Bài học rút ra cho trường Đại học Hùng Vương trong việc nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng giảng viên

2.2.3. Bài học rút ra cho trường Đại học Hùng Vương trong việc nâng cao chất

chất lượng giảng viên

Trên cơ sở nghiên cứu những kinh nghiệm của một số nước trên thế giới cũng như các trường đại học trong nước, có thể rút ra bài học cho Trường Đại học Hùng Vươngnhư sau:

Một là, Có quy hoạch và kế hoạch sử dụng nguồn nhân lực một cách hợp lý, bố trí công tác phù hợp với trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chú trọng tới xây dựng đội ngũ lãnh đạo, quản lý có trách nhiệm, bản lĩnh và quyết tâm thực hiện những đổi mới giáo dục để đưa nhà trường phát triển lâu dài, tạo thương hiệu uy tín trong khu vực và trong bản đồ giáo dục đại học Việt Nam.

Sắp xếp bố trí xây dựng mô hình tổ chức tinh gọn phù hợp với yêu cầu, quy mô đào tạo của trường. Tổ chức sắp xếp các khoa, phòng, đơn vị trực thuộc phù hợp với cơ cấu đội ngũ cán bộ, giảng viên và ngành nghề đào tạo.

Hai là, Tăng cường liên kết đối với các cơ sở thực hành nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và kỹ năng thực hành của sinh viên. Trường Đại học Hùng Vương đào tạo các lĩnh vực Sư phạm, Nông - Lâm nghiệp, Kinh tế - Quản trị kinh doanh và Kỹ thuật - Công nghệ. Nhà trường cần tạo điều kiện cho giảng viên hay giảng viên phải chủ động thâm nhập vào thực tế của học phầngiảng dạy để làm sao đưa kiến thức từ sách vở ra ngoài thực tế áp dụng và đưa kiến thức thực tế bên ngoài vào nhà trường để giảng dạy. Bằng cách này việc giảng dạy sẽ không xa rời thực tế và đáp ứng đúng nhu cầu xã hội đang cần gì, chứ không phải chỉ giảng dạy mang tính hình thức mà không biết bên ngoài thực tế đang diễn ra như thế nào. Cao hơn nữa phải đi dần đến đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Muốn đào tạo theo cách này thì đội ngũ giảng viên phải tiên phong về thực tế xem xã hội đang cần gì, thiếu gì; trên cơ sở đó mới thiết kế, xây dựng bài giảngđáp ứng yêu cầu thực tế đang đòi hỏi.

Ba là, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học tập trung vào các lĩnh vực: nghiên cứu khoa học phục vụ công tác quản lý, chất lượng đào tạo, hiệu quả giảng dạy, nâng cao chất lượng chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là lĩnh vực nông lâm nghiệp, nghiên cứu khoa học theo đơn đặt hàng của Trung ương, địaphương và hợp tác quốc tế.

Bốnlà, Có cơ chế quy định chức năng, nhiệm vụ của giảng viên, các khoa, phòng chức năng rõ ràng cụ thể. Có chính sách khuyến khích cả về vật chất và tinh thần cho giảng viên. Giúp giảng viên yên tâm và có động lực để phấn đấu, công tác tốt cũng như dốc hết sức mình cho sự phát triển của nhà trường.

Năm là, tạo môi trường và điều kiện làm việc tốt để giảng viên phát huy được hết khả năng của mình. Yếu tố môi trường có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả, chất lượng công việc củagiảng viên. Ngoài công cụ hay khoa học công nghệ thì môi trường văn hóa cũng trở thành nhân tố kích thích giảng viên, công nhân viêngắn bó, tự hào; từ đó họ ham muốn học tập để tự trau dồi đạo đức chuyên môn, xứng đáng với môi trường làm việc. Vì văn hoá cơ quan là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của nhà trường, trở thành các giá trị, cácquan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của mỗi cán bộ, giảng viênvà chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên trong việc theo đuổi và thực hiện các mục đích cũng như sự phát triển bền vững của một trường đại học.

Nghiên cứu, học tập kinh nghiệm giúp xây dựng những giải pháp trong lĩnh vực đào tạo, sử dụng và nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viênlà một công việc hết sức cần thiết. Tuy nhiên, việc tham khảo và lựa chọn cần phải được tiến hành một cách thận trọng và khoa học phù hợp với thực tiễn tại của nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng giảng viên tại trường đại học hùng vương, tỉnh phú thọ (Trang 38 - 40)