CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.3. Giải pháp về công nghệ
4.3.1. Chế tạo và sản xuất các sản phẩm thay thế bao bì nilon
a. Cách thức thực hiện
Theo các chuyên gia, việc loại bỏ dần túi nilon ra khỏi đời sống hằng ngày chỉ có thể thực hiện được nếu tiến hành kết hợp các giải pháp. Trước khi cấm người dân sử dụng túi nilon, các cơ quan chức năng nên đưa ra cho người tiêu dùng những loại túi khác thay thế mà có thể đáp ứng được các tiêu chí như túi nilon. Và việc làm này cần được tiến hành theo một lộ trình nhất định. Trước hết, chính phủ cần có những
49
hỗ trợ để nghiên cứu và phát triển các loại túi có thể phân hủy sinh học nhanh, thân thiện với mơi trường hoặc các loại túi có thể tái sử dụng nhiều lần rồi sau đó mới hạn chế sản xuất và cung ứng loại túi nilon khó phân hủy và đưa ra các lệnh cấm. Một khi đã có nghiên cứu và tìm ra sản phẩm thay thế thì tại mỗi địa phương sẽ có thể sản xuất đại trà.
Đã có nhiều nghiên cứu và tìm ra các sản phẩm thân thiện môi trường như bao bì làm từ tinh bột nhiệt dẻo, tinh bột bắp có thể bị phân hủy sau 60 ngày chơn dưới đất nhờ hoạt động của vi khuẩn, nấm men tạo thành nước và CO2 hoặc các loại túi làm từ xơ sợi tự nhiên như sợi đay, gai có độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài.
Tỉnh Quảng Ngãi cũng như phường Quảng Phú có thể thu hút các doanh nghiệp có ý muốn kinh doanh, sản xuất các mặt hàng này vào các KCN tại phường và trong tỉnh. Tuy nhiên cần phải có những hỗ trợ và ưu đãi đối với các doanh nghiệp này.
b. Lợi ích
Người dân có thể sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn để thay thế bao bì nilon trong cuộc sống. Các sản phẩm này khơng dùng ngun liệu hóa thạch để sản xuất, sản phẩm có thể phân hủy nhanh nhờ vi sinh vật, độ bền cao, có thể sử dụng lâu dài mà không ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Đây là lợi ích lớn nhất mà các sản phẩm này mang lại, sẽ giảm dần tình trạng ơ nhiễm mơi trường do bao bì nilon gây ra.
Một khi đã có sản phẩm thay thế được bao bì nilon thì người dân sẽ dần thay thế thói quen sử dụng bao nilon vơ tội vạ, và khơng lạm dụng chúng trong mọi mục đích như hiện nay.
Các doanh nghiệp sản xuất các loại bao bì nhựa tự phân hủy sinh học sẽ được cấp nhãn sinh thái nếu đạt yêu cầu. Đây là một lợi thế lớn đối với các doanh nghiệp để họ có thể cạnh trạnh với các sản phẩm khác trên thị trường và có thể xuất khẩu ra thị trường thế giới.
50
Đã có quy định của nhà nước về việt trợ giá đối với các sản phẩm túi thân thiện môi trường và được cụ thể hóa tại Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT và Nghị quyết 41 - NQ/TW với “cơ chế, chính sách hỗ trợ về vốn, khuyến khích về thuế và trợ giá đối với hoạt động môi trường”. Các doanh nghiệp có nhiều cơ hội để đầu tư hơn.
Người dân đang mong chờ một sản phẩm mới có thể thay thế được túi nilon nên sản phẩm thân thiện môi trường này sẽ đáp ứng được nhu cầu bức thiết của người dân, sản phẩm sản xuất ra sẽ có chỗ đứng trên thị trường.
Có nhiều cơng ty, doanh nghiệp đã đầu tư mua công nghệ và trang thiết bị để sản xuất các loại bao bì nilon. Ví dụ như Cơng ty Tiến Thành ở TP HCM vừa cho ra đời loại bao bì đựng thực phẩm, nước uống sử dụng 80% nguyên liệu chính là bột bắp, 20% còn lại là các phụ gia thực phẩm an tồn, khơng gây ô nhiễm môi trường và tự phân hủy. Đặc điểm quan trọng nhất là sau khi sử dụng, bao bì từ bột bắp sẽ tự phân hủy trong môi trường. Nếu chơn xuống đất có độ ẩm cao thì thời gian phân hủy bao bì khoảng 6 tháng. Sau giai đoạn sản xuất thử nghiệm thành công, công ty Tiến Thành chính thức đưa ra sản phẩm ra thị trường nội địa và xuất khẩu vào năm 2009. Quảng Ngãi nói chung và Quảng Phú nói riêng cũng sẽ có một cơng ty hoạt động trong lĩnh vực này trong tương lai khơng xa.
d. Khó khăn
So với túi nilon thông thường, giá thành để sản xuất túi tự hủy, túi vải cao hơn rất nhiều. Mặt khác, về phương diện kỹ thuật như độ dẻo dai khi chứa các vật nặng, tính chịu nước khi chứa đựng các vật ẩm ướt như cá, thịt… của chúng thường khơng cao bằng túi nilon. Mặc dù đã có những cố gắng giảm chi phí sản xuất nhưng vẫn còn cao hơn vài chục phần trăm so với sản xuất loại túi nilon khó phân hủy. Vì vậy khả năng cạnh tranh được với bao nì nilon là rất hạn chế.
Cũng vì giá thành sản xuất bao bì sinh học cao hơn bao bì nhựa thường từ 15 - 20% nên chưa được các khách hàng trong nước lựa chọn, không thể tiêu thụ tại địa phương mà chỉ chủ yếu là xuất sang các nước.
51
Đã có một số cơng ty sản xuất bao bì được quảng bá là tự phân hủy trên địa bàn TP.HCM như các Công ty sản xuất bao bì Tân Tiến, Nam Việt, Lotus, Cơng ty Nhựa Rạng Đông,… Tuy nhiên, hiện nay chưa có cơng ty nào dám khẳng định chính thức thành phần ngun liệu 100% có nguồn gốc hữu cơ.
Công ty cổ phần tổng hợp Việt Phú hoạt động trong KCN Quảng Phú có tham gia sản xuất và kinh doanh bao bì giấy, thùng carton, hộp giấy các loại và các loại bao bì giấy khác. Tuy nhiên, sản phẩm của công ty chủ yếu phục vụ cho việc đóng gói thực phẩm, nước uống, thùng hàng,…. Vì vậy cơng ty cần mở rộng lĩnh vực hoạt động, sản xuất các loại bao bì giấy và sản phẩm có thể tái chế phục vụ cho việc mua sắm, chứa đựng hàng hóa thay thế cho bao bì nilon.
Và cũng theo kết quả khảo sát được, người dân tại phường e ngại về tính năng của các loại túi thân thiện, túi tự hủy. Các loại túi này quá to, không phù hợp với nhiều mặt hàng buôn bán của người dân nên người dân không thể nào thay thế bao bì nilon mà sử dụng chúng phổ biến được.
4.3.2. Sản xuất nhiên liệu từ túi nilon
a. Cách thức thực hiện
Bên cạnh việc tìm kiếm và sản xuất các sản phẩm có thể thay thế bao bì nilon, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra một giải pháp khác có ý nghĩa rất lớn. Đó là tái chế bao bì nilon để sản xuất nhiên liệu.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học những chiếc túi nilon có thể được tái chế thành dầu diesel, khí đốt và các sản phẩm xăng dầu hữu ích khác. Các chế phẩm thông thường chiết xuất từ dầu mỏ chẳng hạn như dung môi, xăng, dầu bôi trơn, sáp, dầu động cơ và dầu thủy lực,... đều có thể “chế biến” từ túi nilon với hiệu suất lên đến 80%, nhưng lại tiêu tốn ít năng lượng cho q trình chuyển đổi. Các nhà nghiên cứu đã có thể pha trộn lên đến 30% diesel có nguồn gốc từ nhựa vào diesel thơng thường và chúng khơng có vấn đề về tương thích với dầu diesel sinh học.
Cơng nghệ tái chế rác thải nilon thành dầu đốt được thực hiện qua các quá trình tách loại tạp chất và xử lý nilon, quá trình nhiệt phân xúc tác phá vỡ cấu trúc mạch polymer của nilon và quá trình tách phân đoạn sản phẩm. Chính quyền
52
phường, thành phố có thể mua công nghệ của các nghiên cứu hoặc các Viện để tái chế lượng bao bì nilon phát sinh tại phường, thành phố.
b. Lợi ích
Với phương pháp này, sẽ mang lại hiệu quả góp phần làm giảm lượng bao bì nilon phát sinh trong thành phố cũng như tại phường, cũng như tìm ra nguồn nhiên liệu phục vụ cho cuộc sống khi mà nguồn nhiên liệu hóa thạch đang dần cạn kiệt. Nguồn nhiên liệu tạo thành sẽ được sử dụng cho các động cơ, xe cộ.
Địa phương khơng cịn tốn nhiều cơng sức trong việc xử lý rác nilon cũng như giảm diện tích bãi chơn lấp và các chất thải hữu cơ khác tại bãi chôn lấp dễ dàng bị phân hủy bởi các vi sinh vật khi khơng có sự ngăn cản quá trình oxi trong đất của túi nilon.
Chi phí để mua dây chuyền tái chế rác thải túi nilon sẽ được bù đắp dần trong quá trình tạo ra sản phẩm và bán cho các nhà máy, xí nghiệp. Ngồi ra cịn có thể mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách của thành phố và phường.
c. Thuận lợi
Hiện nay dây chuyền công nghệ tái chế rác thải nilon thành nhiên liệu còn rất hạn chế trong nước nên việc đầu tư vào công nghệ này sẽ nhận được nhiều sự quan tâm của nhà nước, chính quyền địa phương cũng như người dân.
Chính phủ cũng rất quan tâm đến vấn đề tái chế chất thải, đặc biệt là bao bì nilon. Nếu phường có tham gia vào hoạt động này sẽ nhận được nhiều hỗ trợ và sự khuyến khích của nhà nước. Điều này được cụ thể hóa trong Luật BVMT 2005 và các Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/1/2009 về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động BVMT và Nghị quyết 41 - NQ/TW.
Thành phố Đà Nẵng cũng đã có dây chuyền cơng nghê này và đang hoạt động tốt trong việc tái chế bao bì nilon thành dầu đốt công suất 2,5 tấn dầu/ngày. Sản phẩm của cơng nghệ bao gồm: 15-25% khí gas được xử lý và sử dụng đốt cấp nhiệt cho lò nhiệt phân; 60-65% Nhiên liệu lỏng (dầu PO) có thành phần là các hydrocacbon tương tự như trong hỗn hợp xăng dầu từ dầu mỏ; 5- 10% tro than. Công ty Mơi trường đơ thị Quảng Ngãi có thể học hỏi kinh nghiệm từ đây để đưa
53
công nghệ này về với Quảng Ngãi và mang lại nhiều lợi ích to lớn hơn nữa, đặc biệt là nghĩa về mặt môi trường.
d. Khó khăn
Vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề trong giải pháp này, đặc biệt là chi phí đầu tư ban đầu để mua công nghệ cũng như nguồn nhân lực, kỹ sư có đủ kiến thức chun mơn và kinh nghiệp vận hành công nghệ. Phường Quảng Phú đang thiếu những yếu tố quyết định đó.
Cơ sở hạ tầng tại địa phương là một trong những yếu tố góp phần vào sự thất bại của việc thực hiện tái chế bao nilon.
Việc phân loại bao bì nilon tại nguồn của mỗi người dân tại phường vẫn chưa được thực hiện nên việc tái chế bao nilon là khó thực hiện.