Các biện pháp quản lý

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 26 - 28)

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

1.4. Các biện pháp xử lý và quản lý bao bì nilon đang được áp dụng trên thế giới và

1.4.2. Các biện pháp quản lý

a. Ban hành luật, quy định về quản lý chất thải nilon

Bằng các cơng cụ pháp luật và chính sách vĩ mơ, nhiều nước trên thế giới đã thành công trong việc tăng cường thu gom, xử lý, tái chế chất thải nilon để giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm tài nguyên. Ở các nước châu Âu, năm 1992 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và kết quả năm 1995 lượng phế thải bao bì thu gom là 80%; ở Nhật Bản, năm 1995 đã ban hành luật thu gom và tái chế bao bì và năm 1996 đã thu gom và tái chế được 10,03 tấn nhựa phế thải, bằng 11,3% lượng nhựa phế thải. Ở Hàn Quốc tỷ lệ tái chế trong xử lý rác thải năm 1994 là 15,4%, đến năm 2000 con số này đã tăng lên 47%, ngược lại tỷ lệ chơn lấp đã giảm từ 81,1% năm 1994 xuống cịn 47% năm 2000.

Năm 2007, Hội đồng thành phố San Francisco đã trở thành thành phố đầu tiên của Hoa Kỳ cấm sử dụng túi nhựa tại các siêu thị lớn nhằm thúc đẩy hoạt động tái chế. San Francisco sử dụng 181 triệu túi nilon đựng hàng hóa/năm và lệnh cấm này sẽ tiết kiệm được 450.000 galông dầu mỏ mỗi năm và loại bỏ 1400 tấn chất thải khỏi các bãi chôn lấp. Theo luật được thông qua, các siêu thị lớn và hiệu thuốc sẽ không được phép cung cấp túi nhựa sản xuất từ các sản phẩm dầu mỏ. Đến năm 2010, bang NewJersey đã loại bỏ sử dụng túi nilon. Vào tháng 1/2008, thị trưởng Michael Bloomberg của thành phố NewYork đã ký dự luật buộc người bán hàng quy mơ lớn phải xây dựng các chương trình tái chế túi nilon và sử dụng túi tái chế.

17

Còn từ tháng 7/2010, Gabon - một quốc gia ở châu Phi - chính thức cấm sử dụng bao bì nilon trên tồn quốc, Pháp cũng đã có những động thái tương tự từ năm 2010. Các nước khác như Uganda và Nam Phi, chính phủ các nước đều đã thí nghiệm áp thuế lớn, cấm hồn tồn hoặc cấm một phần sử dụng, sản xuất túi siêu mỏng.

Nhận thấy được tác hại của túi nilon đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý nhà nước đã có nhiều giải pháp để giải quyết vấn đề này. Để hạn chế việc sử dụng túi nilon, Thủ tướng đã yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành quy định cấm sản xuất các loại túi nilon khó phân hủy có bề dày một lớp màng nhỏ hơn 30 micromet (30µm), tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu gom, tái chế.

Trong những năm qua Quốc hội đã ban hành một số văn bản pháp luật như Luật BVMT, Luật Thuế BVMT (có hiệu lực từ ngày 1/1/2012). Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 59/2007/NĐ-CP về quản lý chất thải rắn; Nghị định số 67/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế BVMT. Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng ký Quyết định số 2149/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Các luật, quy định này sẽ góp phần siết chặt cơng tác quản lý và kiểm sốt ơ nhiễm mơi trường do bao bì khó phân hủy và những ý kiến tham vấn về định hướng, giải pháp để kiểm sốt triệt để ơ nhiễm do túi nilon nói riêng và CTRSH nói chung.

b. Tính thuế đối với túi nilon

Các quốc gia trên thế giới cũng đã có những hành động rất thiết thực và mang lại hiệu quả khá tốt trong việc cắt giảm sử dụng túi nilon, đó là đánh vào kinh tế của những người tiêu dùng cũng như nhà sản xuất. Kinh nghiệm ở một số nước cho thấy đánh thuế có thể khiến cho lượng túi nilon được sử dụng giảm khoảng 80%. Theo chương trình hành động được Chính phủ Nhật Bản thơng qua năm 2008, mỗi người dân Nhật Bản sẽ phải giảm 20% lượng rác thải, tương đương 530 gram mỗi ngày vào năm 2015. Vì thế, người dân nước này buộc phải hạn chế sử dụng bao bì nilon

18

khi đi mua sắm và Nhật Bản đã đánh thuế 5 - 7 yên/1 bao bì. Đài Loan bắt người mua hàng không đem theo túi riêng phải trả 1 đôla Đài Loan. Ngay từ đầu năm 2008, vùng lãnh thổ Hồng Kông đã đưa ra quyết định, khách hàng khi lấy túi nilon khó phân hủy để đựng hàng phải trả thêm 50 xu Hong Kong (tương đương khoảng 1.000 VND)/túi.

Tại thành phố Los Angeles, nếu người mua hàng muốn sử dụng túi nilon, cửa hàng thực phẩm có thể cung cấp cho họ với giá 10 cent một túi. Giá này được thiết lập để thuyết phục họ không sử dụng các loại túi nilon và chuyển sang sử dụng các loại túi tái sử dụng, túi thân thiện môi trường. Tại Tanzania, nếu bán các túi xách nhựa khó phân hủy bị tuyên án nhiều nhất 6 tháng tù giam và phạt tiền 1,5 triệu đồng shilling (1.137 USD). Những loại bao tải nhựa cũng bị đánh thuế ở Ý và Bỉ. Còn ở Thụy Điển, Đức, Hà Lan, Tây Ban Nha, Na Uy... những người kinh doanh tạp phẩm sẽ phải trả thuế cho những loại bao tải nhựa.

Khu vực Đông Nam Á, điển hình là đất nước Brunei. Bắt đầu từ cuối tháng 7/2010, chính phủ nước này đã đưa ra quyết định thu phí khi sử dụng bao bì nilon tại các siêu thị lớn như Supasave và Hua Ho với 10-20 cent cho mỗi túi nilon, trong khi chỉ thị về lệnh cấm hoàn toàn sử dụng bao bì nilon vẫn chưa được đưa ra.

Việc đánh thuế đối với túi nilon đã có quy định tại Luật Thuế BVMT vào cuối năm 2010, có hiệu lực từ ngày 01/ 01/2012 quy định một số sản phẩm tiềm tàng gây ô nhiễm môi trường sẽ phải chịu thuế, trong đó túi nilon là một trong những sản phẩm phải chịu mức thuế cao. Túi nilon thuộc diện chịu thuế là loại túi, bao bì nhựa mỏng làm từ màng nhựa đơn polyetylen, tên kỹ thuật là túi nhựa xốp như HDPE (high density polyethylene resin), LDPE (Low density polyethylen) hoặc LLDPE (Linear low density polyethylen resin), trừ bao bì đóng gói sẵn hàng hóa và túi nilon đáp ứng tiêu chí thân thiện với mơi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường với mức thuế 30.000- 50.000 đồng/kg.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)