Các giải pháp hỗ trợ khác

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 67)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.5. Các giải pháp hỗ trợ khác

4.5.1. Tổ chức sản xuất bao bì nilon chịu trách nhiệm

a. Cách thức thực hiện

Các nhà sản xuất túi nilon và các sản phẩm khó phân hủy có trách nhiệm thu hồi và tái chế sản phẩm của họ sau khi nó được sử dụng và thải bỏ. Cở sản xuất bao bì nilon phải tìm cách sáng tạo để thiết kế ra những loại bao bì tốt hơn có thể được phục hồi đầy đủ, tái chế hoặc tái sử dụng.

Bên cạnh đó, chính phủ cần có sự can thiệp, tiến tới luật hóa nghĩa vụ của các doanh nghiệp sản xuất bao bì nilon trong việc thu hồi tái chế hoặc xử lý chất thải mà họ sản xuất.

58

Giải pháp này sẽ ngăn chặn ơ nhiễm nhựa và bao bì nilon tại nguồn nhằm tạo ra động lực cho ngành cơng nghiệp sử dụng ít bao bì nilon khi sản xuất sản phẩm của họ, làm cho họ có thể tái chế, tái sử dụng và đảm bảo rằng kế hoạch thu hồi, tái chế có thể thực hiện được. Và việc làm đó sẽ giúp các nhà sản xuất trang trải các chi phí cần thiết để sản xuất túi nilon ra môi trường.

Việc làm này cịn giúp cho chính quyền địa phương khơng cần phải tìm cách thu hồi, xử lý bao bì nilon.

c. Thuận lợi

Sự quan tâm của nhà nước đối với các cơ sở tái chế chất thải, có những hỗ trợ về thuế, vốn, kỹ thuât,…

Các công nghệ tái chế túi nilon trên thế giới đang rất phát triển. Bên cạnh đó, cơ sở đó đã có sẵn dây chuyền sản xuất rồi nên không cần phải đầu tư mua mới lại từ đầu để tái chế mà chỉ bổ sung một ít thiết bị để sản xuất bao nilon tái chế.

d. Khó khăn

Cơng tác quản lý và giám sát việc thực hiện trách nhiệm thu hồi của các cơ sở sản xuất bao bì sẽ gặp nhiều khó khăn, doanh nghiệp sẽ tìm cách né tránh.

Trong thực tế, vẫn chưa có một quy định cụ thể nào về việc thực hiện các nghĩa vụ thu hồi và tái chế bao nilon do các cơ sở sản xuất ra. Vì vậy rất khó kiểm sốt và xử phạt nếu có vi phạm.

4.5.2. Phân loại rác tại nguồn

a. Cách thức thực hiện

CTRSH hàng ngày của người dân trong phường là loại tổng hợp, không phân loại, gồm nhiều thứ rác hữu cơ và vơ cơ, dễ phân hủy và khó phân hủy, khơng độc hại và độc hại. Vì vậy, việc phân loại rác tại nguồn trước khi đem đổ vào thùng rác là điều hết sức cần thiết, đặc biệt từ các hộ gia đình. Việc phân loại giúp cho quá trình xử lý chất thải đơn giản hơn, phù hợp với từng loại chất thải, giảm diện tích đất khi chơn lấp cũng như thu hồi, tái sử dụng, tái chế được rác thải có giá trị.

Tại mỗi gia đình cần phải có hai thùng rác gắn liền với nhau, có thể dùng 2 màu xanh và vàng khác nhau để phân biệt, màu xanh đựng những loại rác dễ phân

59

hủy, màu vàng đựng túi nilon và những vật khó phân hủy, đây là quy định bắt buộc đối với từng nhà. Các loại rác có thể tái chế được như vỏ hộp nhựa, giấy, kim loại,… thì để riêng bán đồng nát hoặc giao cho nhân viên vệ sinh mơi trường.

Những hộ gia đình nào khơng thực hiện việc phân loại sẽ có những biện pháp xử lý đối với hộ gia đình đó, biện pháp mạnh nhất là khơng thu gom rác tại hộ gia đình đó. Sau vài lần như thế bản thân hộ gia đình đó phải tự ý thức được hành động của mình. Sau khi túi nilon đã được phân loại thu gom lại và có biện pháp xử lý riêng, có thể được tái chế như nêu trên, còn các chất thải hữu cơ sẽ được sử dụng để chế biến phân compost.

Quá trình vận chuyển cũng phải được thực hiện hiệu quả, đảm bảo không trộn lẫn chất thải đã được phân loại khi vận chuyển. Các trạm trung chuyển, tập kết rác và cơ sở xử lý cho từng loại rác thải phải được xây dựng, kiểm tra và giám sát.

b. Lợi ích

Các chất thải có thể tái chế được vận chuyển đến các nhà máy tái chế để sản xuất ra các sản phẩm khác, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên.

Quá trình xử lý rác thải từ nilon trở lên đơn giản mà không phải tốn nhiều thời gian và tiền bạc, hơn nữa có thể mang lại hiệu quả về mặt kinh tế, mặt khác có thể hỗ trợ cho các nhóm giải pháp khác đã được trình bày ở trên.

Đây cũng là bước khởi đầu cho việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt thành nhiều loại như ở các nước phát triển. Và dần hình thành ý thức phân loại rác thải tại nguồn cho cộng đồng dân cư.

c. Thuận lợi

Cách này đã được áp dụng tại một vài địa phương trên cả nước và mang lại hiệu quả khả quan. Không chỉ riêng phường Quảng Phú mà các địa phương khác có thể học hỏi kinh nghiệm để dễ dàng triển khai thực hiện.

Một vài người dân của phường đã tiến hành phân loại chất thải thải tại nguồn, tách riêng bao nilon cho vào thùng rác và các chất thải khác thì được đỗ ra vườn. Đây là một dấu hiệu khả quan về nhận thức và hành động của người dân về việc phân loại rác thải và xa hơn là bảo vệ môi trường.

60

d. Khó khăn

Việc phân loại rác tại nguồn khơng chỉ tốn kém về mặt chi phí, mà cịn phức tạp về kỹ thuật và mất nhiều thời gian. Vì vậy, chính quyền địa phương cần có sự đầu tư toàn diện hoặc hỗ trợ về kinh phí và phương tiện để kế hoạch có thể thực hiện thành cơng.

Hiện nay tại phường chưa có cơ sở tái chế chất thải nên chưa thể tận dụng được nguồn tài nguyên này phục vụ cho việc tái chế.

61

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Qua q trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát, tơi rút ra kết luận như sau:

Mức phát thải bao bì nilon tại phường có liên quan, chịu ảnh hưởng của thu nhập, nghề nghiệp, và quy mơ hộ gia đình. Ở đây, thu nhập càng cao thì mức sử dụng càng nhiều. Về mặt quy mô hộ gia đình, những gia đình có số thành viên càng đơng thì lượng sử dụng và phát sinh càng nhiều. Bên cạnh đó, mối liên hệ giữa nghề nghiệp và lượng sử dụng túi nilon cũng cho thấy ngành nghề CNVC đóng vai trị phát thải nhiều nhất, tiếp đến là kinh doanh và thấp nhất là HSSV.

Tuy nhiên, có một điều khơng tn theo quy luật trên đó là mối quan hệ giữa mức độ phát thải túi nilon và trình độ học vấn. Thực tế tại phường Quảng Phú, cho thấy mức phát thải cao nhất là trên THPT, trong khi theo quy luật sẽ là cao nhất ở trình độ THCS hoặc tiểu học.

Bao bì nilon trong cuộc sống người dân chủ yếu phát sinh từ việc đi chợ là chủ yếu. Nguyên nhân là do thói quen khơng dùng giỏ nhựa khi đi chợ mà chỉ sử dụng bao nilon được những người bán hàng cung cấp miễn phí. Bên cạnh đó cũng là thói quen xin thêm túi nilon để bọc ngoài của người mua hàng cũng như người bán hàng sẵn lịng cho thêm vì lo sợ mất lòng khách hàng. Người dân tại phường quá lệ thuộc vào bao bì nilon, sử dụng chúng cho mọi mục đích từ đựng thực phẩm, đựng rác đến việc đi mua cháo cho trẻ em.

Nhận thức của người dân về các vấn đề liên quan đến bao bì nilon như tác hại của chúng, giá cả, các quy định về chúng,… thì khá hạn chế và chỉ ở một mức độ là biết đến chứ chưa thực sự hiểu. Và kênh/nguồn mà người dân biết đến cũng chỉ bó hẹp, chủ yếu trên truyền hình hoặc nghe người khác nói đến mà thơi. Vì vậy việc tuyên truyền cho người dân cần được thực hiện ở tất cả mọi mặt, đa phương diện mới có thể dem lại hiệu quả tơt nhất.

Người dân đã ý thức được thói quen sử dụng bao bì nilon của mình ảnh hưởng như thế nào đến môi trường nên hầu hết người dân đồng ý thay đổi thói quen sử dụng bao bì nilon sang sử dụng các lợi túi khác nếu có và phù hợp.

62

2. Kiến nghị

Việc cắt giảm, hạn chế sử dụng bao bì nilon trong cuộc sống người dân không phải trong một sớm một chiều mà cần được thực hiện trong thời gian dài và đồng bộ.

Giải pháp đánh thuế túi nilon, chính sách trợ giá, chỉ nên thực hiện trong một thời gian nhất định vì giải pháp đánh thuế túi nilon và thực hiện thiết lập quyền sở hữu nhằm mục đích là giảm thiểu túi nilon trong thời gian nghiên cứu tìm loại túi khác thân thiện với mơi trường cịn giải pháp chính sách trợ giá chỉ mang mục đích trợ giúp các doanh nghiệp chuyển hướng sản xuất túi nilon khó phân hủy sang hướng kinh doanh túi nilon thân thiện với mơi trường.

Chính quyền thành phố nói chung, phường nói riêng cần có nhiều chương trình thực tế nhằm tuyên truyền cho người dân về tác hại của bao bì nilon và phổ biến các giải pháp hạn chế bao bì nilon cũng như các loại túi thân thiện mơi trường thay thế.

Chính quyền địa phương cần có giải pháp đào tạo nâng cao trình độ, năng lực của các cán bộ mơi trường tại phường. Ngồi ra, phải có sự phối hợp của nhiều cơ quan, hội có liên quan như các trường học, Hội phụ nữ,… nhằm hỗ trợ, giúp đỡ để cùng nhau thực hiện các biện pháp cắt giảm sử dụng bao bì nilon tại phường.

Người dân tại phường nên mang theo giỏ nhựa khi đi chợ, hạn chế xin thêm bao nilon khi mua hàng. Bên cạnh đó cần tham gia tốt các hoạt động tuyên truyền tại phường nếu có tổ chức.

63

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1]. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Ngãi năm 2010, Sở Tài nguyên Môi trường Tỉnh Quảng Ngãi.

[2]. Báo cáo Tình hình quản lý CTR trên địa bàn TP Quảng Ngãi, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (2012)

[3]. Báo cáo Về việc phục vụ dự án: Quy hoạch quản lý chất thải rắn trên địa bàn

tỉnh đến năm 2020, Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị Quảng Ngãi (2011).

[4]. Báo cáo đánh giá tác động của dự án Luật thuế Môi trường, 2010.

[5]. Báo cáo chỉ đạo, điều hành của UBND tỉnh và tình hình kinh tế - xã hội tháng 8

năm 2013, UBND tỉnh Quảng Ngãi.

[6]. Lê Thị Mỹ Hạnh (2012), Chế tạo và nghiên cứu tính chất vật liệu Nanocompozit trên cơ sở Polyetylen và Nano Clay biến tính Silan, Viện Kỹ thuật

Nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam.

[7]. Lê Thi Tuyết Ái, Hồ Văn Luân (2013), Ảnh hưởng của bao bì tới sức khỏe người tiêu dùng, khoa Công nghệ thực phẩm, Đại học Nha Trang.

[8]. Luật Thuế BVMT năm 2010, Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.

[9]. Nguyễn Ngọc Thùy Dương, Bùi Thị Kim Huệ, Trần Ái Thi, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Pham Thị Ngoc Hiếu (2009), Ngoại tác – tác hại của túi nilon với môi trường, Đại học Mở TPHCM.

[10]. Nguyễn Thị Trúc Mi, Nguyễn Thị Hàn Ni (2010), Tác động ngoại vi của bao

nilon trong đời sống hiện nay, Đại học Cơng nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

[11]. PGS.TS. Phùng Chí Sỹ (2011), Các biện pháp giảm phát thải bao bì nilơng khó phân hủy tại Việt Nam, Viện Kỹ thuật Nhiệt đới và Bảo vệ môi trường.

[12]. Trần Quang Ninh (2008), Tổng luận “Chất thải nhựa, túi nilon và công nghệ xử lý”, Trung tâm thông tin KH & CN Quốc gia.

[13]. Trần Thị Kiều Ngân (2012), Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất giải pháp quản

64

[14]. Trần Thanh Tùng (2006), Phân tích diễn biến hình thái cửa sông Trà Khúc,

tỉnh Quảng Ngãi, Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Thủy lợi và Mơi trường số 14, Trường

Đại học Thủy lợi Hà Nội.

[15]. S.M. Al-Salem, P. Lettieri, J. Baeyens (2009), Recycling and recovery routes of plastic solid waste (PSW): A review.

[16]. Richard C. Thompson, Charles J. Moore, Frederick vom Saal S., Shanna H. Swan (2011), Plastics, the environment and human health: current consensus and future trends, Center for Marine Biology and Ecology Research, Maritime Institute,

University of Plymouth (England)

[17]. Supermarket Shame: City of Sydney Plastic Bag Survey 2007,

PHỤ LỤC 1

PHIẾU KHẢO SÁT CỘNG ĐỒNG NGƯỜI DÂN/HỘ GIA ĐÌNH Về thực trạng sử dụng bao bì nilon và hoạt động hạn chế phát sinh bao bì nilon

trên địa bàn phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi. (Áp dụng đối với các hộ gia đình)

Quảng Ngãi, ngày … tháng … năm 2014. Thưa Ơng/bà, tơi là sinh viên chuyên ngành Quản lý Mơi trường, thuộc khoa Hóa Học, trường Đại học Sư Phạm – Đại học Đà Nẵng. Hiện nay, tơi đang tiến hành tìm hiểu một số vấn đề liên quan đến thực trạng sử dụng bao bì nilon trên địa bàn phường Quảng Phú và các hoạt động khác nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường. Tơi mời Ơng/bà tham gia vào cuộc nghiên cứu bằng cách trả lời các câu hỏi mà tôi đưa ra. Những thơng tin mà Ơng/bà cung cấp phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và việc lựa chọn gia đình Ơng/bà là hồn tồn ngẫu nhiên. Sự tham gia của Ông/bà vào cuộc khảo sát sẽ giúp tơi trong việc học tập và hồn thành đề tài nghiên cứu.

Rất mong nhận được sự nhiệt tình hợp tác của Ơng/bà. Xin chân thành cảm ơn.

A. Thông tin chung

1. Họ và tên người trả lời: ....................................................................................... 2. Địa chỉ: .... ............................................................................................................

3. Tuổi: □ Dưới 16 tuổi. □ Từ 16 đến 30

tuổi.

□ Từ 31 đến 60 tuổi. □ Trên 60 tuổi.

4. Giới tính: □ Nam □ Nữ

5. Trình độ học vấn:

□ Tiểu học. □ Trung học cơ sở.

□ Trung học phổ thông. □ Trên trung học phổ thơng. 6. Số nhân khẩu trong gia đình: ............ (người)

7. Nghề nghiệp: ......................................................................................................... .................................................................................................................................. 8. Xếp hạn kinh tế hộ gia đình:

□ Khá giả. □ Trung bình/Bình thường. □ Nghèo/Khó khăn.

I. Thực trạng sử dụng bao bì nilon trên đại bàn phường Quảng Phú, Tp Quảng Ngãi.

Câu 1: Theo Ơng (bà), túi nilon có vai trị như thế nào trong cuộc sống hằng ngày?

□ Vô cùng quan trọng □ Quan trọng □ Bình thường □ Không cần thiết

Câu 2: Ông bà sử dụng túi nilon cho các mục đích nào?

□ Đi mua sắm (hàng hóa khơ) □ Đựng thực phẩm □ Túi đựng rác

□ Khác ....................................................................................................................

Câu 3: Mỗi ngày gia đình Ơng/bà sử dụng hết bao nhiêu túi nilon?

□ Dưới 5 cái. □ Từ 6 – 10 cái. □ Trên 10 cái.

Câu 4: Lượng túi nilon sử dụng cho mục đích nào là nhiều nhất? Và với số lượng

bao nhiêu (túi nilon/tuần)?

.................................................................................................................................. ..................................................................................................................................

Câu 5: Với lượng túi nilon mà gia đình Ơng/bà sử dụng, Ơng/bà có nghĩ là nhiều

khơng?

□ Có. □ Khơng.

Câu 6: Ơng/bà có biết giá của túi nilon là bao nhiêu khơng?

□ Có. □ Khơng.

Nếu biết, thì đó là bao nhiêu? .............................................................................

Câu 7: Tại chợ, siêu thị hay các cửa hàng mà Ông/bà mua sắm, túi nilon có

được phát miễn phí khơng?

□ Có. □ Khơng.

Câu 8: Ơng/bà có biết thơng tin về việc “Túi nilon là một trong các mặt hàng

chịu thuế cao” khơng?

□ Có. □ Khơng.

Nếu C , Ơng/bà biết khi nào và bằng cách nào?

.......................................................................................................................... ..........................................................................................................................

□ Có. □ Khơng.

Câu 10: Ơng/bà có bao giờ nghe nói đến tác hại của túi nilon không?

□ Biết rất rõ. □ Thỉnh thoảng. □ Chưa bao giờ.

Câu 11: Theo Ông/bà túi nilon có ảnh hưởng đến:

□ Sức khỏe con người. □ Gây ô nhiễm môi trường sinh thái.

□ Gây mất mỹ quan đô thị. □ Tất cả.

Câu 12: Ông/bà hãy cho biết Ơng/bà đã nghe/biết/tìm hiểu về tác hại của bao bì

nilon từ những kênh/nguồn thơng tin nào?

□ Từ phương tiện truyền thơng: tivi, báo chí, truyền thanh

□ Từ internet.

□ Tài liệu tự đọc.

□ Từ các buổi hội thảo, tuyên truyền của cơ quan quản lý tại địa phương

□ Thông qua người khác.

II. Nhận thức của người dân về việc hạn chế sử dụng bao bì nilon và các biện pháp hạn chế sử dụng đã và đang được áp dụng tại phường Quảng Phú

Câu 13: Sau khi sử dụng, Ông/bà xử lý thế nào với túi nilon?

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)