CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. Giải pháp về kinh tế
4.2.1. Thiết lập quyền sở hữu
a. Cách thức thực hiện
Túi nilon là một dạng chất thải rắn và là nguồn ô nhiễm phân tán tại nơi ở của mỗi hộ gia đình, vì thế chúng rất khó để đo đạc, quan sát và xử lý.
Bằng cách thiết lập quyền sở hữu một mức phát thải nhất định đối với mỗi hộ gia đình. Quy định một mức phát thải bao nilon ra môi trường đối với mỗi hộ gia đình rồi từ đó bán giấy phát thải đó cho các hộ gia đình.
b. Lợi ích
Quyền sở hữu mức phát thải túi nilon hàng tháng ảnh hưởng đến tài chính của mỗi người, mỗi gia đình và như vậy sẽ có mức ràng buộc đối với mức phát thải, giảm thiểu mức sử dụng và phát thải.
Việc làm này còn giúp cho việc quản lý, thu gom và xử lý bao nilon dễ dàng hơn, đơn giản hơn. Nếu có thể, việc tái chế bao nilon thành nhiên liệu sẽ được tiến hành thuận tiện hơn vì khơng cần phải phân loại.
Chi phí thu được từ các hộ dân sẽ phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển túi nilon đến bãi chôn lấp hoặc dùng cho các mục đích tái chế.
46
Người dân chúng ta rất quan tâm đến vấn đề kinh tế. Nếu đánh vào kinh tế thì người dân sẽ hạn chế sử dụng túi nilon trong cuộc sống, lượng thải bỏ cũng ít đi.
Giải pháp này được xây dựng trên cơ sở định lý Ronal Coase.
d. Khó khăn
Việc kiểm tra, đo đạc lượng phát thải bao nilon khó thực hiện và cần có một bộ phận chuyên trách tại chính quyền quản lý và giám sát thực hiện.
Từ kết quả khảo sát, có một số hộ dân không tham gia dịch vụ thu gom CTRSH của công ty môi trường đô thị mà vứt bao nilon ra vườn cùng với rác hữu cơ. Vì vậy rất khó kiểm sốt được lượng phát thải của các hộ dân đó. Nếu khơng được tiến hành triệt để và đồng bộ được thì tính hiệu quả khơng được đảm bảo.
4.2.2. Thu phí, thu thuế mơi trường đối với bao bì nilon
a. Cách thức thực hiện
Túi nilon được sử dụng rất rộng rãi, trong nhiều lĩnh vực khác nhau, được nhiều người đặc biệt là các bà nội trợ rất ưa chuộng bởi đa công dụng, rất tiện lợi và rẻ tiền. Vì vậy, cần đánh thuế thật nặng đối với mặt hàng túi nilon cũng là một giải pháp hiệu quả để hạn chế sử dụng chúng.
Đối với việc đánh thuế này, nên quy định ngoại trừ bao bì đóng gói hàng hóa sẵn và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với mơi trường, tất cả các loại túi nilon còn lại chịu mức thuế từ 30.000-50.000 đồng/kg (tương đương khoảng 100-150% giá bán hiện hành, 1kg túi nilon khoảng 200 chiếc với giá bán 20.000-30.000 đồng/kg). Chính quyền cần quản lý chặt việc thu thuế này để đảm bảo thu đúng và đủ, tránh tình trạng dù đã đánh thuế rồi nhưng giá bao nilon cũng không thay đổi nhiều.
Cần khảo sát thí điểm các chợ, cửa hàng trên địa bàn để xem phản ứng của người dân như thế nào rồi rút kinh nghiệm trước khi tiến hành triển khai rộng rãi. Để Luật thuế Môi trường được ủng hộ rộng rãi, chính quyền cần cơng khai mục đích sử dụng tiền nộp thuế.
b. Lợi ích
47
phí túi nilon cho khách hàng. Người bán hàng bị đánh thuế thì họ sẽ tính đến bài toán kinh tế, giá túi tăng làm cho lợi nhuận mà họ thu được giảm đi, giá bán hàng lúc đó sẽ kèm theo giá túi, khơng cịn thoải mái cho thêm túi nilon nếu khách hàng có nhu cầu. Cịn người mua khi khơng được cung cấp miễn phí túi thì họ cũng phải tìm cách sử dụng túi nilon ít hơn hoặc sử dụng các loại giỏ mang theo.
Bên cạnh đó, tiền thuế thu được đưa vào Quỹ môi trường để hỗ trợ các hoạt động bảo vệ môi trường.
Việc đánh thuế môi trường đối với túi nilon phần nào đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng, điều đó sẽ thay đổi thói quen sử dụng túi nilon của người dân.
Mặt khác, việc đánh thuế vào các nhà sản xuất sẽ thúc đẩy họ tìm giải pháp chuyển đổi sản xuất các loại túi mới ít gây tác động đến môi trường. Việc đánh thuế này, làm cho các nhà sản xuất phải giảm chi phí biên sản xuất, nâng giá thành túi nilon lên.
c. Thuận lợi
Giải pháp này được thực hiện trên cơ sở Luật Thuế bảo vệ môi trường đã được Quốc hội thơng qua năm 2011, có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2012.
Và cũng từ kết quả khảo sát cho thấy, 83,75% người dân đồng ý sẽ thay đổi thói quen sử dụng bao nilon. Vì vậy người dân cũng sẽ đồng tình và ủng hộ việc đánh thuế môi trường vào túi nilon như thế này.
Mặt khác, các cơ sở sản xuất túi nilon thường kinh doanh nhiều mặt hàng khác, khơng có cơ sở chỉ sản xuất túi nhựa xốp. Do đó, việc đánh thuế môi trường làm giảm sản xuất túi nhựa xốp cũng tác động không nhiều đến hoạt động sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn phường có một cơ sở sản xuất bao bì là Cơng ty Cổ phần tổng hợp Việt Phú, tham gia sản xuất và kinh doanh bao bì nhựa, bao bì PP dệt tròn, túi nhựa HDPE, PE, tái sinh nhựa. Đây là cơ sở đầu tiên tại phường có thể áp dụng mức thuế môi trường đối với bao bì nilon, góp phần nâng giá thành của túi nilon, từ đó hạn chế mức sử dụng chúng trong cuộc sống người dân trong phường.
48
Vì vậy, ban quản lý phường có thể quản lý được giá túi nilon trên thị trường và việc nộp thuế của Cơng ty, cũng như có thể hạn chế được số lượng sử dụng của người dân.
Đã có nhiều quốc gia thực hiện thành công giải pháp này trên thê giới, đáng để chúng ta tham khảo. Ireland là nước đầu tiên ở châu Âu áp dụng biện pháp hạn chế sử dụng bao bì nilon từ tháng 5/2002. Mỗi bao bì nilon phải chịu mức phí 15 euro- cent, khiến số lượng bao bì nilon được sử dụng giảm khoảng 90% sau khi quy định được áp dụng.
d. Khó khăn
Việc quản lý thu thuế mơi trường đối với bao bì nlon phải được tiến hành triệt để. Hiện nay dù Luật thuế BVMT đã có hiệu lực nhưng giá của bao bì nilon cũng khơng tăng nhiều. Nếu tính cả thuế và giá bán trước nay của bao nilon thì mức giá hiện tại phải là 50.000-80.000/kg chứ không phải là từ 30.000-55.000/kg như trên thị trường hiện nay. Điều này cho thấy đã có nhiều doanh nghiệp né tránh việc thực hiện nộp thuế.
Tăng thuế bao bì nhựa cũng đồng nghĩa với việc kìm hãm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Việc áp dụng thuế môi trường vẫn chưa rõ ràng, chưa thật cơng bằng. Có sản phẩm bị đánh thuế, sản phẩm khơng bị đánh thuế. Theo quy định, bao bì đóng gói sẵn hàng hóa khơng bị đánh thuế nhưng túi đựng tôm, hải sản đông lạnh xuất khẩu ra nước ngoài vẫn bị đánh thuế, túi đựng bánh kẹo lại không bị đánh thuế.