Kết quả tính toán và kiểm định mô hình hồi quy

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 137)

Model

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa

Hệ số hồi quy

chuẩn hóa định Kiểm t Mức ý nghĩa Collinearity Statistics

B Std. Error Beta Tolera nce VIF 1 (Hằng số) -.434 .809 -.537 .592 F1 .154 .081 .091 1.904 .059 .970 1.031 F2 .789 .049 .785 16.004 .000*** .922 1.084 F3 .315 .050 .312 6.352 .000*** .918 1.090 F4 -.063 .061 -.049 -1.035 .302 .978 1.022 F5 .144 .065 .106 2.202 .029* .953 1.050 F6 -.236 .138 -.082 -1.710 .090 .962 1.040 F7 -.023 .077 -.014 -.294 .769 .974 1.027 F8 .019 .052 .017 .358 .721 .974 1.026 a. Biến phụ thuộc: CLGV

Ghi chú: ***, *: mức tin cậy là 99% và 95%

Nguồn:Sốliệu tác giảđiều tra (2017)

4.3. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG

VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG

4.3.1. Căn cứ đề xuất

a. Thực trạng chất lượng giảng viên và các hoạt động nâng cao chất lượng giảng viên

Bảng 4.29. Ma trận SWOT về chất lượng giảng viên và các hoạt động

nâng cao chất lượng giảng viên

SWOT

Điểm mạnh (S):

1. Giảng viên có tuổi đời trẻ 2. Khả năng linh động trong đổi mới chương trình đào tạo

Điểm yếu (W):

1. Chưa phát triển được thương hiệu.

theo hướng thực nghiệm. 3. CSVC, trang thiết bị đầy đủ

cho đổi mới phương pháp giảng dạy.

4. Cán bộ lãnh đạo có trình độ và kinh nghiệm quản lý.

5. Các quy định chức năng, nhiệm vụ của giảng viên đầy đủ, phù hợp.

nghiệm thực tế của giảng viên trẻcòn yếu. 3. Chính sách tạo động lực cho giảng viên chưa

cao.

4. Chương trình đào tạo còn nặng về kiến thức, còn ít chú trọng rèn kỹ năng, nhất là kỹ năng mềm. Cơ hội (O) 1. Chủ trương phát triển giáo dục đào tạo của Chính phủ, sự ủng hộ của UBND tỉnh. Ngày càng

tăng quyền tự chủ cho các cơ sở GDĐH trong nhiều mặt hoạt động (trong đó có tự chủ về con người). 2. Chính sách khuyến khích học tập nâng cao chất lượng giảng viên. 3. Nhu cầu đào tạo gia tăng do khối lượng tri thức trên thế giới tăng lên

không ngừng tạo nên nhu cầu phát triển kinh tế tri thức trên toàn cầu, nhu cầu lực lượng lao động có trình độ cao ngày càng tăng, nhu cầu học tập suốt đời của người lao động. 4. Sự phát triển nhảy vọt và mạnh mẽ về khoa học –

công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin.

Kết hợp S-O:

Các giải pháp đề xuất:

1. Tăng cường công tác chỉ đạo của cán bộ quản lý để sắp xếp xây dựng đề án vị trí việc làm của mỗi giảng viên sao cho phù hợp với chuyên môn giảng dạy.

2. Cho giảng viên trẻ được đi đào tạo nâng cao trình độ

chuyên môn.

3. Có chính sách thu hút

những giảng viên có trình độ cao về công tác làm việc tại trường.

4. Sử dụng cơ sở vật chất hợp lý để nâng cao chất lượng giảng dạycho giảng viên phục vụ nhu cầu người học.

5. Tăng cường mở các lớp ngoại ngữ, tin học cho giảng viên để có thể cập nhật kiến thức phù hợp với những thay đổi trong điều kiện toàn cầu

hóa.

Kết hợp W-O:

Các giải pháp đề xuất: 1. Xây dựng kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ giảng viên trong dài hạn phù hợp với chủ trương của Bộ GĐ&ĐT và UBND tỉnh Phú Thọ để xây dựng thương hiệu trường Đại học Hùng Vương

2. Tăng cường các khóa học trải nghiệm thực tế cho giảng viên (ngành Văn hóa Du lịch, Ngôn ngữ Trung Quốc, Cơ khí…) để tiếp thu và truyền tải kiến thức thực tế cho sinh viên. 3. Xây dựng chế độ đãi ngộ và khen thưởng cho giảng viên trên cơ sở đánh giá thực hiện công việc phải lấy tiêu chí hiệu quả, chất lượng công việc dựa trên các sản phẩm, công việc mà

mỗi giảng viên thực hiện. Trên cơ sở đó mới xác định đực mức độ đóng góp của mỗi giảng viên để thực hiện chế độ khen thưởng, đãi ngộ tương xứng với công lao bỏ ra.

Thách thức (T).

1. Thu nhập bình quân trên đầu người của người dân trong tỉnh Phú Thọ và khu vực lân cận còn thấp.

2. Chủ trương xã hội hóa giáo dục của Nhà nước. 3. Sự ra đời của nhiều trường đại học, cao đẳng trong khu vực

4. Yêu cầu của người học và nhà tuyển dụng.

Kết hợp S-T:

Các giải pháp đề xuất: 1. Nhà trường cam kết việc làm cho sinh viên đạt chuẩn đầu ra. Các giảng viên phải không ngừng đổi mới chương trình giảng dạy tạo động lực thu hút người học.

2. Các giảng viên phải nắm bắt đầy đủ chủ trương chính sách của Nhà nước và Bộ GD&ĐT để phổ biến đến người học

3. Yêu cầu các giảng viên phải đạt chuẩn về trình độ và chuyên môn giảng dạy

4. Sử dụng cơ sở vật chất của Nhà trường tạo điều kiện về nhà ở, sinh hoạt cho giảng

viên có thu nhập thấp.

Kết hợp W-T:

Các giải pháp đề xuất: 1. Xây dựng chính sách, thu hút nhân tài, đào tạo, phát triển, tạo động lực cho giảng viên giảng dạy.

2. Chiến lược tập trung phát triển một vài chương trình đào tạo then chốt.

Nguồn: Tổng hợp số liệu của tác giả (2017)

b. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia, tỉnh Phú Thọ và chiến lược phát triển của Trường Đại học Hùng Vương

+ Chiến lược phát triển nguồn nhân lực quốc gia và tỉnh Phú Thọ.

Quá trình toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, làm thay đổi căn bản tư duy kinh tế, chính trị, xã hội trên phạm vi toàn thế giới theo xu hướng hội nhập cùng phát triển. Đối với các trường Đại học, toàn cầu hóa tạo ra những điều kiện thuận lợi thúc đẩy giao lưu, hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm, chuyển giao và tiếp nhận công

nghệ đào tạo tiên tiến giữa các trường đại học trên thế giới. Bên cạnh đó, cũng nhiều thách thức được đặt ra đối với các trường trong xu thế hội nhập và hợp tác quốc tế, khắc phục sự mất cân đối giữa yêu cầu phát triển nhanh về qui mô cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo với yêu cầu đảm bảo, nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo; giữa yêu cầu vừa tạo ra được sự chuyển biến cơ bản toàn diện, vừa giữ được sự ổn định tương đối của hệ thống giáo dục - đào tạo.

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII Đảng cộng sản Việt Nam xác định mục tiêu “Đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại”. Trong đó những nhiệm vụ trung tâm là “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu đối với giáo dục đại học là “Phát triển giáo dục đại họctheo hướng hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở giáo dục đại học định hướng thực hành. Phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu đổi mới. Gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thu hút các nhà khoa học tham gia giảng dạy”. “Giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục, đào tạo, nhất là các trường đại học, trường dạy nghề. Thí điểm chuyển đổi mô hình trường công lập sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển. Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp”.

Vì vậy trong xu thế cạnh tranh quyết liệt về chất lượng và quy mô đào tạo để đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay, các trường Đại học nói chung và trường Đại học Hùng Vương nói riêng cần có hướng đi đúng và phát triển quy mô, nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng thiết thực nhu cầu xã hội, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh và khu vực.

Dự báo xu thế phát triển của xã hội và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh:

Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 định hướng đến năm 2030, toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều hiệp định kinh tế được kí kết như TPP, kinh tế Á-Âu, thị trường ASEAN… sẽ giúp Việt nam tiếp cận các thị trường lớn, thu hút đầu tư, gia tăng xuất khẩu và tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này sẽ tạo cho cho nước ta nhiều lợi thế trong việc phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hoá và hiện đại hoá, đưa đất nước lên một

vị thế mới trong sự ổn định về chính trị, xã hội và hệ thống chính sách, pháp luật hoàn thiện.

Trong 5 năm tới, tỉnh Phú Thọ được quy hoạch bổ sung vào vùng Thủ đô nên sẽ có nhiều cơ hội để tăng cường hợp tác, liên kết phát triển về mọi mặt, trong đó tập trung vào 4 khâu đột phá gồm đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng then chốt, cải cách hành chính, phát triển nguồn nhân lực và du lịch. Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 7,5% năm, GDP đầu người đạt 52,5 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế năm 2020: công nghiệp - Xây dựng đạt 41,5%, dịch vụ đạt 38,5%, nông lâm nghiệp, thuỷ sản đạt 20%. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 1,5%/năm; tỷ lệ tham gia đóng bảo hiểm y tế đạt 82% dân số, có 11 bác sỹ, 32,4 giường bệnh trên 1 vạn dân.

Kết quả điều tra, khảo sát nhu cầu lao động đối với từng ngành, nghề giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030:

Số liệu của Tổng cục Thống kê tính đến ngày 1/4/2014 thì tổng dân số Việt Nam là 90.5 triệu người (Tổng Cục Thống kê, 2014) trong đó tổng số người có việc làm là 52.43 triệu người tính đến ba tháng đầu năm 2015 (Số liệu Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, 2015), trong đó trình độ đại học là 4.3 triệu người (chiếm 36,39%); trình độ cao đẳng/cao đẳng nghề là 1.7 triệu người (chiếm 14,39%); trình độ trung cấp/trung cấp chuyên nghiệp là 3,06 triệu người (chiếm 25,84%); trình độ sơ cấp nghề là 1.99 triệu người, chiếm 16,79%. Số lao động phổ thông chưa qua đào tạo còn chiếm tỉ lệ lớn trong thị trường lao động. Mặt khác, số lao động đã qua đào tạo còn mất cân đối giữa các ngành nghề, trong đó thị trường đang thừa lao động trình độ đại học và thiếu lao động trình độ cao đẳng nghề, trung cấp chuyên nghiệp – trung cấp nghề; sơ cấp nghề.

Bên cạnh đó, cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) ra đời vào cuối năm 2015 buộc các nước thành viên phải thực hiện cam kết về tự do luân chuyển lao động. Việc này một mặt tạo cơ hội cho dịch chuyển lao động có chất lượng, song mặt khác lại đặt ra những thách thức lớn cho lao động thiếu kỹ năng. Trong thời gian tới, yêu cầu đặt ra cần phải nhanh chóng khắc phục được điểm yếu của lao động Việt Nam, đó là tăng cường kỹ năng mềm như làm việc theo nhóm, giao tiếp, ngoại ngữ và nâng cao kỹ năng nghề.

Đối với tỉnh Phú Thọ: Lao động nông thôn, nông nghiệp có xu hướng giảm dần, cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động phát triển theo hướng đa ngành nghề. Xu thế hợp tác giữa các khu vực tăng. Theo dự báo vào năm 2020 sẽ có 779 nghìn lao

động, trong đó lao động làm việc trong ngành nông lâm nghiệp và thuỷ sản là 245,4 nghìn, chiếm 31,5%; công nghiệp xây dựng là 264,9 nghìn, chiếm 34% ; các ngành dịch vụ là 268,7 nghìn, chiếm 34,5%; tỉ lệ lao động qua đào tạo, truyền nghề đạt 70%, trong đó có bằng cấp, chứng chỉ đạt 28%.

Theo số liệu thống kê kế hoạch phát triển giáo dục tỉnh Phú Thọ năm 2017 (theo Quyết định số 2386/QĐ-SGD&ĐT của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) tổng số học sinh dự kiến tốt nghiệp Trung học Phổ thông trong toàn tỉnh xấp xỉ 11 nghìn người. Trong giai đoạn tiếp theo số học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông tăng đều mỗi năm từ 10 đến 15%. Dự báo năm 2020 số học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông trên 17 nghìn, năm 2025 đạt trên 20 nghìn. Qua số liệu dự báo cho thấy nguồn tuyển sinh có sự ổn định về về số lượng, đảm bảo việc duy trì và giữ vững chỉ tiêu tuyển sinh như giai đoạn hiện nay.

+ Chiến lược phát triển của Trường Đại học Hùng Vương

Xây dựng Trường Đại học Hùng Vươngtrở thành cơ sở đào tạo đại học định hướng ứng dụng ngang tầm với các trường đại học có uy tín ở khu vực trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học; thực hiện tốt sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao; một trung tâm nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ và khu vực.

Xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy hợp lý, năng động; đội ngũ cán bộ giảng viên đủ năng lực, đáp ứng tốt yêu cầu nâng cao chất lượng công tác đào tạo, nghiên cứu khoa học giai đoạn 2016 - 2020 và định hướng đến năm 2030.

Đa dạng hoá các loại hình đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của xã hội. Duy trì và phát triển quy mô đào tạo ổn định; tập trung nâng cao chất lượng đào tạo và hiện đại hóa quy trình đào tạo; mở rộng hoạt động liên kết đào tạo và nghiên cứu khoa học với các tổ chức có uy tín trong và ngoài nước.

Tranh thủ các nguồn lực để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, quản lý, ứng dụng thực tế và các hoạt động khác của Trường.

Mở rộng các quan hệ đối ngoại trong và ngoài nước, học hỏi kinh nghiệm, tranh thủ sự giúp đỡ hỗ trợ về mọi mặt, phục vụ cho chiến lược phát triển nhà trường, đặc biệt trong chiến lược phát triển đào tạo và nghiên cứu khoa học.

4.3.2. Định hướng nâng cao chất lượng giảng viên

Các hướng nâng cao chất lượng giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương là:

Thứ nhất, Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên về đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực. Các khoa, phòng, trung tâm; các tổ chức Đảng, đoàn thể của nhà trường, nhất là người đứng đầu các đơn vị phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực; xác định đào tạo phát triển nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của trường đại học Hùng Vương giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực trình độ cao 5 năm và hàng năm phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thường xuyên điều chỉnh chương trình, bổ sung giáo trình, nội dung và phương thức đào tạo để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên.

Việc đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức mới đáp ứng yêu cầu của thời đại đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường đại học Hùng Vươnglà rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 101 - 137)