việc hạn chế sử dụng túi nilon trong cuộc sống đến với người dân. Có thể dùng sân khấu này để tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về các vấn đề của bao bì nilon giữa các nhóm đại diện cho các cơ quan, trường học, thơn xóm,.... Từ đây, chính quyền có thể phát miễn phí các giỏ nhựa, túi sinh thái, túi vải cho người dân, dần hình thành thói quen sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường cho người dân tại phường.

b. Lợi ích

Sau mỗi chương trình thực tế người dân hiểu rõ hơn về tác hại của bao bì nilon đối với mơi trường, sức khỏe của chính mình mà thay đổi ý thức, hạn chế sử dụng túi nilon thay vào đó là các giỏ nhựa khi đi chợ. Đây là lợi ích lớn nhất mà giải pháp này mang lại.

c. Thuận lợi

Chỉ có thay đổi nhận thức và thái độ của con người mới có thể giải quyết các vấn đề ơ nhiễm mơi trường, đặc biệt là bao bì nilon. Hiện nay, tại phường Quảng

55

Phú có một loa phát thanh ln hoạt động vào tất cả các ngày trong tuần. Đây sẽ là phương tiện truyền đạt thông tin, kiến thức đến với người dân dễ dàng nhất.

Bên cạnh đó, vào các ngày lễ như 8/3, 30/4, 2/9,… phường thường xuyên tổ chức các chương trình văn nghệ chào mừng, qua đó có thể lồng ghép các tiết mục có nội dung về mơi trường, thời trang tái chế để truyền tải thông điệp bảo vệ mơi trường nói chung và hạn chế sử dụng túi nilon nói riêng.

Hội phụ nữ, Đoàn Thanh niên của phường hoạt động rất hiệu quả. Chính quyền phường có thể thơng qua các hội, đồn thể này để tuyên truyền cũng sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.

Một ví dụ điển hình là thành phố Hội An. Năm 2008, UBND Tp. Hội An đã triển khai đề án “Không sử dụng túi nilon trên đảo Cù Lao Chàm”(xã Tân Hiệp). Tại chợ Vải, Tp. Hội An, hàng trăm người dân đã tụ tập về đây để đổi bao nilon lấy túi thân thiện mơi trường. Theo chương trình, 20 bao nilon sẽ đổi một túi thân thiện mơi trường được làm từ vải, thích hợp cho các bà nôi trợ. Song song với hoạt động trên, hàng trăm người cao tuổi và học sinh diễu hành trên các tuyến phố chính với cờ hoa rực rỡ cổ động cho người dân hưởng ứng “Ngày khơng túi nilon”. Chính quyền phường Quảng Phú nên học hỏi kinh nghiệm tổ chức của những nơi này để có thể mang lại hiệu quả thiết thực nhất.

d. Khó khăn

Địa bàn của phường khá rộng nên việc tuyên truyền đến với người dân gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí cho việc tổ chức các chương trình thực tế, cấp phát miễn phí giỏ xách, túi vải cho người dân còn hạn hẹp.

Loa phát thanh của phường hoạt động trong thời gian từ 5-6 giờ chiều, mà thời gian đó người dân bận bịu việc gia đình, đồng áng nên khơng thể theo dõi được các tin tức được phát hàng ngày.

Cũng đã có một vài chương trình được tổ chức tại địa phương nhưng nhàm chán, không thu hút được sự quan tâm của người dân nên chưa đạt hiệu quả cao.

56

a. Cách thức thực hiện

Giáo dục môi trường không phải là việc học một lần trong đời, mà là học suốt đời. Và phải được tiến hành giáo dục sâu rộng ngay từ tuổi ấu thơ tới tuổi trưởng thành, làm sao để có thể chuyển nhận thức của cộng đồng thành ý thức để bắt tay hành động và hình thành thói quen là một điều khơng dễ dàng.

Cần sớm đưa giáo dục bảo vệ mơi trường vào chương trình giáo dục trong trường học và dần trở thành một môn học bắt buộc, đặc biệt là đối với trẻ em. Tạo hứng thú cho học sinh bằng những tiết học ngoại khóa, sử dụng mơi trường tự nhiên làm dụng cụ giảng dạy, hoặc có thể lồng ghép với các môn học như sinh hoc, địa lý, công nghê, Giáo dục công dân,… ở bậc học cơ sở; hoặc thông qua các môn tự nhiên, mỹ thuật, múa hát sân trường ở bậc học tiểu học,… Để tránh sự nhàm chán trong quá trình học tập và tiếp thu của học sinh thì nên kết hợp giáo dục mơi trường vào các hoạt động sinh hoạt tại trường như diễn văn nghệ 20-11, ngày 26-3,…

b. Lợi ích

Đây là giải pháp cấp thiết để giúp thế hệ tương lai có những nhận thức đúng về mơi trường để có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó cịn giúp cho các em ý thức được mức độ nguy hại của túi nilon và dần hình thành ý thức về việc hạn chế sử dụng bao bì nilon trong cuộc sống hàng ngày ngay từ khi cịn bé.

Bên cạnh đó, trẻ em cũng thể tác động đến hành vi của người lớn. Trẻ em có thể “nhắc nhở” người lớn thơng qua những hiểu biết của trẻ, và vì lịng tự trọng và sự tự ái, các bậc phụ huynh sẽ thay đổi thói quen của mình, hành động vì cuộc sống của chính họ.

c. Thuận lợi

Số lượng trường học trên địa bàn phường nhiều hơn so với các phường khác. Đây là một lợi thế để chương trình giáo dục bảo vệ môi trường dễ dàng áp dụng tại các trường học và được phổ biến rộng khắp đến các em học sinh.

Lực lượng giáo viên tại các trường học có kiến thức chun mơn tốt, và được thường xuyên tập huấn, học tập về giảng dạy giáo dục mơi trường.

57

Bên canh đó là sự quan tâm của nhà nước và các cấp chính quyền đến giáo dục mơi trường trong trường học, được cụ thể hóa trong Nghị quyết số 41 - NQ/TW ngày 15/11/2004, của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và Quyết định số 1363/QĐ - TTg ngày 17/10/2001 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào hệ thống giáo dục quốc dân”

d. Khó khăn

Phương thức giáo dục như hiện nay quá rập khuôn, giáo viên chỉ bắt học tiếp nhận theo kiểu một chiều, mà không cần biết các em hiểu được bao nhiêu, nhận được gì từ những bài học ấy hay các em sẽ hành động và ứng xử ra sao với thực tế hằng ngày ở lớp, ở trường, ở nhà và ngoài xã hội. Nhiều trẻ em được học những bài học yêu thiên nhiên, cây cỏ, giữ gìn vệ sinh trường lớp nhưng về nhà hay ra ngoài đường phố vẫn bẻ cây ngắt hoa hay xả rác một cách bình thường. Điều đó cho thấy những bài học mơi trường hằng ngày mà các em học chưa phát huy tác dụng, phải chăng là do chúng ta buộc các em nhớ theo kiểu thuộc lịng mà khơng cho các em được thực hiện ngồi thực tế? Đó là một thực tế diễn ra hầu hết ở các vùng miền trên cả nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)