Bao bì nilon được xử lý sau khi sử dụng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 50 - 52)

Ngồi ra, có 39/80 hộ dân vừa rửa sạch để dùng lại vừa vứt vào sọt rác, chiếm tỉ lệ 48,75% ; và có 5% người dân xử lý bằng cách vứt ra vườn và một phần giữ lại để dùng cho lần sau.

Và hoạt động tái sử dụng chỉ từ 1 – 2 lần/cái là phổ biến nhất, đặc biệt ở các hộ có bn bán tại gia thì càng phổ biến hơn. Những loại túi được người dân dùng lại nhiều nhất là các loại túi có đai xách, đặc biệt là túi dày chiếm tỉ lệ 74,42% để chứa đồ đạc trong gia đình, đựng rác,…; tiếp đến là các loại túi dày khơng có đai xách với 16,28% và túi mỏng có đai xách với 9,30%. Trong 50 cửa hàng, sạp chợ bn bán được hỏi thì chỉ 64% cửa hàng , sạp chợ sử dụng lại bao nilon để đựng hàng hóa cho khách. Tuy nhiên số lượng sử dụng lại khá ít ỏi so với lượng sử dụng, chỉ phổ biến chỉ từ 3 – 5%.

Từ thực trạng nói trên cho thấy người dân thải ra ngồi mơi trường bao bì nilon có kích thước mỏng là nhiều nhất. Trong khi nhà nước đang tìm mọi cách để hạn chế các loại túi mỏng này thải ra mơi trường. Vì vậy việc tái sử dụng của người dân cần được thực hiện trên tất cả các phương diện, tất cả các loại túi khác nhau.

3.3.2. Sử dụng các loại túi thân thiện môi trường

Khi người dân tại phường được hỏi về túi thân thiện môi trường hầu hết mọi người khơng biết rõ nó như thế nào với 52,5% thỉnh thoảng nghe nhắc đến, số người chưa bao giờ nghe nói hoặc biết đến cũng chiếm số lượng khá đông với 33,75%, còn lại hiểu rõ chiếm tỉ lệ thấp nhất với 13,75%. Trong số những người nghe/biết về túi thân thiện mơi trường cho rằng, đó là các loại túi dễ xử lý, dễ phân hủy là nhiều nhất, phần còn lại chỉ nêu một số loại túi giấy, túi vải tại các siêu thị chứ chưa thật sự hiểu rõ về túi thân thiện mơi trường là gì. Và kênh/nguồn thơng tin được người dân sử dụng vẫn là từ các phương tiện thông tin đại chúng như tivi, truyền thanh, một phần nữa là thơng qua người khác nói chuyện trao đổi.

41

Số gia đình có sử dụng túi thân thiện mơi trường tại phường khá ít chỉ có 18 gia đình sử dụng chiếm tỉ lệ 22,5%. Và số lượng sử dụng chỉ từ 1 – 2 cái. Tại các hộ gia đình có bn bán cũng khơng ngoại lệ. Tất cả người được hỏi đều không sử dụng túi thân thiện môi trường thay cho bao bì nilon tại cửa hàng của mình. Bên cạnh đó, có 80% các chủ cửa hàng này không muốn thay thế túi thân thiện môi trường cho bao bì nilon khi đựng hàng hóa cho khách hàng, một số ít cịn lại là đồng ý vì lý do sức khỏe và mang ý nghĩa về mặt môi trường. Lý do mà các chủ cửa hàng này đưa ra là không phù hợp với mặt hàng của họ, không biết giá cả như thế nào. Điều này cho thấy mức độ phổ biến túi thân thiện mơi trường đến người dân cịn nhiều hạn chế và chưa được người dân thực sự đón nhận. Việc làm này cần có sự can thiệp của chính quyền và các tổ chức có liên quan để túi thân thiện môi trường có thể đến được với cuộc sống hàng ngày của người dân nhằm thay thế và hạn chế bao nilon phát sinh ra môi trường như hiện nay.

3.3.3. Các hoạt động khác hạn chế phát sinh bao bì nilon

Theo kết quả khảo sát, tại phường Quảng Phú việc tuyên truyền nói về các vấn đề của bao bì nilon đến với người dân cịn nhiều hạn chế. Chỉ có 7 phiếu điều tra trả lời tại các cuộc họp tổ dân phố có nhắc đến việc hạn chế bao bì nilon trong cuộc sống chiếm 8,75%. Tuy nhiên khơng nói rõ được các chương trình đó là chương trình gì. Bên cạnh việc số lượng tổ chức không nhiều là mức độ hiệu quả của các chương trình được người dân đánh giá thể hiện qua biểu đồ trong hình:

57,14% 14,29% 0% 28,57% Có tổ chức nhưng ít Có tổ chức, hoạt động bình thường Có tổ chức, hoạt động rộng rãi, hiệu quả Có tổ chức nhưng nhàm chán

42

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng sử dụng bao bì nilon và đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế phát sinh bao bì nilon tại phường Quảng Phú TP Quảng Ngãi. (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)