Tổng quan về phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 28 - 33)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.5. Tổng quan về phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi

19

a. Vị trí địa lý

Phường Quảng Phú là một phường ngoại thành thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, cách trung tâm thành phố 4 km về hướng Tây, cách Cảng Sa Kỳ 12 km và cảng Dung Quất 15 km về phía Đơng Bắc.

Phường Quảng Phú có diện tích tự nhiên là 7,27 km2

, bao gồm 26 tổ dân phố với tên gọi theo thứ tự từ tổ 1 đến tổ 26. Nằm trong tọa độ địa lý 15°7′0″B và 108°46′18″Đ. Vị trí địa lý được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp sơng Trà Khúc;

- Phía Nam giáp xã Nghĩa Điền, huyện Tư Nghĩa; - Phía Đơng giáp phường Trần Phú, Tp. Quảng Ngãi; - Phía Tây giáp xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa;

b. Địa hình, địa mạo

Phường Quảng Phú nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, đại bộ phận đất đai của phường là đồng bằng, có độ cao từ 4 - 9m so với mặt biển. Nhìn chung, địa hình thấp dần từ Tây Nam xuống Đơng Bắc. Do nằm gần sông Trà Khúc nên hàng năm đất đai ở đây được bồi đắp một lượng phù sa rất lớn, đặc biệt là vào mùa mưa lũ. Vì vậy, đất chủ yếu ở đây là đất thịt pha cát.

c. Khí hậu

Phường Quảng Phú có chế độ khí hậu mang những tính chất và đặc điểm của khí hậu Việt Nam, đó là kiểu khí hậu nhiệt đới gió mùa. Tuy nhiên, ngoài những đặc trưng chung, Quảng Phú nằm trong tỉnh Quảng Ngãi - là một khu vực ven biển miền Trung – nên có những tính chất mang tính địa phương.

- Nhiệt độ khơng khí: Trung bình trong năm là 25,8oC, cao nhất là 41,4oC, thấp nhất là 12oC.

- Độ ẩm khơng khí trung bình năm là 85%, cao nhất là 89% và thấp nhất là 80%.

- Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 2338mm, cao nhất là vào tháng 10 với 603mm, thấp nhất là vào tháng 4 với 37mm.

20

- Chế độ gió: Quảng Ngãi nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nên có hai mùa gió chính (gió mùa mùa Đơng và gió mùa mùa Hè). Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau là hướng Bắc đến Tây Bắc, từ tháng 4 đến tháng 8 là hướng Đơng và Đơng Nam. Tốc độ gió trung bình năm là 1,3 m/s.

- Bão: thường xuất hiện vào các tháng 10, 11, 12 trong năm. Các cơn bão thường gây gió và mưa lớn ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp.

d. Thủy văn, sơng ngịi

Phường Quảng Phú chịu ảnh hưởng chính về chế độ thủy văn của sông Trà Khúc.

Sơng Trà Khúc là sơng có lưu lượng nước dồi dào nhất so với các sông khác của tỉnh. Sơng có diện tích lưu vực khoảng 3.240 km2, bao gồm phần đất của các huyện Sơn Hà, Tư Nghĩa, một phần huyện Ba Tơ, Minh Long, Sơn Tịnh, Trà Bồng, Tây Trà, một phần nhỏ thuộc địa phận tỉnh Kon Tum. Sông Trà Khúc có độ dài khoảng 135 km, chiều dài lưu vực là 123 km, chiều rộng là 26,3 km. Sơng có dạng hình cây, có 9 phụ lưu cấp I, 5 phụ lưu cấp II, 6 phụ lưu cấp III và 2 phụ lưu cấp IV. Đặc điểm tự nhiên của sông Trà Khúc chịu sự chi phối của điều kiện địa hình trên lưu vực sơng. Phần thượng lưu là các dãy núi có địa hình dốc nên sơng ở đoạn này có hệ số dịng chảy lớn, thời gian tập trung nước nhanh. Lũ trên sông Trà Khúc thường xảy ra rất nhanh, biên độ từ 3-5 m; lũ thường lên trong một ngày, ngắn nhất là 12 giờ, dài nhất là 71 giờ; cường suất nước lên thường là 30 - 40 cm/giờ, cao nhất là 78 cm/giờ. Vào mùa khô (từ tháng 1 đến tháng 8), lưu lượng trung bình chỉ cịn nhỏ hơn 100 m3/s.

1.5.2. Tổng quan về đặc điểm kinh tế - xã hội của phường Quảng Phú

a. Dân số và lao động

Năm 2005, tổng số dân của phường là 17.648 người, mật độ dân số vào khoảng 2.426 người/km2. Cơ cấu dân số của phường là cơ cấu dân số trẻ, chủ yếu trong độ tuổi lao động khoảng 9.739 người, chiếm 55,18%. Đây là nguồn nhân lực chủ yếu làm việc trong KCN Quảng Phú.

21

b. Y tế, giáo dục

- Y tế: ngành y tế của phường gồm có 1 bệnh xá phường, với 7 giường bệnh, phục vụ hiệu quả cho nhu cầu khám sức khỏe của người dân và tiêm phòng cho trẻ em trong phường.

- Giáo dục: mạng lưới giáo dục trên địa bàn phường gồm có 1 trường THPT dành cho con em dân tộc thiểu số, 1 trường THCS, 3 trường Tiểu học, và 6 trường mẫu giáo. Nhìn chung, việc học tập của con em trong phường đã được quan tâm đầu tư trong thời gian qua và có nhiều đóng góp tích cực trong nền giáo dục của tỉnh. Quy mô trường lớp được phát triển ổn định, chất lượng giáo dục đã có nhiều tiến bộ.

c. Văn hóa lễ hội

Tại phường, văn hóa làng xã vẫn cịn mang dấu ấn đậm nét như các lễ cúng đầu năm, cuối năm tại các đền, dinh trong phường; các lễ tết như: Tết Nguyên Đán, Tết Nguyên Tiêu, Tết Trung Thu, lễ Thanh Minh hàng năm đều được diễn ra.

Tại phường vẫn còn lưu giữ một di tích lịch sử là Đền Bùi Tá Hán, nguyên xây dựng năm 1909 ở núi Phước Lãnh (từ ngày có đền gọi là Núi Ơng hay Núi Trấn Công), rộng rãi bề thế. Sau năm 1962, Nhà máy đường Quảng Ngãi được xây dựng tại đây nên phải dời đền về Rừng Lăng. Hiện tại, ở đây có mộ Bùi Tá Hán, có bia do 4 nhà nho nổi tiếng Quảng Ngãi đứng ra xây dựng từ năm 1849. Đền thờ còn lưu giữ nhiều hiện vật quý như tượng Bùi Tá Hán, tượng Xích Y Hầu, 23 bản sắc phong của các triều vua ban cho Bùi Tá Hán và con trai là Bùi Tá Thế. Đây là một di tích có ý nghĩa rất lớn về mặt lịch sử cũng như văn hóa tâm linh của người dân nơi đây.

d. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Hiện nay cơ cấu kinh tế ở phường đang có sự chuyển đổi dần sang công nghiệp và dịch vụ. Nhưng nơng nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế của phường.

KCN Quảng Phú là một trong ba KCN tập trung do tỉnh Quảng Ngãi đầu tư xây dựng nằm trên địa bàn phường Quảng Phú, đem lại công ăn việc làm cho người dân tồn thành phố và góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế của

22

thành phố. KCN hoạt động trên các lĩnh vực: chế biến thực phẩm, nước giải khác, bia rượu, đường và các sản phẩm sau đường, dệt may, bao bì, sản xuất hàng trang trí nội ngoại thất. Đây là nơi ra đời các sản phẩm như bia Dung Quất, nước khống Thạch Bích, sữa đậu nành Fami Vinasoy, bánh kẹo Quảng Ngãi Biscafun.

Ngoài ra hoạt động sản xuất nông nghiệp tại phường cũng chiếm tỉ trọng khá cao. Người dân chủ yếu trồng lúa nước, hoa màu, rau đậu phục vụ cho cuộc sống hàng ngày. Dịch vụ mua bán đang dần phát triển và trở thành nguồn thu nhập lớn cho người dân nơi đây. Tại phường có 2 chợ đang hoạt động và rất nhiều cửa hàng, tạp hóa, là nơi người dân trao đổi mua bán.

e. Cơ sở hạ tầng đô thị

Là một phường ngoại thành nhưng phường Quảng Phú vẫn được đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đầy đủ phục vụ cho cuộc sống dân sinh. Phường có đường sắt Bắc – Nam chạy qua. Ga Quảng Ngãi là ga chính của tỉnh, phục vụ hành khách đi ra Bắc vào Nam, nằm cuối đường Nguyễn Chánh, quen gọi là ga Ơng Bố (vì gần chợ Ơng Bố). Cơ sở hạ tầng đường bộ được chính quyền địa phương đầu tư xây dựng phục vụ cho việc đi lại của người dân. Mạng lưới điện quốc gia đã đến được với tất cả mọi gia đình, nhu cầu thắp sáng được đáp ứng tốt. Hệ thống cấp nước thành phố chỉ đến được một vài nơi trong phường vì hầu hết người dân nơi đây vẫn còn sử dụng nước giếng phục vụ cho cuộc sống. Hiện tại phường có một hệ thống xử lý nước thải đang hoạt động, với mục đích xử lý nước thải công nghiệp cho KCN Quảng Phú tránh tình trạng gây ơ nhiễm mơi trường, ảnh hưởng đến người dân.

1.5.3. Hiện trạng chất lượng môi trườngtại phường Quảng Phú

Mơi trường nước sơng nhìn chung chưa có báo động ơ nhiễm, song chất lượng nước có dấu hiệu suy giảm. Nước sông chịu ảnh hưởng bởi hoạt động của KCN Quảng Phú, nước thải sinh hoạt của người dân, từ hoạt động sản xuất nơng nghiệp nên tìm ẩn nguy cơ ơ nhiễm cao. Kênh đào Tư Nghĩa thì ngược lại, đang chịu mức ơ nhiễm rất cao do nước thải từ KCN Quảng Phú chảy vào làm cho nước đen sì, gây hơi thối, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh, cũng như sản xuất nơng nghiệp.

23

Mơi trường khơng khí, do ảnh hưởng của hoạt động KCN và các hoạt động giao thông, san lấp mặt bằng, thi công cơng trình trên các tuyến đường làm tăng mức sản sinh ra các chất ô nhiễm SO2, NO2, bụi và tiếng ồn,… nhất là ô nhiễm bụi.

Chất thải rắn sinh hoạt được người dân hợp đồng với Công ty Cổ Phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi thu gom và xử lý. Tình trạng ơ nhiễm do chất thải rắn gây ra là chưa dấu hiệu cụ thể.

1.5.4. Tổng quan tình hình chất thải rắn sinh hoạt và rác nilon tại TP. Quảng Ngãi Ngãi

Quảng Ngãi là một thành phố đang có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, thu hút nhiều lao động từ khắp nơi trong và ngoài tỉnh. Sự phát triển về kinh tế - xã hội cùng với q trình cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đã và đang đặt ra nhiều vấn đề về chất thải nói chung và chất thải rắn trong sinh hoạt nói riêng. Hàng năm, mơi trường Tp. Quảng Ngãi phải tiếp nhận một lượng lớn rác thải sinh hoạt từ các khu dân cư, tuyến phố, với quy mô và số lượng năm sau cao hơn năm trước.

a. Nguồn phát thải chất thải rắn sinh hoạt và rác nilon

Ở thành phố Quảng Ngãi, chất thải rắn sinh hoạt được phát sinh từ các khu dân cư, chợ, trường học, cơ quan như chợ tạm Quảng Ngãi, chợ Nghĩa Lộ, khu dân cư Trường Xuân, bệnh viện đa khoa Tỉnh,... Rác thải từ các nguồn này chủ yếu là thức ăn thừa, hay sản phẩm thừa từ quá trình chế biến thực phẩm, giấy, rác vườn, bao gói,… Bên cạnh đó, có thể chứa một phần chất thải nguy hại như pin, acqui, bóng đèn huỳnh quang, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật,…

Rác thải đường phố và nơi công cộng chủ yếu là lá cây rụng, rác thải sinh hoạt của người dân không được đổ đúng nơi quy định và một phần do bị rơi vãi trong quá trình thu gom, vận chuyển.

Đặc biệt, túi nilon ln có mặt trong rác thải của thành phố, chủ yếu là từ các hộ gia đình và chợ, chiếm tỉ lệ khá cao.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)