Điều kiện kinh tế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm cơ bản của trường đại học Hùng Vương

3.1.3. Điều kiện kinh tế

Phú Thọ là một tỉnh Trung du miền núi phía Bắc của Việt Nam, có vị trí trung tâm vùng và là cửa ngõ phía Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội. Tỉnh Phú Thọ nằm trên trục hành lang kinh tế Hải Phòng – Hà Nội – Côn Minh, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Tây tiếp giáp thành phố Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái và Tuyên Quang. Vị trí địa lý của tỉnhtạo điều kiện thuận lợi để Trường đại học Hùng Vương trở thành trung tâm đào tạo của tỉnh Phú Thọ và khu vực các tỉnh lân cận.

3.1.3.1. Cán bộ công nhân viên chức

Tính đến năm 2017, tổng số cán bộ viên chức, giảng viên của trường là 484 người trong đó giảng viên là 339, gồm có 02 Giáo sư, 14 Phó giáo sư và 61 tiến sĩ, 234 thạcsĩ, 112 kỹ sư, cử nhân và 61 người trình độ khác.

Bảng 3.1. Thực trạng cán bộ, giảng viên, nhân viên

trường Đại học Hùng Vương 2017

Diễn giải Tổng số Trong đó: Giảng viên Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Toàn trường 484 339

1. Ban giám hiệu 4 0,83 3 0,89

2. Các khoa chuyên môn

Khoa học tự nhiên 19 3,9 17 5,01

Toán - Tin 21 4,3 20 5,90

Kỹ thuật – Công nghệ 25 5,2 23 6,79

Khoa học xã hội và nhân văn 33 6,8 32 9,43

Giáo dục tiểu học và mầm non 17 3,5 16 4,73

Nghệ thuật 13 2,7 12 3,54

Ngoại ngữ 30 6,2 29 8,55

Nông – Lâm – Ngư 23 4,8 22 6,49

Kinh tế và Quản trị kinh doanh 36 7,4 35 10,32

Lý luận chính trị 16 3,3 15 4,43

Tâm lý giáo dục 13 2,7 12 3,54

Thể dục thể thao 16 3,3 15 4,43

3. Các Phòng, ban 114 23,55 43 12,68

4. Các trung tâm, trạm 104 21,49 45 13,27

Tổng số cán bộ, công nhân viên chức và giảng viên Trường Đại học Hùng Vương là 484, trong đó giảng viên là 339 chiếm 70,04%. Đội ngũ cán bộ giảng viên của các khoa phân bố tương đối đồng đều phù hợp với cơ cấu và lượng sinh viên tuyển sinh của các khoa, các ngành đào tạo. Tổng số cán bộ giảng viên ở các khoa là 251 chiếm 74,04% giảng viên toàn trường; giảng viên ở các phòng, ban, trung tâm trực thuộc chiếm 25,96%. Đội ngũ giảng viên ở các phòng, ban, trung tâm như vậy còn cao. Giảng viên khoa Kinh tế và Quản trị kinh doanh nhiều nhất trong các khoa chiếm 10,32%; tiếp theo là khoa Khoa học xã hội và nhân văn 9,43% và Khoa Ngoại ngữ 8,55%. Tuy nhiên giảng viên khoa Giáo dục tiểu học và mầm non chỉ chiếm 4,73% chưa tương xứng với số lượng học sinh, sinh viên ngành giáo dục tiểu học và mầm non tuyển sinh qua các năm. Giảng viên khoa Tâm lý giáo dục và Khoa Nghệ thuật đều chiếm 3,54% ít nhất trong tỷ lệ giảng viên các khoa. Chính vì vậy, trường cần có sự quy hoạch cán bộ giảng viên phù hợp với cơ cấu các khoa, ngành phù hợp hơn nữa với quy mô đào tạo và tuyển sinh trong giai đoạn tiếp theo.

3.1.3.2. Cơ sở vật chất

Bảng 3.2. Tình hình cơ sở vật chất của trường Đại học Hùng Vương

đến năm 2017

Diễn giải ĐVT Số lượng

1. Tổng diện tích của Trường m2 659.700

1.2. Diện tích giảng đường, thư viện phục vụ dạy và học m2 76.528 1.3. Diện tích chưa sử dụng m2 342.000 2. Giá trị tài sản cố định 1000đ 528.256.078 2.1. Tài sản cố định hữu hình 1000đ 392.408.419 Nhà cửa vật kiến trúc 1000đ 324.712.897 Máy móc thiết bị 1000đ 38.758.470

Phương tiện, vận tải truyền dẫn 1000đ 9.340.411

Thiết bị dụng cụ quản lý 1000đ 2.876.050

Tài sản cố định khác 1000đ 16.720.591

2.2. TSCĐ vô hình 1000đ 235.520.334

2.3. Hao mòn tài sản hữu hình 1000đ 99.672.675

Nguồn: Phòng Quản trị đời sống, Trường Đại học Hùng Vương (2017)

sàn phục vụ đào tạo, diện tích mặt sàn hành chính sự nghiệp, hệ thống trang thiết bị phục vụ học tập và giảng dạy, ký túc xá sinh viên, nhà ăn sinh viên, sân thể dục – thể thao.

Trong đó: Hội trường: số lượng 6 hội trường, số chỗ ngồi 2098 chỗ.

Phòng làm việc: 137 phòng; tổng diện tích 14.352m2, trang thiết bị làm việc hơn 130 máy tính.

Giảng đường: số phòng học lý thuyết 91 phòng, có 3089 chỗ ngồivới tổng diện tích 13916 m2.

Phòng thí nghiệm thực hành: 19 phòng; diện tích 926m2. Xưởng thực tập, thực hành: 75 phòng – diện tích 7293m2. Phòng máy vi tính: 9 phòng, 260 máy, diện tích 1519m2

Phòng học ngoại ngữ: 2 phòng, diện tích 186m2, số máy tính 91 máyphục vụ tốt cho việc giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên toàn trường.

Thư viện: 05 phòng với tổng diện tích 1.972m2, chỗ ngồi 500 chỗ, thư viện điện tử 02 thư viện với 210 máy tính nối mạng; tổng số đầu sách 8.214, tổng số cuốn 125847, đầu tài liệu số 5447, số báo, tạp chí 60 để phục vụ cho việc giảng dạy và học tập.

Ký túc xá: Tổng số phòng 353 phòng, tổng số chỗ ở 2824 chỗ với tổng diện tích 21.905 m2 đáp ứng cao nhu cầu của người học trong toàn trường.

Khu nhà tập đa năng với diện tích 1040 m2; các sân vận động với tổng diện tích 28.229 m2 đáp ứng nhu cầu học tập và thể dục thể thao của sinh viên và cán bộ trường.

Nhìn chung cơ sở vật chất hiện tại cơ bản đáp ứng yêu cầu giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học của giảng viên, sinh viên Trường Đại học Hùng Vương.

3.1.3.3. Đặc điểm về tài chính

Đặc điểm tài chính được xem xét dưới hai khía cạnh là nguồn thu và hoạt động chi hàng năm.

- Xét về nguồn thu:Nhìn Bảng 3.3. cho thấy nguồn thu của trường Đại học Hùng Vương chủ yếu từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn thu sự nghiệp. Các nguồn thu từ nguồn các hoạt động dịch vụ, từ hoạt động khoa học công nghệ, từ viện trợ tài trợ, hiến tặng còn ở mức thấp.

Bảng 3.3.Tổng nguồn thu của Trường Đại học Hùng Vương 2014 – 2016

Năm Tổng cộng

Ngân sách cấp Thu sự nghiệp, thu khác

Số lượng (ĐVT: 1000đ) Tỷ lệ (%) Số lượng (ĐVT: 1000đ) Tỷ lệ (%) 2014 101.781.199 63.997.113 62,86 37.804.085 37,14 2015 113.333.199 71.825.000 63,38 41.508.199 36,62 2016 108.399.905 69.597.263 64,20 38.802.642 35,80 Tổng 509.990.549 320.994.660 188.995.889

Nguồn: Phòng Kế hoạch - Tài chính, Trường Đại học Hùng Vương (2016)

Nguyên nhân của việc tăng giảm này là phụ thuộc quy mô đào tạo của trường. Trong 2 năm gần đây, quy mô đào tạo của trường giảm do tuyển sinh không đủ chỉ tiêu cho cả hệ chính quy và liên kết đào tạo. Hệ quả nguồn thu của trường giảm xuống vì nguồn thu chính của trường từ học phí. Nguồn thu từ liên kết đào tạo cũng giảm mạnh.

Bảng 3.4. Tình hình sử dụng kinh phí của Trường Đại học Hùng Vương,

tỉnh Phú Thọ,giai đoạn 2014 - 2016 Nội dung ĐVT Năm 2014 2015 2016 SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%) SL Tỷ lệ (%)

Chi tiền lương, các khoản đóng góp và các khoản 1.000đ 35.972.154 34,76 39.761.269 36,59 40.608.895 36,99 Chi chuyên môn 1.000đ 53.197.401 51,40 49.095.640 45,19 47.891.462 43,63

Chi đầu tư cơ

sở vật chất 1.000đ 11.687.402 11,29 16.956.447 15,61 18.941.342 17,25

Chi khác 1.000đ 2.630.134 2,54 2.839.832 2,61 2.337.242 2,13

Tổng 103.487.091 108.653.188 109.778.941

Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Hùng Vương (2016)

Hoạt động chi của trường tập trung nhiều vào chi cho con người, bình quân chiếm trên 30%. Cao nhất là năm 2016 chiếm 36,99%, kế đến năm 2015 chiếm 36,59% và thấp nhất là năm 2014 chiếm 34,76%.

Hoạt động chi cho chuyên môn của nhà trường được ưu tiên: cho các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ giảng viên. Năm 2014 chi cho hoạt động chuyên môn chiếm 51,40% tổng chi của trường. Năm 2015 và 2016 việc sử dụng kinh phí cho hoạt động chuyên môn chiếm trên dưới 45%; chi lương và các khoản đóng góp chiếm từ 30-37% tổng kinh phí. Việc sử dụng kinh phí được thực hiện tiết kiệm để chi khoản thu nhập tăng thêm cho cán bộ và đầu tư cơ sở vật chất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 44 - 48)