Định hướng nâng cao chất lượng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3.2.Định hướng nâng cao chất lượng giảng viên

4.3. Định hướng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đạ

4.3.2.Định hướng nâng cao chất lượng giảng viên

Các hướng nâng cao chất lượng giảng viên của Trường Đại học Hùng Vương là:

Thứ nhất, Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tiếp tục đổi mới, nâng cao nhận thức của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và sinh viên về đào tạo phát triển và nâng cao chất lượng nhân lực. Các khoa, phòng, trung tâm; các tổ chức Đảng, đoàn thể của nhà trường, nhất là người đứng đầu các đơn vị phải thường xuyên quan tâm chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; các chỉ thị Nghị quyết của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh về phát triển nguồn nhân lực; xác định đào tạo phát triển nhân lực trình độ cao đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ chính trị, trọng tâm của trường đại học Hùng Vương giai đoạn 2015-2020 và định hướng đến năm 2030.

Xây dựng kế hoạch đào tạo nhân lực trình độ cao 5 năm và hàng năm phải đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế. Thường xuyên điều chỉnh chương trình, bổ sung giáo trình, nội dung và phương thức đào tạo để theo kịp sự phát triển của khoa học kỹ thuật, công nghệ mới và phù hợp với đường lối, chính sách, luật pháp về phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Nhà nước.

Phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp; đảm bảo được bồi dưỡng, cập nhật kiến thức thường xuyên. Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho cán bộ giảng viên.

Việc đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức mới đáp ứng yêu cầu của thời đại đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường đại học Hùng Vươnglà rất cần thiết. Do đó, ngoài việc xây dựng kế hoạch phát triển đội ngũ cán bộ, giảng viên cần xây dựng Đề án đào tạo lại, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ, giáo viên đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030.

Thứ hai, Xã hội hóa nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, nhất là các công trình phụ trợ, công trình phúc lợi xã hội; tăng cường các hoạt động liên quan đến các chương trình dự án khoa học công nghệ, nghiên cứu mở rộng đào tạo theo nhu cầu để tăng khả năng tài chính.

Xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách nhà nước cho các chỉ tiêu đào tạo hệ đại học chính quy thuộc nhóm ngành nghề đào tạo ưu tiên; hệ cao đẳng chính

quy cho các đối tượng thuộc địa bàn miều núi, vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn và đối tượng là người dân tộc thiểu số, hộ nghèo, hộ gia đình chính sách.

Đẩy mạnh xã hội hoá các hình thức đào tạo: Vừa học vừa làm; liên thông từ trung cấp lên cao đẳng, liên thông từ cao đẳng lên đại học; liên kết, hợp tác đào tạo; hợp đồng đào tạo cho các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan, đơn vị trong nước, các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài và hợp tác quốc tế. Tạo mối quan hệ tương hỗ và chia sẻ kinh phí đào tạo giữa Nhà nước, nhà trường, doanh nghiệp và người lao động.

Thứ ba, Mở rộng, tăng cường liên kết đào tạo với các trường đại học trong nước và quốc tế, kết nối doanh nghiệp.Cụ thể:

Liên kết và hợp tác với các trường đại học trong nước. Mở rộng và tăng cường hợp tác, liên kết với các trường đại học, viện nghiên cứu trong cả nước; đặc biệt là các trường đại học, viện nghiên cứu trên địa bàn tỉnh và Hà Nội, tạo điều kiện về nội dung, chương trình, giáo trình đào tạo mới; liên kết đào tạo trình độ sau đại học, đào tạo trình độ đại học các ngành nghề mới có công nghệ kỹ thuật cao. Hợp tác trong quá trình tổ chức hội thảo nghiên cứu khoa học kỹ thuật, đăng cai các hội nghị, hội thảo về quy trình, phương thức đào tạo, xây dựng các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và thử nghiệm áp dụng vào thực tế v.v...

Phối hợp và hợp tác với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Tận dụng các lợi thế về vị trí, điều kiện tự nhiên và năng lực đào tạo đa cấp đa ngành của trường đại học Hùng Vươngđể mở rộng quan hệ giao lưu, trao đổi và hợp tác toàn diện với các cơsở đào tạo của các tỉnh lân cận, vùng Đồng bằng Sông Hồng và cả nước, tạo cơ hội thuận lợi cho hợp tác, liên kết đào tạo các loại hình vừa học vừa làm; đào tạo liên thông lên cao đẳng, đại học; Hợp đồng đào tạo hoặc đào tạo theo địa chỉ cho các đối tượng là người dân tộc thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc. Chủ động tăng cường mối quan hệ hợp tác, liên kết đào tạo với các cơ sở đào tạo thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Lao Cai, Hà Giang và Vĩnh Phúc.

Mở rộng và tăng cường hợp tác quốc tế. Thông qua các mối quan hệ đã có với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế của các nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Úc, Lào .... để duy trì mối quan hệ hợp tác đào tạo. Mở rộng mối quan hệ hợp tác đào tạo với các nước trong khu vực Đông Nam Á và Ấn Độ; tiếp xúc và khai thác các mối quan hệ với các các tổ chức phi chính phủ, qua các nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động tại Phú Thọ, hòng Thương mại

và Công nghiệp Việt Nam và các tổ chức liên quan khác để đẩy mạnh các hoạt động hợp tác đào tạo, chuyển giao nhân lực; gửi cán bộ, sinh viên đi đào tạo ở nước ngoài và tiếp nhận sinh viên của các nước học tập, thực tập tại trường. Đồng thời cung cấp nhân lực có trình độ kỹ thuật cao cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh và các địa phương trong cả nước.

Tổ chức cung cấp thông tin, các hoạt động tuyên truyền, các cuộc hội thảo về du học nước ngoài để giới thiệu và hợp tác tuyển sinh để học sinh có cơ hội và điều kiện thuận lợi đi du học ở nước ngoài.

Thứ tư, Hoàn thiện chính sách khuyến khích thu hút nguồn nhân lực có trình độ cao. Việc thực hiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trong thời gian qua đãđạt được kết quả đáng kể. Tuy nhiên, các đối tượng thu hút chủ yếu phục vụ nhu cầu nguồn nhân lực của bộ máy quản lý hành chính và hỗ trợ một phần cho các đơn vị sự nghiệp. Kết quả thu hút các chuyên gia, nhà khoa học, kỹ sư đầu ngành vẫn chưa đáp ứng nhu cầu. Nhằm góp phần thực hiện mục tiêu trở thành trường đại học theo hướng ứng dụng, Trường Đại học Hùng Vương cần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực do đó việc hoàn thiện chính sách thu hút nguồn nhân lực trình độ cao trong thời gian tới là hết sức cần thiết.

4.3.3. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trường Đại học Hùng Vương

4.3.3.1. Nhóm giải pháp trong ngắn hạn

a. Cải tiến phương pháp giảng dạy của giảng viên

Kết quả nghiên cứu cho thấy sự phản hồi và kết quả của sinh viên là yếu tố ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Trong đó các nhóm nhân tố về thái độ học tập, sự sáng tạo của sinh viên là nguồn cảm hứng và nhiệt huyết cho giảng viên; sinh viên có hứng thú với môn học và trao đổi thường xuyên với giảng viên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy. Vì vậy, cần cải tiến phương pháp giảng dạy để lôi cuốn được sự chú ý của sinh viên. Tăng cường đặt câu hỏi và khuyến khích người học đưa ra câu hỏi; như là giảng viên có thể tạo sự tham gia tích cực của học viên bằng cách đưa ra nhiều câu hỏi buộc sinh viên phải tích cực suy nghĩ tìm cách trả lời và khuyến khích sinh viên đặt câu hỏi để có thể biết được sinh viên hiểu bài ở mức độ nào. Bên cạnh đó, Nhà trường nên tổ chức các buổi tập huấn ngoài giờ lên lớp nhiều hơn, giúp sinh viên có thể trao đổi, học hỏi lẫn nhau, cùng nhau giải quyết một số vấn đề liên

quan đến môn học. Ngoài ra, giảng viên khuyến khích sinh viên chia sẻ kinh nghiệm trong học tập thông qua những buổi seminar, cùng nhau giải quyết các vấn đề nghiên cứu nhằm giải đáp được kết quả mong muốn.

b. Nhóm giải pháp hoàn thiện chính sách tuyển dụng giảng viên

Sự bất cập trong vấn đề đội ngũ giảng viên hiện nay là cơ cấu về tuổi, trình độ, giới tính chưa hợp lý. Những vấn đề chưa hợp lý này đang ảnh hưởng đáng kể đến nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên. Để khắc phục được các hạn chế này, thời gian tới, trong công tác tuyển dụng, nhà trường cần có chính sách ưu tiên cho giảng viên nam ở một mức độ nào đó so với giảng viên nữ. Ở đây, không đặt nặng vấn đề bất bình đẳng giới mà do ở môi trường đại học, bên cạnh công tác giảng dạy, giảng viên cần phải thực hiện nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu khoa học có tính đặc thù, rất khác với công tác giảng dạy. Giảng dạy là truyền thụ lại kiến thức có sẵn cho người khác; còn nghiên cứu khoa học đòi hỏi tính mới, tính sáng tạo. Để tìm ra cái mới, cósự sáng tạo thì giảng viên cần dành nhiều thời gian, công sức, tiền bạc trong khi giảng viên nữ trẻ phần nhiều bận rộn gia đình, con cái, sinh nở. Trong trường hợp này nam giới có lợi thế nhiều hơn. Để tạo ra cơ cấu tuổi hợp lý giữa giảng viên trẻ, già; giảng viên có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm, nhà trường cần có quy hoạch nguồn nhân lực dài hạn, tránh tình trạng tuyển dụng ồ ạt trong một thời gian ngắn, sau đó ngắt quãng. Xây dựng kế hoạch tuyển dụng hợp lý chính là rà soát các vị trí công việc cho hợp lý, dự báo nhu cầu nguồn nhân lực, sắp xếp công việc. Trên cơ sở đó đưa ra kế hoạch tuyển dụng.

Bên cạnh đó, cũng nên có chính sách ưu tiên tuyển dụng những người trình độ từ tiến sỹ trở lên. Cách này vừa tiết kiệm kinh phí của nhà trường dành cho giảng viên học nâng cao trình độ vừa đáp ứng ngay yêu cầu về tiêu chuẩn giảng viên. Để thu hút người trình độ này, nhà trường nên đưa ra các chính sách hợp lý để hấp dẫn người có trình độ đăng tuyển vào trường. Biện pháp này hiện nay một số trường đại học đang áp dụng như tuyển thẳng vào biên chế mà không cần qua thi tuyển, bổ nhiệm luôn vào một số vị trí mà đang thiếu người có trình độ theo quy định. Với tính tự chủ ngày càng cao của các trường đại học thì việc tự đưa ra các chính sách này là thuộc quyền của Hiệu trường các trường đại học.

c. Tăng cường chia sẻ kinh nghiệm giữa các đồng nghiệp

Qua kết qua phân tích của phiếu điều tra của giảng viên. Ta thấy đồng nghiệp là thành phần ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả giảng dạy của giảng viên. Trong nghiên cứu này các nhóm nhân tố: đồng nghiệp sẵn sàng giúp đỡ

trong công việc, đồng nghiệp tích cực học tập nâng cao trình độ, đồng nghiệp luôn thân thiện và hòa đồng ảnh hưởng đến hiệu quả giảng dạy. Chính vì thế, việc xây dựng và giữ mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp sẽ giúp cho cả giảng viên và đồng nghiệp cùng tiến bộ trong công việc. Để có được mối quan hệ tốt đẹp thầy/cô hãy ủng hộ, động viên, giúp đỡ đồng nghiệp vào những lúc cần thiết. Hãy sẵn lòng giúp đỡ, cởi mở và thân thiện với mọi người không những có thể chia sẻ những kinh nghiệm trong giảng dạy mà còn tạo nên một không khí thoải mái, dễ chịu giúp thầy/cô công tác tốt hơn. Trong công tác giảng dạy, việc học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm lẫn nhau trong công việc rất quan trọng. Điều này giúp cho giảng viên nâng cao trình độ, chia sẻ phương pháp giảng dạy hiệu quả, giải quyết các vấn đề khó khăn đặc biệt là đối với giảng viên trẻ mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy. Nêu cao tinh thần hợp tác hơn là ganh đua với đồng nghiệp, thường xuyên chia sẻ những đề nghị, ý kiến, thông tin của mình với mọi người trong đơn vị. Đó chính là biện pháp tốt nhất để thầy/cô và đồng nghiệp có dịp gần gũi và hiểu về cách làm việc của nhau. Do đó, trước khi bắt tay vào công việc, thầy/cô và đồng nghiệp nên thảo luận, đặt ra mục tiêu chung về hướng đi, kết quả cần đạt được.

d. Các giải pháp hoàn thiện chính sách trọng dụng giảng viên để nâng cao chất lượng giảng viên

Chính sách tuyển dụng có tính quyết định đến thành bại của trường Đại học Hùng Vương. Thông qua trọng dụng biết được phương hướng của lãnh đạo muốn dùng người như thế nào vào từng vị trí công việc. Nếu sử dụng đúng người đúng việc sẽ giúp kích thích, tạo động lực cho người khác làm việc đồng thời người được trọng dụng đúng việc sẽ phát huy được năng lực sẵn có, điểm mạnh của họ phục vụ công việc, tạo ra chất lượng và hiệu quả.

Mặc dù trường Đại học Hùng Vươngcó đưa ra tiêu chuẩn chức danh vị trí lãnh đạo cấp phòng, khoa đến bộ môn nhưng mới chỉ chú ý đến yếu tố văn bằng chứng chỉ, gọi chung là vẫn chưa thoát khỏi “văn hóa bằng cấp”. Các tiêu chí cụ thể hơn chưa đưa ra như tiêu chí về các thành tích nghiên cứu khoa học bao gồm có bài báo khoa học đăng tải trên tạp chí quốc tế, tạp chí khoa học chuyên ngành… Chất lượng của đội ngũ giảng viên không gì đo lường bằng các thành tích về nghiên cứu khoa học. Có bằng cấp như nhau nhưng ai có nhiều thành tích khoa học hơn sẽ uy tín, chất lượng hơn về học thuật.

Để đạt mục tiêu này, trường Đại học Hùng Vương cần làm các công việc sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công tác đánh giá thực hiện công việc: Đánh giá thực hiện công việc phải lấy tiêu chí hiệu quả, chất lượng công việc dựa trên các sản phẩm, công việc (định mức giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác) mà mỗi giảng viên thực hiện. Trên cơ sở đó mới xác định được mức độ đóng góp của mỗi giảng viên để thực hiện chế độ khen thưởng, đãi ngộ tương xứng với công lao bỏ ra. Bên cạnh việc áp dụng cách đánh giá theo quy định, nhà trường có thể bổ sung thêm cách đánh giá sao cho phù hợp với đặc thù công việc của đơn vị mình mà vẫn đảm bảo tính dân chủ, khách quan, tránh cào bằng, giảm phấn đấu.

Công tác lương và thu nhập: Lương của đội ngũ giảng viên phụ thuộc vào nguồn ngân sách cấp và nguồn thu sự nghiệp của trường, trong đó nguồn từ ngân sách nhà nước có xu hướng giảm theo tinh thần tự chủ tài chính; còn nguồn thu sự nghiệp của trường đang gặp khó khăn do tuyển sinh gặp khó khăn, các hoạt động dịch vụ tạo nguồn thu bị hạn chế trong khi nhu cầu thu nhập có xu hướng tăng lên. Đây là một thách thức đối với lãnh đạo nhà trường trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, nhằm tăng nguồn thu, nhà trường cần nâng cao chất lượng đào tạo để thuận lợi cho công tác tuyển sinh, đa dạng hóa các loại hình đào tạo để tăng nguồn thu và tận dụng tối đa nguồn nhân lực, vật lực của Trường. Lương và thu nhập tăng giúp giảng viên ổn định cuộc sống, chuyên tâm công tác, nâng cao chất lượng giảng dạy và đào tạo.

Công tác khen thưởng và kỷ luật: Khen thưởng và kỷ luật là hai công cụ luôn song hành nhau. Khen thưởng và kỷ luật đúng người đúng việc sẽ kích thích người lao động làm việc; ngược lại công việc này không đúng sẽ có tác dụng làm kìm hãm sự phấn đấu của người lao động. Đối với việc khen thưởng cho giảng viên, trước hết là ghi nhận cốnghiến của họ thông qua các hình thức khen thưởng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 107 - 116)