Tổng quan chung về chất lượng giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 61)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng giảng viên trường đại học Hùng Vương

4.1.1. Tổng quan chung về chất lượng giảng viên

* Theo các khoa chuyên môn

Bảng 4.1. Số lượng cán bộ, giảng viên và nhân viên trường Đại học Hùng Vương

Diễn giải Số lượng (người) So sánh (%)

2015 2016 2017 2016/2015 2017/2016 TĐPTBQ

1. Tổng số cán bộ, nhân viên và giảng viên

453 456 484 100,66 106,14 103,37

2. Tổng số giảng viên 308 311 339 100,97 109,00 104,91

2.1. Ban giám hiệu, các

phòng, ban, trung tâm

59 60 91 101,69 151,67 124,19

2.2. Các khoa chuyên môn 249 251 248 100,80 98,80 99,80

Khoa học tự nhiên 19 18 17 94,74 94,44 94,59

Toán - Tin 21 20 20 95,24 100,00 97,59

Kỹ thuật – Công nghệ 23 24 23 104,35 95,83 100,00

Khoa học xã hội và nhân

văn 34 33 32 97,06 96,97 97,01 Giáo dục tiểu học và mầm non 19 17 16 89,47 94,12 91,77 Nghệ thuật 11 12 12 109,09 100,00 104,45 Ngoại ngữ 28 29 29 103,57 100,00 101,77

Nông – Lâm – Ngư 20 21 22 105,00 104,76 104,88

Kinh tế và QTKD 32 33 35 103,13 106,06 104,58

Lý luận chính trị 12 15 15 125,00 100,00 111,80

Tâm lý giáo dục 13 13 12 100,00 92,31 96,08

Thể dục thể thao 17 16 15 94,12 93,75 93,93

3. Tỷ lệ giảng viên trong tổng số cán bộ

67,99 68,02 70,04 100,31 102,70 101,50

Nguồn: Phòng Tổchức cán bộ,TrườngĐạihọc Hùng Vương (2017)

Tỷ lệ giảng viên trên tổng số cán bộ của nhà trường cơ bản ổn định qua các năm gần 70%, có sự tăng nhẹ ở năm 2017 so với năm 2016 tăng 2,02%. Tỷ lệ

giảng viên của năm 2016 so với năm 2015 là 100,31% cho thấy tỷ lệ giảng viên gần như không biến động qua 2 năm. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 1,50%. Tỷ lệ giảng viên ở các khoa không có sự biến đổi nhiều qua các năm, tuy nhiên tỷ lệnày tăng nhanh ở khối Ban giám hiệu, các phòng, ban, trung tâm: bình quân tỷ lệ là 124,19% do sự sát nhập của Trung tâm bồi dưỡng nhà giáo vào tháng 07 năm 2017. Tốc độ phát triển bình quân qua các năm là 24,19%. Do đó, cần có sự cân đối hợp lý giữa giảng viên khối phòng, ban, trung tâm và giảng viên các khoa cho phù hợp.

* Tuổi đời và tuổi nghề

Bảng 4.2. Phân loại giảng viên theo độ tuổi và năm công tác

trường Đại học Hùng Vương Diễn giải 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%/năm) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số giảng viên 308 - 311 - 339 - 104,91

1. Theo tuổi đời

Dưới 30 tuổi 63 20,45 55 17,69 50 14,75 89,09

Từ 30đến 40 tuổi 167 54,22 182 58,52 191 56,34 106,94

Từ 41 đến 50 tuổi 52 16,88 40 12,86 47 13,86 95,07

Từ 51 đến 60 tuổi 19 6,17 24 7,71 37 10,91 139,55

Trên 60 tuổi 07 2,28 10 3,22 14 4,14 141,42

2. Theo năm công tác

Dưới 5 năm 53 17,21 47 15,11 52 15,34 99,05 Từ 5 đến 10 năm 104 33,77 90 28,94 101 29,79 98,55 Từ 11 đến 15 năm 62 20,13 75 24,12 82 24,19 115,00 Từ 16 đến 20 năm 32 10,39 36 11,58 38 11,21 108,97 Từ 21 đến 25 năm 27 8,77 30 9,65 34 10,03 112,22 Trên 25 năm 30 9,74 33 10,6 32 9,44 103,28

Nguồn: Phòng Tổchức cán bộ, TrườngĐạihọc Hùng Vương (2015, 2016, 2017)

Tính đến tháng 12 năm 2017, cơ cấu tuổi của đội ngũ giảng viên rất trẻ, nhóm có độ tuổi từ 30 đến dưới 40 tuổi chiếm tới 56,34%. Tốc độ phát triển hàng năm tăng 6,94%. Nguyên nhân của tình trạnggiảng viên trẻ tăng nhanh này là do trong những năm gần đây, trường liên tục tuyển dụng cán bộ giảng viên dẫn đến tỷ lệ cán bộ trẻ tăng cao. Nhìn vào cơ cấuđộ tuổi, giảngviên chủ chốt nằm trong

khoảng từ 30 – 50 tuổi, ta thấy trường đang thiếu lực lượng giảng viên trình độ cao và nhóm giảng viên sắp đến tuổi về hưu còn khá cao, tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 39,55%.

Tỷ lệ giảng viên có thâm niên công tác từ 11 đến 15 năm đang chiếm ưu thế tương ứng với cơ cấu giảng viên trẻ của trường chiếm tỷ lệ cao. Tốc độ phát triển bình quân ở nhóm này là cao nhất, mỗi năm tăng trung bình 15%. Tuy nhiên nhóm giảng viên có kinh nghiệm từ 21 – 25 năm có tốc độ phát triển bình quân thứ 2 với trung bình hàng năm là 12,22%. Điều này vừa là một lợi thế cũng là tồn tại của trường Đại học Hùng Vương.

Với đội ngũ giảng viên trẻ là điều kiện thuận lợi trong việc ứng dụng sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học – công nghệ, đồng thời đội ngũ giảng viên trẻ có nhiều thuận lợi trong việc bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Tuy nhiên sự khó khăn mang lại là kỹ năng và kinh nghiệm trong công tác giảng dạy và tỷ lệ nghỉ việc cao ở giảng viên trẻ vì hiện nay có rất nhiều giảng viên trẻ không có lòng nhiệt huyết, gắn bó với nghề dạy. Giảng viên trên 50 tuổi thường trưởng thành cả về học vấn, kinh nghiệm và thâm niên công tác làm nòng cốt trong các hoạt động của nhà trường.

* Sức khỏe và quê quán

Bảng 4.3. Phân loại giảng viên theo tình trạng sứckhỏe và quê quán trường Đại học Hùng Vương

Diễn giải 2015 2016 2017 TĐPTBQ (%/năm) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số giảng viên 308 - 311 - 339 - 104,91 1. Theo tình trạng sức khỏe Loại A 295 95,78 290 93,25 309 91,15 102,35 Loại B 13 4,22 21 6,75 29 8,55 149,36 Loại C 0 0,00 0 0,00 1 0,29

2. Theo quê quán

Tỉnh Phú Thọ 202 65,58 207 66,56 220 64,90 104,36

Hà Nội 19 6,17 15 4,82 16 4,72 91,77

Tỉnh khác 87 28,25 89 28,62 103 30,38 108,81

Từ bảng thống kê trên cho thấy, giảng viên Trường Đại học Hùng Vương có sức khỏe tốt đảm bảo yêu cầu giảng dạy và các công tác khác. Tỷ lệ giảng viên có sức khỏe loại A chiếm trên 90% qua các năm. Hằng năm, tốc độ phát triển bình quân tăng 2,35%. Tuy nhiên, tốc độ phát triển bình quân của giảng viên có sức khỏe loại B tương đối cao 49,36%. Điều này cho thấy, giảng viên nhà trường cần có ý thức chăm sóc sức khỏe cao hơn để cải thiện sức khỏe tốt, đảm bảo đápứng các yêu cầu sức khỏe giảng viên cho quá trình giảng dạy.

Xét theo quê quán, đa số giảng viên Trường Đại học Hùng Vương là người trong tỉnh Phú Thọ chiếm trên dưới 65%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 4,36%. Với đặc điểm là trường đại học trựcthuộc tỉnh, đây cũng là điều tất yếu trong việc thu hút nguồn nhân lực tại chỗ. Giảng viên có quê quán tại tỉnh Phú Thọ nên có sự yên tâm công tác lâu dài góp phần vào sự phát triển chung của nhà trường và tỉnh Phú Thọ. Bên cạnh đó, nhờ chính sách thu hút của tỉnh và của trường, nguồn cán bộ giảng viên có quê quánở các tỉnh lân cận ngày càng tăng nhanh, tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 8,81%. Điều này cũng góp phần thúc đẩy chất lượng giảng viên toàn trường. Thể hiện sự đúng đắn và tác dụng của chính sách thu hút nhân tài của Tỉnh Phú Thọ và Trường Đại học Hùng Vương.

* Theo trình độ

+ Về học hàm

Hiện nay, Trường Đại học Hùng Vương có 16 GS, PGS, theo đó lực lượng giảng viên có học hàm của trường còn thấp 4,71%. Đến năm 2030 trường Đại học Hùng Vương phấn đấu có 30 GS, PGS.

+ Phân loại theo học vị

Giảng viên có trình độ thạc sỹ năm 2017 là 234 giảng viên chiếm 69,04% nhưng giảng viên trình độ tiến sỹ có 61 giảng viên còn ở mức thấp mới chỉ đạt 17,99%. Tuy vậy, một số ngành trọng điểm của trường đều đang có từ 1–3 nghiên cứu sinh, lực lượng này sẽ được bổ sung vào đội ngũ giảng viên trong vài nămtới giúp nâng cao tỷ lệ tiến sỹ của nhà trường. Tốc độ phát triển bình quân của thạc sỹ hàng năm là 6,58% nhưng tốc độ phát triển bình quân của tiến sỹ 11,43% mỗi năm. Đặc biệt hơn tốc độ phát triển bình quân hàng nămcủa đội ngũ GS, PGS là 41,42%. Do đó đội ngũ giảng viên của nhà trường đang ngày càng đáp ứng được nhu cầu giảng viên chất lượng cao.

Trình độ ngoại ngữ của giảng viên nhà trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của đào tạo giáo dục ngày càng đổi mới. Đặc biệt tốc độ phát triển bình quân của giảng viên có chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế IELST, TOEIC tăng mạnh, hàng năm tăng 76,78%.

Bảng 4.4. Phân loại giảng viên theo trình độ đào tạo trường Đại học Hùng Vương

Diễn giải SL 2015 2016 2017 TĐPTBQ(%/năm)

(người) Tỷ lệ(%) SL (người) Tỷ lệ(%) SL (người) Tỷ lệ(%) Tổng số giảng viên 308 - 311 - 339 - 104,91

1. Theo trình độđào tạo

Giáo sư, PGS 07 2,27 10 3,22 16 4,71 141,42 Tiến sỹ 45 14,61 51 16,4 61 17,99 116,43 Thạc sỹ 206 66,88 213 68,49 234 69,04 106,58 Đại học 50 16,24 37 11,89 28 8,26 77,46 2. Theo trình độ Anh ngữ Tiến sĩ 0 0,00 0 0,00 2 0,01 Thạc sỹ 12 0,04 13 0,04 15 0,04 111,80 Cử nhân 15 0,05 15 0,05 15 0,04 100,00 Chứng chỉ IELST, TOEIC 8 0,03 10 0,03 25 0,07 176,78 Chứng chỉ C 47 0,15 52 0,17 60 0,18 112,99 Chứng chỉ dưới C 226 0,73 221 0,71 222 0,75 99,11 3. Theo trình độ tin học Tiến sĩ 0 0,00 1 0,003 1 0,003 - Thạc sĩ 4 0,01 7 0,02 8 0,02 141,42 Cử nhân 8 0,03 5 0,017 4 0,017 70,71 Chứng chỉ B 169 0,55 170 0,55 191 0,56 106,31 Chứng chỉ C 127 0,41 128 0,41 135 0,40 103,10 4. Theo trình độ lý luận chính trị Cử nhân 9 0,02 9 0,03 10 0,03 105,41 Cao cấp 14 0,05 14 0,05 15 0,04 103,51 Trung cấp 86 0,28 100 0,32 175 0,52 142,65 Sơ cấp 199 0,65 188 0,60 139 0,41 83,58

Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ,TrườngĐạihọc Hùng Vương (2015, 2016, 2017)

Trình độ tin học của giảng viên trường đáp ứng yêu cầu tối thiểu của giảng viên trường đại học. Tốc độ phát triển bình quân giảng viên có trình độ thạc sỹ tin tăng mạnh qua hàng năm là 41,42%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm của giảng viên có trình độ tin học chứng chỉ B là 6,31% , chứng chỉ C là 3,10%.

trong công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giúp giảng viên tiếp cận với tài liệu chuyên ngành chuyên sâu bằng tiếng anhvà các bài báo quốc tế.

+ Trình độ lý luận chính trị

Giảng viên trường Đại học Hùng Vương tích cực tham gia công tác nâng cao trình độ lý luận chính trị trong những năm qua. Điều này thể hiện rõ qua bảng thống kê số liệu trên. Giảng viên có trình độ trung cấp lý luận chính trị tăng mạnh từ năm 2015 đến năm 2017. Cụ thể, năm 2015 tỷlệ cán bộ giảng viên có trình độ lý luận trung cấp chỉ có 28% nhưng đến năm 2017 tỷ lệ cán bộ giảng viên có trình độ lý luận trung cấp 52%. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 42,65%. Đây là một trong những công tác được đẩy mạnh của nhà trường nhằm trang bị cho giảng viên hệ thống lý luận chính trị đáp ứng yêu cầu cơ bản của giảng viên.

* Theo mức độ hoàn thành công việc

Bảng 4.5. Phân loại giảng viên theo mức độ công việc hoàn thành trường Đại học Hùng Vương

Diễn giải 2015 2016 2017 PTBQ (%/năm) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Tổng số giảng viên 308 - 311 339 - -

1. Theo khối lượng công việc hoàn thành

Xuất sắc nhiệm vụ 32 10,39 33 10,61 36 10,62 106,07

Tốt nhiệm vụ 248 80,52 250 80,39 286 84,37 107,39

Hoàn thành nhiệm vụ 27 8,77 28 9,00 17 5,01 79,35

Không hoàn thành

nhiệm vụ 1 0,32 0 0,00 0 0,00 0,00

2. Theo các danh hiệu thi đua Chiến sỹ thi đua cấp

tỉnh 1 0,32 0 0,00 0 0,00 0,00

Chiến sỹ thi đua cấp

trường 56 18,18 54 17,36 68 20,06 110,19

Lao động tiên tiến 251 81,49 257 82,64 271 79,94 103,91

Không đạt danh hiệu 0 0,00 0 0,00 0 0,00 -

3. Theo đề tài nghiên

cứu khoa học 273 - 298 - 309 - 106,39 Nguồn: Phòng Hành chính Tổnghợp và Phòng Khoa học và công nghệ, TrườngĐạihọc

Năm 2015, tỷ lệ giảng viên không hoàn thành nhiệm vụ là 0,32 %. Các năm tiếp theo tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ là 0%. Tỷ lệ giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chiếm trên 90%. Với tốc độ phát triển bình quân hàng năm là từ 6% đến 7%.

100% giảng viên đạt danh hiệu lao động tiên tiến. Tỷ lệ giảng viên đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp trường chiếm trên dưới 20% với tốc độ phát triển bình quân mỗi năm là 10,19%.

Số lượng giảng viên tham gia đề tài nghiên cứu khoa học ngày càng tăng. Tốc độ phát triển bình quân hàng năm là 6,39%. Do nghiên cứu khoa học là một nhiệm vụ cơ bản của giảng viên và được tính định mức hàng năm. Một bộ phận cán bộ giảng viên không tham gia làm đề tài nhưng có những bài báo khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 55 - 61)