Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngđội ngũ giảng viên trong các trường đại học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Những lý luận cơ bản về nâng cao chất lượng giảng viên trong trường đại học

2.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượngđội ngũ giảng viên trong các trường đại học

a. Người học đánh giá

Nhiệm vụ chính của giảng viên là đào tạo người học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng nhu cầu cao của xã hội. Chính vì vậy, người học là đối tượng chính của giảng viên. Việc lấy ý kiến đánh giá của người học giúp cho giảng viên có cái nhìn khách quan về nhiệm vụ giảng dạy, việc thực hiện nhiệm vụ giảng dạy cũng như giúp giảng viên điều chỉnh trong quá trình giảng dạy. Việc lấy ý kiến đánh giá của người học được tiến hành vào cuối học kì. Thông qua phiếu đánh giá giảng viên của người học (Bùi Huy Bình, 2012).

b. Giảng viên tự đánh giá

Lấy ý kiến đánh giá của giảng viên.Đây là một kênh thông tin có giá trị vì hơn ai hết chính giảng viên hiểu rõ được điểm mạnh, điểm yếu trong giảng dạy, nghiên cứu khoa học, những lỗ hổng về trình độ cần khắc phục của bản thân (Bùi Huy Bình, 2012).

c. Cán bộ quản lý đánh giá

Là người quản lý nên họ hiểu rất rõ về năng lực thực tế của nhân viên, đây là một kênh thông tin đem lại những kết quả đánh giá chất lượng giảng viên và những đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên cũng như công tác quy hoạch cán bộ, bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ (Bùi Huy Bình, 2012).

2.1.6. Yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học đại học

a. Yếu tố thuộc về bản thân giảng viên

Giảng viên là người trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy, hơn ai hết họ hiểu về điểm mạnh, điểm yếu trong chuyên môn và những lỗ hổng cần khắc phục của bản thân. Khi giảng viên biết cách cân đối các nhu cầu cá nhân và kết quả công tác của mình với mục tiêu phát triển chung của nhà trường thì khi đó người giảng viên sẽ thấy được khoảng cách giữa trình độ kiến thức, kỹ năng, thái độ hiện có với điều mong muốn và tìm ra phương ántối ưu để khắc phục. Tuy nhiên có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng giảng viênthuộc về bản thân giảng viên như:

Ý thức gắn bó với nhà trường, lòng nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, có động cơ thực sự muốn phát triển năng lực bản thân(Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt, 2017).

Trình độ, năng lực của giảng viên bị hạn chế không theo kịp được với xu hướng ngày càng phát triển trong GD&ĐT (Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt, 2017).

Điều kiện hoàn cảnh gia đình khiến giảng viên phải làm việc quá nhiều để chăm lo cho gia đình, không có đủ sự chuyên tâm và thời gian dành cho việc học tập để nâng cao trình độ(Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt, 2017).

Sức khoẻ, tuổi tác và kinh nghiệm (Nguyễn Thị Phương Thảo và Võ Văn Việt, 2017).

b. Các yếu tố thuộc về cơ quan quản lý

+ Chính sách tuyển dụng

Để có được ưu thế cạnh tranh về sản phẩm đầu ra so với các trường đào tạo cùng chuyên ngành thì các trường đại học phải coi trọng yếu tố con người trong đó tuyển chọn người đúng khả năng vào làm việc là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng. Những người được tuyển dụng phải là những người thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn về khả năng đạo đức, khả năng chuyên môn, khả năng giao tiếp, khả năng lãnh đạo (nếu là cấp cán bộ quản lý). Như vậy, đối với trường đại học nếu có chính sách tuyển dụng lao động đúng đắn, được chuẩn bị chu đáo, tiến hành nghiêm túc, có tiêu chuẩn cụ thể, tuân theo một quy trình khoa học sẽ tuyển chọn được những người tài giỏi và chắc chắn góp phần mang lại thành công cho nhà trường. Đối với một trường đại học, để tuyển dụng được giảng viên có trình độ cao cũng như để giữ chân được sinh viên giỏi ở lại làm việc trong trường thì phải đưa ra chính sách tuyển dụng hấp dẫn (Thái Văn Thành, 2017).

+ Phân công, bố trí công việc

Việc phân công lao động sẽ dựa trên mục tiêu và tính chất của từng công việc mà đòi hỏi về con người cho phù hợp như: động cơ, khảnăng, sở thích, thói quen… để đem lại kết quả tốt nhất. Yêu cầu chung của sự phân công, bố trí lao động là phải đảm bảo sử dụng hợp lý, tiết kiệm sức lao động, phát huy tính chủ động sáng tạo của mỗi người, tạo điều kiện duy trì và nâng cao khả năng làm việc lâu dài cũng như hứng thú của người lao động, đồng thời đảm bảo sử dụng có hiệu quả các nguồn vật chất, kỹ thuật khác. Sự phân công lao động sẽ tạo ra

cơ cấu lao động trong một tổ chức để hình thành tỷ lệ tương ứng phù hợp với đặc điểm của tổ chức. Sự phân công lao động và sự phối hợp một cách tích cực, hợp lý giữa các cá nhân, bộ phận trong tập thể sẽ góp phần nâng cao chất lượng công việc của mỗi cá nhân và hiệu quả hoạt động của cả tổ chức. Nhà quản trị sau khi tiến hành phân công, bố trí công việc thì định kỳ phải tiến hành kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện công việc của nhân viên vì nó mang lại ý nghĩa rất lớn cho tổ chức cũng như cho người lao động (Ban Bí thư Trung ương Đảng, 2004).

+ Chiến lược đào tạo, phát triển đội ngũ giảng viên

Đối với nhà trường, đào tạo và phát triển đội ngũ giảng viên là khâu quan trọng, một công việc mà các nhà quản lý cũng như đội ngũ giảng viên phải luôn tiến hành. Người giảng viên phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nhà trường phải tạo điều kiện cho giảng viên tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm cũng như rèn luyện nâng cao tay nghề, kiến thức tin học, ngoại ngữ... nhằm giúp giảng viên ngày càng hoàn thiện tri thức và nghiệp vụ. Tuy nhiên bồi dưỡng đội ngũ giảng viên không chỉ dừng lại ở việc nâng cao trình độ học vấn và khả năng nghiên cứu mà còn bao hàm ba đặc trưng khác nữa đó là giảng dạy, quản lý và phục vụ xã hội (Thái Văn Thành, 2017).

+ Chính sách của nhà trường

Thiết lập một hệ thống lương, thưởng và phúc lợi xã hội để đảm bảo lợi ích hài hoà giữa tổ chức và người lao động là vấn đề quan trọng đối với mọi tổ chức.

+ Cơ sở vật chất, trang thiết bịtrong nhà trường

Cơ sở vật chất, trang thiết bị trong nhà trường bao gồm phòng học, phòng làm việc, thư viện, phòng thí nghiệm, xưởng thực hành, máy móc thiết bị phục vụ cho dạy và học… có ảnh hưởng lớn tới chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên. Nhà trường cần ưu tiên cung cấp các trang thiết bị, phòng học, phòng làm việc, phòng thí nghiệm, tư liệu khoa học, thư viện, mạng Internet để giảng viên thực hiện việc giảng dạy và nghiên cứu khoa học(Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2015).

c. Các yếu tố thuộc về cơ chế chính sách nhà nước

Những yếu tố thuộc về cơ chế chính sách nhà nước ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trường đại học bao gồm:

+ Chính sách vĩ mô của nhà nước,sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức quốc tế

Do tầm quan trọng của giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp trong ngành GD&ĐT và những khó khăn của bản thân các trường đại học hoặc cao đẳng, Chính phủ các nước cũng như Chính phủ Việt Nam đều đưa ra những chính sách vĩ mô, qui định luật pháp để khuyến khích phát triển giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp, trong đó có phát triển đội ngũ giảng viên của các trường. Đối với các nước đang phát triển như nước ta hiện nay, ngoài sự hỗ trợ cơ bản của Chính phủ các trường đại học, cao đẳngcòn nhận được sự hỗ trợ phát triển của các Tổ chức Quốc tế. Các hỗ trợ này rất đa dạng, từ hỗ trợ về vốn, phát triển thị trường đào tạo, nâng cao trình độ công nghệ giáo dục và đào tạo, đến hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực về chuyên môn nghiệp vụ. Tuy nhiên, so với yêu cầu đổi mới giáo dục đại học, theo nhận định của Bộ GD&ĐT, chất lượng đội ngũ giảng viên vẫn thiếu về số lượng và yếu về chất lượng. Mặc dù các trường đã có nhiều nỗ lực, cố gắng đào tạo, bồi dưỡng giảng viên, nhưng cho tới nay, công tác này vẫn còn một số tồn tại, hạn chế. Bên cạnh đó, một số cơ sở đào tạo chưa thực sự quan tâm đến duy trì và phát triển đội ngũ giảng viên, dẫn tới một số ngành học đại học, chuyên ngành thạc sĩ, tiến sĩ không đảm bảo điều kiện giảng viên cơ hữu theo quy định và đã bị dừng tuyển sinh. Nhiều trường ngoài công lập dựa vào đội ngũ giảng viên thỉnh giảng là chính, chưa xây dựng được đội ngũ giảng viên cơ hữu riêng đủ mạnh để đảm bảo chất lượng đào tạo. Bộ GD&ĐT cũng cho biết, việc tuyển dụng giáo viên ở các trường trực thuộc địa phương có khó khăn nên phần lớn dựa vào sinh viên tốt nghiệp tại trường rồi bồi dưỡng, phát triển thành giảng viên, ảnh hưởng đến công tác đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy (Ban chấp hành Trung ương, 2013).

+ Sự phát triển của hệ thống cung cấp dịch vụ phát triển đào tạo

Khi hệ thống cung cấp dịch vụ phát triển đào tạo ngày càng phát triển và các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo sẵn sàng thiết kế các chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của các trường đại học hoặc cao đẳng thì các trường đại học, cao đẳngsẽ dễ dàng tìm kiếm được các tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo tốt trên thị trường đào tạo để tổ chức đào tạo nâng cao trình độ cho giảng viên, cán bộ quản lý hay người lao động của nhà trường. Nếu trên thị trường có nhiều tổ chức cung cấp dịch vụ đào tạo,tư vấn và phản hồi cho nhà trường về chất lượng đào tạothì sẽ thuận lợi cho nhà trường trong phát triển nguồn nhân lực và ngược lại (Thanh Thủy, 2017).

Hệ thống các trường và cơ sở dạy nghề ngày càng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội thừa thầy – thiếu thợ, đặc biệt là những người thợ lành nghề, có tay nghề cao. Và cung cấp được nghề nghiệp mà thị trường lao động có nhu cầu, đáp ứng được nhu cầu học tập và người học tốt nghiệp các chương trình dạy nghề có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp tốt đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và của xã hội (Thanh Thủy, 2017).

+ Thị trường lao động

Thị trường lao động phát triển thì người chủ doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm được người lao động có trình độ, kỹ năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đòi hỏi ngày càng cao ở người lao động, người lao động tìm kiếm được việc làm phù hợp với năng lực và sở trường của mình. Sự phát triển của hệ thống thông tin thị trường lao động, của trung tâm giới thiệu việc làm sẽ là cầu nối tốt giữa người sử dụng lao động và người lao động. Mối quan hệ giữa cung và cầu lao động sẽ ảnh hưởng đến mức tiền công trả cho người lao động và ảnh hưởng đến các nguồn cung lao động đòi hỏi các trường phải nâng cao chất lượng giảng dạy, đội ngũ giảng viên phải nâng cao trình độ (Lê Hoa, 2016).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 30 - 34)